/tmp/sbqvp.jpg
Gần đây Work From Home nên ở nhà miết, thế là đăm ra lười apply 7749 lớp vào mỗi sáng. Vô tình bữa ghé Thegioiskinfood gần nhà, mình thấy em kem dưỡng Centaphil này. Chị bán hàng cũng thật là tinh mắt, thấy mình vừa liếc tới ẻm là vội vàng giới thiệu “Em này là kem dưỡng ẩm dành cho mặt, có bổ sung thành phần chống nắng, thích hợp với các bạn ở nhà hoặc làm việc trong văn phòng, ít ra ngoài trời. Buổi sáng sau khi làm sạch da thì thoa một lớp kem Cetaphil lên là xong, chứ không cần tách ra vừa dưỡng vừa chống nắng”.
Thương hiệu Cetaphil thì đã quá quen rồi, nên mình cũng an tâm về độ lành tính. Chỉ đó điều kem chống nắng của hãng mình dùng rít quá, nên đâm ra cũng lo em này khó thấm vào da. Cơ mà chị bán hàng cứ nằng nặc “Không đâu em, kem dưỡng này thấm nhanh lắm”. Thế là mình bị dụ rinh ẻm về. Dùng được mấy tuần rồi, nay ngoi lên làm bài review kem dưỡng ẩm chống nắng Cetaphil Daily Facial Moisturizer cho cả nhà tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
Hoàn toàn không mùi, dù mình đã đưa sát mũi để ngửi cũng chẳng nghe ra gì cả. Phải nói đây là điều mình thích nhất ở các sản phẩm nhà Cetaphil, từ kem chống nắng, kem dưỡng đến sữa rửa mặt đều NO PARFUM. Thế nên, bước đầu cảm thấy rất an tâm về độ lành tính của em rồi đó.
AQUA, OCTOCRYLENE, DIISOPROPYL ADIPATE, CYCLOPENTASILOXANE, GLYCERIN, BUTYL METHOXYDIBENZOYLMETHANE (AVOBENZONE), GLYCERYL STEARATE, PEG-100 STEARATE, POLYMETHYL METHACRYLATE, PHENOXYETHANOL, BENZYL ALCOHOL, TRIETHANOLAMINE, ACRYLATES/C10-30 ALKYL ACRYLATE CROSSPOLYMER, TOCOPHERYL ACETATE, CARBOMER, DISODIUM EDTA, CYCLOTETRASILOXANE.
Đang xem: Kem chống nắng cetaphil spf 15 review
Đây là bản thành phần in trên bao bì sản phẩm. Hai thành phần mình in nghiên ở đầu là thành phần chống nắng. Theo review kem chống nắng dưỡng ẩm Cetaphil Daily Facial Moisturizer của hãng thì Octocrylene chiếm 10%, còn Avobenzone chiếm 3%. Tuy nhiên, Octocrylene bị đánh giá là một thành phần không an toàn. Nó có thể được hấp thụ vào da khá dễ dàng. Từ đó sẽ phản ứng với các hóa chất khác và gây ra những thay đổi ở các lớp sâu hơn của da. Đây là lý do tại sao nồng độ của thành phần này bị hạn chế, vì nồng độ lớn hơn có thể gây hại. Trong công thức trên, Octocrylene chiếm đến 10%, một tỷ lệ khá cao.
Xem thêm: Nên Chọn Kem Chống Nắng Có Chỉ Số Spf 30 Có Tác Dụng Chống Nắng Bao Lâu?
Còn 2 chất mình in đậm ở dưới là chất bảo quản & cồn khô. Chúng có khả năng gây kích ứng đối với da mẩn cảm nếu dùng ở nồng độ cao. Tuy nhiên, mình dùng em này được mấy tuần rồi, không thấy da có biểu hiện xấu gì cả, nên có lẽ chúng chỉ chiếm một lượng nhỏ không đủ gây hại. Tóm lại, bảng thành phần của em Cetaphil này chỉ tương đối thôi chứ không sạch hoàn toàn.
Xem thêm: Các Blogger Làm Đẹp Nổi Tiếng Việt Nam Và Quốc Tế Không Thể Bỏ Qua
Chất kem khá đặt, cũng thấm vào da rất lâu. Da mình là da hỗn hợp thiên dầu, thoa vào tầm 10 phút mà sờ vẫn thấy dính dính. Ở nhà bữa nào có bật máy lạnh thì sờ vào mặt còn khô ráo một chút, chứ bữa nào không bật là coi như tới trưa trưa be bét luôn. Đặc biệt, khi dùng da mình còn bị xuống tone nữa nha. Kiểu vừa apply xong là cảm giác da hơi sậm lại liền, đợi tới lúc đổ đầu thì càng tối hơn nữa. Mình nghĩ em này chỉ hợp với các bạn da khô thôi, hoặc là ở xứ lạnh hoặc là ngồi trong phòng máy lạnh 24/7 thì may ra mới không bị bết dính.
Chất kem dày, màu trắng dục, thấm khá lâu, dễ bết dính
Tóm lại, SPF15/PA++ sẽ có khả năng chống 93% tia UVB & 60-70% tia UVA trong vòng 150 phút. Về khả năng chống nắng thì đủ cho các bạn ở trong mát, ít ra ngoài. Nhưng về thời gian chống nắng thì chưa đủ. Nếu chúng ta đi làm thì mỗi ngày cũng tiếp xúc với máy tính 8 tiếng. Bức xạ từ thiết bị này cũng có khả năng gây hại cho da như ánh nắng mặt trời. Chưa kể dù ở trong nhà thì tia UV vẫn có thể xuyên qua kính, xuyên qua tường được mà. Thế nên, bạn nào nghĩ rằng chỉ cần thoa em này một lần nào buổi sáng thì có thể an tâm da được bảo vệ suốt ngày là lầm to rồi đó.