/tmp/dzkqg.jpg Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính năm 2021


Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính năm 2021

Bài văn Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm dàn ý chi tiết, 5 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe (mẫu 1)

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi nói chuyện, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam. Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì “bom rơi đạn lạc” như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào “châu chấu đá xe”, Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

– Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: “Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ”. Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

– Cháu biết không, Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm! Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

   Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

   Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình. Và tôi cũng tự nhủ với lòng mình – hãy trở thành một người tốt, một người tài giỏi để có thể bào vệ, phát triển và gìn giữ đất nước thân thương của tôi, để công lao của các chú bộ đội yêu kính được đền đáp thật xứng đáng.

Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe (mẫu 2)

   Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam sắp đến gần, nhà trường vui mừng thông báo đến chúng tôi năm nay sẽ được gặp gỡ, giao lưu với đoàn cựu chiến binh. Điều ấy làm ai cũng hết sức háo hức, vui sướng, được nghe các bác kể về chuyện diệt Mỹ là điều tuyệt vời nhất. Và trong buổi gặp ngày hôm ấy, tôi đặc biệt ấn tượng với một chú đầu đã bạc, trên ngực đầy những huân chương, gương mặt đã già nhưng vẫn đậm chất ngang tàng, trẻ trung. Qua lời giới thiệu tôi đươc biết chú chính là một trong những người lính lái xe trong đoàn xe không kính xuất hiện trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

   Thật khó lòng có thể tưởng tượng được, người lính trẻ trung, ngang tàng, tinh nghịch năm xưa giờ ai nấy cũng đĩnh đạc, oai nghiêm đến như vậy. Chú có dáng người cao, hơi đậm người, dù đã lớn tuổi nhưng giọng nói vẫn rất khỏe và vang. Có lẽ chính trong những năm kháng chiến trường kì đã tôi rèn sức khỏe cho người lính. Bên ngoài vẻ già dặn, từng trải ta vẫn thấy nét gì đó rất đáng yêu, hóm hỉnh của người lính năm xưa. Sau những lời giới thiệu, chú kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời người lính vận tải trên tuyến đường Trường Sơn ngày đêm bị Mỹ ném bom ác liệt.

   Vào những năm đó, tuyến đường Trường Sơn là tuyến đường trọng điểm nên thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom, những con đường bị quần nát, cây cối hai bên đường trơ trụi,… chúng quyết tiêu diệt chúng ta cho bằng được. Tuy nhiên, chúng càng ném bom, tinh thần của những người lính càng được nâng cao, ai cũng mang trong mình quyết tâm lớn, hi sinh tất cả vì miền Nam ruột thịt. Bởi vậy, hàng ngày, hàng đêm các đoàn xe vẫn anh dũng tiến về phía trước, mặc mưa bom, bão đạn để tiếp tế cho miền Nam.

   – Các cháu có lẽ không thể tưởng tượng hết những khó khăn, gian khó mà thế hệ chú đã phải trải qua. Đó là những năm tháng tuy nguy hiểm, ác liệt mà anh dũng hào hùng. Cũng bởi những chiếc xe phải đi trong những cơn mưa bom bão đạn như vậy nên hầu hết các xe vận tải không còn xe nào có kính, những chiếc xe bị biến dạng nghiêm trọng, mui xe xước chằng chịt vì va quệt, những chiếc xe không có đèn mà vẫn băng băng trong đêm tối, đường rừng Trường Sơn với biết bao nguy hiểm.

Xem thêm:  Tả cảnh bình minh trên quê hương năm 2021

   – Đường tối, lại không có xe, vậy các chú làm thế nào để có thể đi được ạ?

   – Cháu có câu hỏi thật hay. Các cháu biết không, các chú đi bằng trái tim, bằng ý chí quyết tâm. Lúc ấy trái tim nhiệt huyết sẽ soi sáng con đường chú đi, chính vì vậy dù đêm tối cũng không thể ngăn cản những nhịp bánh xe lăn. Không chỉ vậy, đi trên những chiếc xe không kính cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Những đêm trên đường vận chuyển lương thực, vũ khí với tốc độ di chuyển nhanh gió và sao như ùa cả vào buồng lái. Gió mạnh táp thẳng vào mặt khiến ai nấy đều đỏ ửng cả mặt mũi. Nhưng không chỉ có vậy, những hôm quang trời, đường khô, bụi cuốn tung lên, phả vào trong xe khiến khuôn mặt ai cũng được tráng một lớp phấn trắng xóa, tóc bạc chẳng khác người già. Các chú nhìn nhau, thích thú cười ha ha. Những ngày mưa ngồi trong cabin mà chẳng khác ngồi ngoài trời, mưa xối thẳng vào buồng lái. Nhưng các chú không ai dừng bước, vẫn tiến lên phía trước, gió lùa chẳng mấy chốc mà quần áo sẽ khô.

   Từ phía xa vọng lên tiếng hỏi:

   – Thưa chú, vậy những năm tháng oanh liệt, hào hùng ấy điều gì làm chú ấn tượng mãi không quên?

   – Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh có lẽ tình cảm đồng chí, đồng đội là điều khiến chú không thể nào quên. Nó là nguồn sức mạnh tinh thần và nguồn động viên to lớn khiến các chú có thể luôn vững vàng tay lái, tiến lên phía trước. Những đoàn xe ngược xuôi nối đuôi nhau ra chiến trường, tình cờ gặp gỡ các chú sẽ bắt tay nhau qua những ô cửa kính vỡ. Cái bắt tay vội vã mà ấm áp, đã truyền lửa, truyền thêm sức mạnh cho các chú. Trong những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, các chú quần tụ lại với nhau, nấu một bữa cơm giữa rừng, chỉ có cơm trắng, rau rừng đạm bạc nhưng thật ngon biết bao, bởi nó ấm áp tình người, tình đồng chí, đồng đội. Sau những bữa cơm vội vã, các chú lại nhanh chóng lên đường cho kịp thời gian. Những năm tháng đó tuy gian khổ, luôn phải đối mặt với nguy hiểm và cái chết sẵn sàng ập xuống bất cứ lúc nào nhưng đó cũng là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời. Các chú được sống trong tình đồng đội, luôn được quan tâm sẻ chia, hơn hết được phấn đấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp vì miền Nam độc lập, thống nhất đất nước.

   Buổi lễ kết thúc, trong lòng ai cũng dâng lên cảm xúc tự hào và biết ơn sâu sắc với thế hệ trước. Nếu không có sự hi sinh của các chú thì ngày hôm nay sẽ không có cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho chúng tôi. Bởi vậy, là một học sinh, tôi luôn tự nhủ phải luôn luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng, xây dựng đất nước, báo đáp công ơn thế hệ đi trước.

Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe (mẫu 3)

   Hôm ấy, nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, trường tôitổ chức cho đi thăm quan Bảo tàng Lịch sử quân đội. Chúng tôi được chiêm ngưỡng biết bao hiện vật lịch sử: những khẩu súng trường, mảnh vỡ của bom đạn, cùng với chiếc mũ tai bèo, chiếc ba lô con cóc thân thương… Đang tham quan, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải, không kính nằm thu mình ở một góc nhỏ.”Không có kính không phải vì xe không có kính…”, bất chợt những tứ thơ khẩu ngữ, khỏe khoắn từ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ấy vang lên trong thâm tâm tôi. “Liệu đây có phải là cái xe ấy không?”, đang băn khoăn, tôi bỗng thấy một bác mặt áo bộ đội, đứng từ xa lặng lẽ quan sát xe. Từ từ bước đến bên, tôi lặp bắp hỏi: “Bác là người lái chiếc xe này đó ư?”. Bác quay sang tôi, mỉm cười: “Ừ, bác là lính Trường Sơn năm xưa cháu ạ”…

   Bác dẫn tôi tới quan sát chiếc xe gần hơn; lần đầu tiên, tôi được chiêm ngưỡng tận mắt một chiếc xe tải quân sự. Quả lả một chiếc xe “trần trụi”: không có kính, lại không có cả đèn, không có mui, thùng xe lại còn xước. Sinh ra và lớn lên tại thủ đô trong thời bình, từ bé tôi chỉ bắt gặp những chiếc ô tô lành lặn, nước sơn sạch bóng, nội thất khang trang; không ngờ một chiếc xe tróc sơn, hỏng hóc nặng nề như thế này vẫn có thể hiên ngang lướt đi và mang theo biết bao súng đạn, lương thực chi viện. Thật là một chuyển động kì diệu! Đang tròn mắt ngạc nhiên vì thán phục, bỗng bác chiến sĩ vỗ vai tôi, trầm giọng kể: “Chiến trường khốc liệt lắm cháu ạ! Hằng ngày máy bay Mĩ trút hàng ngàn tấn bom đạn cày xới, phá hoại Trường Sơn hòng cắt đứt chi viện của ta. Các trọng điểm lúc nào cũng mịt mù khói lửa, bom rơi.

   Ngày qua ngày, xe luôn phải chịu những chấn động, rung xóc dữ dội.”. À đúng rồi, tại đế quốc Mĩ xâm lược, tàn phá mà chiếc xe mới trở nên tan hoang. Tôi rùng mình trước cuộc chiến thật vô cùng gian nan, khốc liệt…Khuôn mặt bác trầm ngâm, đôi mắt hướng về chiếc xe một cách xa xăm. Bỗng bác vụt giọng vui vẻ: “Nhưng mà xe không kính hóa ra cũng có cái hay. Ta ung dung ngồi trong buồng lái, thoải mái phóng tầm mắt ra xung quanh mà nhìn trời, ngắm đất, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của rừng núi Trường Sơn. Không có kính mà, gió cứ đùa chơi trong cabin, xoa vào đắng mắt. Nhưng càng hòa mình vào thiên nhiên đất nước, bác lại càng thấy lòng mình sục sôi bầu nhiệt huyết và lạc quan; lúc đó con đường khúc khuỷu ngoặt ngoèo vẫn còn đầy những chông gai phía trước, dường như rộng mở và tươi sáng hơn. Nó như chạy thẳng vào con tim, khiến bác vừa hứng khởi hân hoan, lại vừa lao xao hồi hộp. Bác nhìn thấy cả những cánh chim bay về tổ ban chiều; khi đó tâm trí lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về cha mẹ, quê hương. Màn đêm buông xuống, tuy không có đèn pha phía trước, nhưng trên bầu trời vẫn có những vì sao rọi sáng, soi đường dẫn lối cho xe bác qua. Hướng mắt tới những ngôi sao xa xôi, bác nao lòng nghĩ đến miền Nam ruột thịt đang mong đợi. Ôi, cháu ơi, mọi thứ xung quanh cứ như sa, như ùa vào buồng lái”. Tôi háo hức nghe bác kể chuyện. Những người chiến sĩ lái xe quả thật kiêncường, dũng cảm.

   Dù cho có ở trong chiến tranh khốc liệt, họ vẫn tràn đầy khí thếung dung, lạc quan, thư thái thả mình vào vẻ đẹp huyền diệu của núi rừng, để chotâm hồn dạt dào, trào dâng bao lãng mạn…Chợt nhớ ra những ý thơ “Không có…ừthì…”, tôi hỏi: “Thế không có kính, bác đối chọi với thiên nhiên thời tiết ra sao?”. Bác liền cười: “Cứ mặc kệ nó thôi, cháu ạ. Không có kính, ừ thì bụi thật đấy. Bụi bẩn bắn từ đường lên sạm hết cả mặt, đến mái tóc đen cũng trở nên trắng xóa như cụ già. Nhưng cứ để nguyên; phì phèo châm điếu thuốc, thấy mặt cứ ngồ ngộ, là lạ, bác bỗng bật cười. Khuôn mặt lấm cát bụi hóa ra lại vui! Thế rồi cả những khi mưa to, đường rừng trở nên trơn trượt, lầy lội khiến bác dán mắt vào từng đoạn đường, lái xe cẩn thận hơn; nhưng cùng lúc đó, mưa tuôn mưa xối qua chiếc cửa kính vỡ kia làm bác ướt hết cả áo quần, mặt mũi. Trên đỉnh Trường Sơn này, có lúc mưa lâm râm, nhưng nhiều khi lại trút xuống ào ào, thối đất thối cát.

   Ô hay, mặt bác đã được rửa sạch trơn, nhưng áo quần lại ướt như chuột lột. Nhưng còn tâm trí đâu mà để ý đến những cái đó nữa. Mắt còn mải mê với những cung đường ghập ghềnh khúc khuỷu, con tim đập rộn ràng thúc giục vì miền Nam, bác tự nhiên quên đi gian khổ. Mà lái trăm cây số nữa, kiểu gì mưa chả phải ngừng; nắng lên, gió lùa vào buồng lái, áo khô mau thôi!”. Nụ cười rạng rỡ của bác làm cho tôi khâm phục.

   Nụ cười ấy đã hiên ngang trong phong ba bão táp; kiên cường, dũng cảm bất chấp thời tiết khắc nghiệt, những cung đường thử thách gian lao. Vì lí tưởng sống cao đẹp, vì tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng, các bác sẵn sàng chiến đấu, quên đi tất cả. Thế rồi tôi lại hỏi:”Lái xe giữa rừng một mình thế này, bác có cảm thấy cô đơn không?”. Bác lại bật cười: “Làm sao mà cô đơn được hả cháu? Bên bác còn có trời đất, núi rừng Trường Sơn nữa cơ mà. Với lại có phải một mình bác lái xe đâu, trên tuyến đường này vẫn còn biết bao nhiêu chiếc xe khác ngày đêm chuyên chở vũ khí, lương thực.

   Anh em đồng chí gặp nhau suốt dọc đường đi tới, trao cho nhau cái bắt tay. Chỉ một cái bắt tay chớp nhoáng qua ô cửa kính vỡ kia thôi, vậy mà khiến bác ấm áp cả con người, như được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Xe lại tiếp tục chạy, bầu trời càng tươi xanh. Và rồi khi nghỉ giữa chặng xe, bác còn được quây quần bên bạn bè, đồng đội. Bên bếp Hoàng Cầm, cùng chung bát đũa, mọi người thân tình, cởi mở, sẻ chia những vui buồn cho nhau.

Xem thêm:  Tả cái thước kẻ của em năm 2021

   Nhiều khi tất cả cùng ca hát, mìm cười rồi vỗ tay, truyền cho nhau nhiệt tình cách mạng và yêu thương, xua tan đi khó nhọc. Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp quá, cháu ạ!”. Đúng là đẹp thật! Quả đúng là “Chỉ cần trong xe có một trái tim”! Những người chiến sĩ cùng chung niềm tin, lí tưởng, sát cánh bên nhau. Họ truyền sức mạnh và hơi ấm cho nhau, để cùng nhau chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Hình ảnh người lính lái xe thật sinh động.

Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe (mẫu 4)

Nhân ngày Thương binh liệt sĩ ngày 27/07, tôi cùng bà đến nghĩa trang tỉnh, thắp nén hương cho người ông đã hi sinh vì khói lửa chiến tranh. Mỗi lần đến đây, lòng tôi lại có chút gì đó đượm buồn, hẳn đó cũng là tâm trạng của mọi người đang đứng tại nơi đây. Tôi khẽ nhìn xung quanh, đứng cạnh tôi là một người lính đang khẽ cúi đầu trước một nấm mộ. Bà và tôi cùng trò chuyện với chú ấy, và bất ngờ thay, chú chính là người lính lái xe được miêu tả trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà tôi vừa mới học vào tháng trước.

Anh lính trẻ năm nào giờ đã trở thành một con người chững chạc, già dặn. Chúng tôi và chú cùng ngồi xuống một hàng ghế gần đó mà kể nhau nghe những kỉ niệm vui buồn. Giọng của chú trầm và ấm quá, chen lẫn trong tiếng cười hào sảng là chút hoài niệm về những tháng ngày chiến tranh khốc liệt. Biết tôi rất thích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, chú nhìn tôi mà cười hiền từ.

Chú kể rằng, ngày ấy chú là một trong những người lính lái xe “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” mang biết bao vũ khí, lương thực, thuốc men,… tiếp tế cho miền Nam ruột thịt. Nơi chú đi qua là tuyến đường Trường Sơn – cũng chính là tuyến đường huyết mạch thường xuyên hứng mưa bom bão đạn của quân Mỹ trong thời gian năm 1969. Mưa bom, bão đạn đã khiến cho xe của các chú “không có kính”. Vất vả, gian lao, hiểm nguy là thế nhưng vì sự nghiệp giải cứu Tổ quốc, chú và các đồng đội đã đối mặt với thử thách bằng một thái độ rất lạc quan, hào sảng:

   “Ung dung buồng lái ta ngồi

   Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Cháu biết không? Xe không có kính, tưởng bất tiện vậy mà lại tạo niềm vui nho nhỏ trên quãng đường đầy khói lửa của bọn chú đấy! Tại buồng lái ấy, bọn chú đã tận hưởng những năm tháng của tuổi trẻ với gió, với con đường, rồi cả sao trời, cánh chim,… Thật là hoài niệm quá cháu nhỉ?

Chú vừa kể vừa nở một nụ cười hiền lành. Tôi phần nào tưởng tượng ra những anh lính trẻ lạc quan, tìm niềm vui trong những khó cực. Họ là những con người phải sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh loạn lạc, nghe tiếng gọi lên đường mà giải phóng quê hương. Lái những chiếc xe không có kính qua một chặng đường dài hẳn là một việc không hề dễ dàng. Nào là bụi, là mưa, là gió,… cứ tạt thẳng vào người cầm lái. Đau chứ, lạnh chứ, nhưng những người lính trẻ ấy luôn xem đó là một điều hiển nhiên mà vui vẻ chấp nhận. Tôi thoáng hình dung ra nụ cười hồn nhiên trước đất trời của những con người quả cảm “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.

Trên suốt chặng đường hành quân, người lính đã gặp và làm quen với nhiều đồng đội khác, “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Chú kể rằng, dù là ai đi chăng nữa, nếu đã gặp trên đường ra trận thì chẳng khác nào anh em một nhà. Những khoảnh khắc bình yên bên bếp cơm ấm nóng, bên chiếc võng đu đưa,… luôn là một kí ức đẹp luôn đọng mãi trong lòng chú.

Theo như lời chú kể, càng tiến tới gần miền Nam, độ dữ dội của các trận bom như được tăng cao. Những chiếc xe giờ đây dường như biến dạng “Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước”, ấy vậy mà, những chiếc xe ấy vẫn bon bon hướng về tiền tuyến, vẫn hiên ngang chạy giữa cuộc chiến khốc liệt. Bởi, chú tự hào rằng, xe có thể hỏng nhưng những trái tim trong xe, luôn tràn đầy tình yêu hướng về miền Nam.

Ánh nắng đã dần lên cao, soi sáng gương mặt rạng rỡ, ấm áp nhưng có chút đượm buồn trước sự hy sinh của đồng đội trong đôi mắt chú. Nhìn chú như vậy, tôi càng thêm kính quý những con người đã ngã xuống vì nền hòa bình của đất nước, càng tự dặn lòng phải cố gắng rèn luyện để mai này trở thành một con người có ích cho quê hương.

Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe (mẫu 5)

   Để kỉ niệm ngày 27.7 ngày thương binh liệt sĩ, biết ơn những người anh hùng dân tộc đã hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân, vì hòa bình độc lập, trong xã tôi long trọng tổ chức buổi họp mặt liên hoan dành cho các cựu chiến binh, giúp cho những người đồng đội được gặp mặt nhau sau lửa đạn chiến tranh. Tôi vui và vinh dự lắm vì tôi được mời tham gia văn nghệ, góp một vài tiết mục nhỏ để buổi lễ được thành công tốt đẹp. Và cũng tại nơi đây, có biết bao người lính cách mạng bước ra từ lửa đạn chiến tranh đã tụ họp về đây, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của ngày xưa, cái ngày mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Thật may mắn biết bao khi tôi được tận mắt thấy, tận tai nghe những câu chuyện của những người lính già lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm nào. Họ chính là những người lính anh hùng, can đảm, tếu táo, tinh nghịch trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật từ trên trang sách bước ra cuộc đời thực, kể về câu chuyện của mình năm xưa. Và người được mời lên sân khấu, để trò chuyện với khán giả với các thanh niên nhi đồng bên dưới là người lính lái xe Phạm Quốc Huy, chính là người bạn cùng đơn vị, tổ công tác vận tải với nhà thơ Phạm Tiến Duật.

   Bác Huy khuôn mặt đầy phấn khích, tuổi độ 70, râu tóc bạc phơ, nhưng ngoại hình toát lên vẻ cương nghị, mạnh mẽ đang khoác trên mình bộ quân phục màu xanh với đầy đủ các loại huân huy chương lấp lánh sao vàng. Đôi mắt nhìn xa xăm, rực lửa như đang hồi tưởng lại những kí ức vàng son của một thời oanh tạc đầy gian nan trong thời kì kháng Mĩ, hòa cùng với giọng nói trầm ấm, ngân vang, toát lên nghị lực đầy dũng khí, kiên cường của người lính bước ra từ lửa đạn chiến tranh:

   – Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chào tới Ban biên tập chương trình, tới các vị khách mời cùng tất cả các anh em đồng chí và các cháu thanh niên, thiếu niên nhi đồng. Cám ơn tất cả mọi người đã tổ chức buổi lễ mít tinh này để anh em đồng đội chúng tôi được gặp nhau. Tôi rất vinh dự được mời làm người đại diện, thay mặt cho anh em đồng đội chia sẻ với mọi người về những năm tháng chiến đấu hào hùng trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Đây đều là những câu chuyện, những lời nói chân thành, xuất phát từ sự trải nghiệm có thật nên vô cùng chân thực. Hi vọng qua lời chia sẻ này của tôi, thế hệ trẻ sẽ tiếp bước cha anh, giữ vừng nền hào bình của tổ quốc thân yêu, phát huy truyền thống yêu nước dân tộc, biết ơn người người đã có công với đất nước.

   – Vâng, thưa bác, câu hỏi đầu tiên mà cháu muốn hỏi Bác là: Bác có phải là người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, một trong các người lính được nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc họa trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” không ạ?

   – Đúng rồi cháu, bác chính là người lính cùng đơn vị công tác chiến đấu với ông Duật, ông Duật viết rất nhiều thơ về người lính và các cô gái thanh niên xung phong. Mà cứ bài nào ông Duật cho ra đời là anh em chúng đều truyền tay nhau mà đọc. Trong đó anh em chúng tôi thích nhất “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” bởi tác phẩm không hề tô vẽ hiện thực mà hoàn toàn đều là sự thật cuộc sống, được đưa vào trong thơ toát lên sự gian khổ, vất vả, hiểm nguy và cả tính cách lạc quan, dũng cảm huy hoàng của chúng tôi nữa.

   – Dạ, chúng cháu là những thế hệ trẻ, dù không trực tiếp phải chiến đấu nhưng phần nào cũng hiểu được những điều đó qua sách vở, qua các tư liệu để lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều điều sách vở không thể ghi hết được, vì thế cháu rất nóng lòng muốn bác chia sẻ chi tiết hơn những năm tháng hồi chiến đấu của bác với các đồng đội của mình ạ!. Như cháu được biết, tuyến lửa Trường Sơn khi ấy là con đường huyết mạch của quân ta, bác có thể nói thêm cho chúng cháu biết về sự hoạt động của quân ta trên tuyến đường được không ạ?

   – Như mọi người đã biết, sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực hiện hòa bình thống nhất. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lí đó không bao giờ thay đổi. Và dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn thì cũng phải quyết tâm giành cho được độc lập”. Từ tâm nguyện và sự quyết tâm ấy mà miền Bắc từ 1954 đến 1975 đã phải song song làm hai nhiệm vụ: một là xây dựng xã hội chủ nghĩa, hai là chi viện, giúp đỡ miền Nam với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, từ lương thực, binh lực cho đến vũ khí, đạn dược…. tất cả “vì miền Nam ruột thịt”. Và khi đó, mọi thứ được quân dân miền Bắc vận chuyển dọc theo tuyến quốc lộ 1A – con đường huyết mạch nối từ Bắc vô Nam. Nhưng con đường này quá quen thuộc nên nhanh chóng bị Mĩ phát hiện và chúng ném bom phá hủy chặn đứng sự tiếp tế, nhằm ngăn cách liên lạc giữa hai miền. Vì thế, quân dân ta đã phải tìm ra một con đường đi mới, đó chính là tuyến đường đi qua phía Tây Thừa Thiên. Chỗ đó là dãy Trường Sơn – ranh giới ngăn cách biên giới Việt Nam – Campuchia và chúng ta đã đi theo con đường mòn của đồi núi ấy để tiếp tục chi viện cho miền Nam, tạo thành con đường huyết mạch chạy khắp phía tây của đất nước, nối giữa hai miền. Cho nên, hằng đêm có hàng nghìn, hàng vạn những chuyến xe, cả xe vận tải lẫn xe ba gác, xe đạp… trở đầy lương thảo, vũ khí quân dụng thay nhau xung vào chiến trường miền Nam. Ban đầu thì Mĩ không phát hiện được ra điều này do không nắm vững được địa hình đồi núi của đất nước ta, nhưng không bao lâu, dưới sự tình báo gián điệp nên Mĩ đã phát hiện và chúng bắt đầu cho dải bom từ miền Nam ra miền Bắc, với mục đích cày nát đường đi, cắt đứt mọi sự giúp đỡ từ Bắc vô Nam.

Xem thêm:  Hình ảnh chim bằng trong Chí khí anh hùng mang ý nghĩa gì

   – Dạ vâng, trước tình hình đó, các bác đã chống chọi với bom rơi đạn nổ của giặc Mĩ như thế nào, thưa bác?

   – Chúng tôi đã cùng nhau động viên nhau, tiến lên phía trước. Chính bản thân tôi là người cầm lái, mặc dù tim đập thình thịch vì trước mắt chính là cái chết, là đang đối diện với tử thần:

   Xe lên đường 9 cheo leo

   Hố bom đỏ mắt, trắng đèo bông lau

   Cây khô, chết chẳng nghiêng đầu

   Nghìn tay than cháy rạch màu trời xanh

   Và lại đường đầy hố chông, hố bom nên những ai không cầm chắc tay lái thì không dám cầm vô lăng. Những chiếc xe vận tải ban đầu được chúng tôi trang bị rất đẹp, đầy đủ phụ kiện nhưng do sự tàn khốc của chiến tranh, bom rơi đạn nổ, đường đất đá gập ghềnh lên đèo xuống dốc nên đã bị tàn phá khủng khiếp, không có kính, không có đèn rồi cũng chẳng có cả mui xe. Thùng xe do va quệt, đất đá bắn vào nên cũng bị trầy xước hết cả. Nếu các cháu tận mắt nhìn những chiếc xe đó thì chẳng khác nào trông thấy một đống sắt vụn hoen rỉ. Còn những chiếc xe mà các cháu trông thấy trong bảo tàng quân đội ấy là những chiếc xe đã được sửa chữa, lắp giáp, sơn dầu lại để trưng bày mà thôi.

   – Cháu đang hình dung, khi cháu phải lái một chiếc xe như vậy, chắc cháu không giám ngồi vào để thử mất. Bởi nó có nhiều nguy hiểm từ ngoại cảnh xung quanh lắm bác nhỉ!

   Người lính già sôi nổi tiếp luôn lời:

   – Cháu cũng lái xe rồi, cháu biết đó, xe không kính, không gương thì nguy hiểm lắm chứ. Có thể nói là sự sống và cái chết gần nhau như gang tấc mà thôi. Đường đất đá gập ghềnh, lại thêm thời tiết hanh khô nên mối đe dọa đầu tiên chính là bụi. Bụi tốc vào người, vào mặt, vào quần áo, tới mức không thể mở nổi mắt ra mà nhìn đường, mà sơ xuất cái là tông ngay xuống vực. Địa hình thì vòng vèo, uốn khúc, nhiều chỗ gấp khúc quanh co nếu không để ý thì cả người cả xe lao luôn xuống vực thẳm, hoặc tông vào hốc đá, gốc cây bất kể khi nào không hay. Có khi đang đi, bỗng gặp cơn mưa rào bất chợt, lúc ấy quần áo đang dính đầy bùn đất lại thêm mưa tuôn, mưa xối xả tấp vào người, vào mặt, lại thêm những con vắt, con rĩn trong rừng cứ mưa là ra bắm đầy tay chân, thật chẳng khác nào cực hình, vừa bẩn, vừa ngứa ngáy khó chịu, khiến việc lái xe vô cùng khó khăn.

   Xe lao qua dốc qua đồi

   Gió tây giội lửa ồi ồi sau lưng

   Bụi bay, bụi đỏ lá rừng

   Mịt mù lối kín, cát bưng đường hầm

   Nóng nung vạt áo ướt đầm

   Thương con bướm trắng quạt ngầm suối khô.

   Thế nhưng, trong lòng như thúc giục, các bác đã lấy tiếng hát để át lại tiếng súng, tiếng bom, vừa đi vừa ngân nga, ngêu ngao hát để quên đi nỗi vất vả. Mỗi lần đưa được hàng hóa tới nơi thì thật là một kì tích đấy cháu.

   Kể tới đây, bỗng người lính già hát lên bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, thật mộc mạc, tự nhiên, chân chất. Vừa hát, tay vừa đưa ra như đang điều khiển chiếc xe tiến về phía trước:

   Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn

   Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

   Đường ra trận mùa này đẹp lắm

   Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

   Trường Sơn Tây anh đi

   Thương em thương em bên ấy mưa nhiều

   Con đường là gánh gạo

   Muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo

   Hết rau rồi em có lấy măng không…

   Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác hát như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng! Bác lại nói tiếp:

   – Sau mỗi lần trở hàng ra tiền tuyến, các bác trên dọc đường trở về, có nghỉ ngơi một vài chỗ, những lúc nghỉ ngơi ấy được gặp lại đồng hương, bạn bè đồng đội giữa khói lửa chiến tranh như thế thì mừng lắm. Tình đồng chí lúc ấy đối với người lính như các bác đây nó gần gũi, chân thật, thiêng liêng và cao quí lắm. Các bác đã chia nhau từng nắm cơm, giấc ngủ, cho tới từng cuộn chỉ, kim khâu. Sẵn sàng kể cho nhau nghe những câu chuyện về gia đình, về nỗi nhớ cha mẹ, vợ con và tặng cho nhau cả những bài thơ mới việt vội nữa. Người lính mà, dễ bắt chuyện làm quen và thân thiết lắm, một mặt cũng để giải khuây cho đỡ buồn, một mặt là cùng chí hướng cách mạng nên ai cũng như ai, luôn giúp đỡ, coi nhau như anh em ruột già máu mủ trong gia đình: chung bếp lửa Hoàng Cầm, chung bắt đũa là như cảm thấy thân quen tự lúc nào.

   Đang kể, bỗng dưng giọng bác trầm xuống, trong lòng dâng lên một nỗi xúc động ngẹn ngào:

   – Và cũng có biết bao nhiêu những đồng đội của bác nằm tại chiến trường xa xôi ác liệt. Vừa mới tay bắt mặt mừng, kể cho nhau đủ thứ chuyện trên đời, thế mà chỉ trong tích tắc đã thấy xác đồng đội hi sinh ngay trước mắt mình, trong lòng cảm thấy như dao cứa vào da vào thịt vậy. Chôn cất vỗi vã người bạn, người đồng đội của mình, các bác lại phải lên đường ngay tức khắc. Bởi nếu ở quá lâu, giặc phát hiện, chúng ném bom xối xả thì không có cơ man nào mà thoát nổi.

   – “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Vâng, lời thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã giúp chúng cháu hiểu được đôi phần lí do khiến những người lính anh hùng của một thời rực lửa các mạng như bác đã vượt qua tất cả gian khó, hiểm nguy để tiêu diệt quân thù, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lịch sử giao phó.

   -Đúng thế, thế hệ những ngừoi lính chúng tôi đã khoác áo lính, cầm súng ra mặt trận đã nhất một lòng tiêu diệt giặc, đem lại hòa bình cho đất nước thân yêu. “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trương Sơn” như lời Bác Hồ nói, chúng tôi cũng quyết tâm vì miền Nam ruột thịt, vì Bắc – Nam được xum họp một nhà, giang sơn được thu về một mối: “quyết tâm, quyết tâm”.

   Mặc dù chiến tranh đã lùi về quá khư nhưng lời hô của người lính trên sân khấu nghe thật trầm hùng, mạnh mẽ, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc thật dũng cảm, kiên cường của người lính cách mạng.

   Buổi lễ mít tinh giao lưu trò chuyện với người lính lái xe Trường Sơn đã kết thúc trong giờ phút ngắn ngủi nhưng từng câu nói, từng câu chuyện mà bác đã chia sẻ vẫn cứ văng vẳng bên tai tôi. Trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm phục, biết ơn sâu sắc với những người anh hùng dân tộc. Chính họ đã viết nên trang sử hào hùng chói lọi của Việt Nam, mang vẻ đẹp rực lửa của một thế hệ người lính cụ Hồ: trẻ trung, lạc quan, dũng cảm và mạnh mẽ, luôn mang trong mình đầy ắp tình yêu quê hương đất nước. Vì thế, tôi sẽ luôn cố gắng hết mình để noi gương những người lính như bác, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình đưa đất nước phát triển sáng tươi huy hoàng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu