/tmp/usshz.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Kể lại buổi diễn Xiếc gồm dàn ý chi tiết, 5 bài văn mẫu được tuyển chọn từ các bài văn đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài viết Tập làm văn lớp 3.
Đề bài:Kể lại buổi diễn Xiếc.
– Giới thiệu về buổi biểu diễn xiếc mà em định tả?
– Buổi biểu diễn xiếc đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?
– Em được thưởng thức trực tiếp hay trên truyền hình? Nếu xem trực tiếp, em đi cùng những ai? Nhân dịp gì?
– Buổi diễn có những tiết mục gì?
– Em thích tiết mục nào nhất? Nó diễn ra như thế nào?
– Cảm xúc của em khi buổi biểu diễn kết thúc?
Em đã được xem rất nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là buổi biểu diễn xiếc chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 2010. Hôm ấy, em được mẹ dẫn đi. Lần đầu tiên được bước chân vào rạp xiếc Trung Ương, em thấy thích thú vô cùng. Rạp xiếc rất rộng và được trang trí rất nhiều biển quảng cáo về nhưng tiết mục xiếc đặc sắc. Em cứ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Vui hơn khi em được xem cùng các bạn nhỏ bằng tuổi mình. Mở đầu chương trình là màn biểu diễn vui nhộn của những chú hề mũi đỏ như quả cà chua. Các bạn nhỏ ai cũng lắc lư theo điệu nhạc và tít mắt cười theo từng cử chỉ, hạnh động của các chú hề. Tiếp sau, có rất nhiều tiếp mục đặc sắc như: khỉ đu dây, chó học toán, sư tử nhảy qua vòng lửa. Nhưng em thích nhất là tiết mục ảo thuật “bồ câu giấy biến thành bồ câu thật”. Nhà ảo thuật cứ như một ông tiên có phép lạ cầm trong tay chiếc hộp nhỏ, mở ngăn kéo cho chúng em quan sát, trong ngăn không có gì. Vậy mà khi ông nhét hai con chim bồ câu giấy vào trong ngăn kéo chiếc hộp, vỗ chiếc hộp một cái, hai con chim bồ câu thật từ trong ngăn kéo bay ra và bồ câu giấy không còn nữa. Cả rạp xiếc bây giờ tràn ngập tiếng vỗ tay của khán giả. Ra về rồi mà em vẫn còn nuối tiếc mãi. Em thầm cảm ơn mẹ vì món quà ý nghĩa mẹ dành tặng em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi. Em tự hứa sẽ học thật giỏi để ba mẹ vui lòng.
Hôm đó là sáng chủ nhật vui tươi, hớn hở ở rạp xiếc Trung Ương, em được đi xem xiếc cùng Cẩm Tú, Khánh Hòa và Lan Phương. Vừa bước vào rạp, cả bốn chúng em đã lóa mắt vì những ánh đèn bảy sắc cầu vồng hắt vào sân khấu và từ hội trường xuất hiện một nghệ sĩ xiếc. Ba, bốn, năm, sáu trái bóng được tung lên từ tay nghệ sĩ và đó chính là màn mở đầu của chương trình ” Ga la xiếc và ảo thuật đầu năm 2012″. Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục đắc sắc như: xiếc thú, ảo thuật, hề, uốn dẻo, đu dây,…….Tiết mục nào cũng đặc sắc nhưng tiết mục nuốt kiếm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em. Vừa nghe tên tiết mục em đã thấy hồi hộp, hấp dẫn rồi. Sau mỗi tiết mục, màn biểu diễn đều có những tiếng nói cười và những tiếng vỗ tay làm bốc cháy cả sân khấu. “Ga la xiếc và ảo thuật đầu năm 2012” là buổi biểu diễn hồi hộp và hấp dẫn nhất mà em từng được xem. Em sẽ chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn đề được mẹ cho đi xem buổi biểu diễn hồi hộp tiếp theo.
Mỗi năm, sau kì thi giữa học kì 1, trường em đều có tổ chức cho học sinh xem xiếc tại sân trường Nguyễn Du.
Chúng em hơn nửa lớp 3H cùng với các bạn toàn trường đều tập trung trước trường chờ xem xiếc. Các chú chạy được xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành to đùng, hất lên hất xuống rất tài tình. Em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu. Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn, vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay. Cả sân trường tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi.
Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn.
Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn lưu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được.
Đây là buổi biểu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả cái khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy cháo khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay v.v… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dần như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.
Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.
Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu… Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.