/tmp/xxpig.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả – tác phẩm Hồi trống Cổ Thành trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28 kể về việc Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.
1. Tác giả
– La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
– Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
– Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh.
– Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
– Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
– Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…
– La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc
2. Tác phẩm
a. Tam quốc diễn nghĩa
– Nguồn gốc:
+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết Tam quốc diễn nghĩa.
+ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi.
– Nội dung:
+ Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba triều đại phong kiến là Ngụy, Thục và Ngô
+ Thể hiện khát vọng hòa bình, ổn định, thống nhất của nhân dân
– Nghệ thuật:
+ Giá trị lịch sử, nghệ thuật.
+ Tài kể chuyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả các trận chiến độc đáo.
b. Hồi trống Cổ Thành
– Vị trí: Đoạn trích thuộc hồi thứ 28 trong Tam quốc diễn nghĩa.
– Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự.
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến …đem theo quân mã chứ!): Trương Phi hiểu lầm Quan Công.
+ Phần 2 (Còn lại): Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.
– Giá trị nội dung:
+ Hồi trống Cổ Thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ
+ Biếu dương lòng anh hùng, trung nghĩa của Trương Phi và Quan Công
– Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu.
+ Lời kể giản dị.
+ Xây dựng nhân vật đặc sắc.
1. Hoàn cảnh gặp gỡ của hai anh em Quan – Trương
– Không gian: Trước cổng Cổ thành.
– Nhân vật:
+ Trương Phi và 1000 quân.
+ Quan Công, Châu Thương, Tôn Càn, hai phu nhân.
2. So sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công
– Giống nhau: Đều là người trung nghĩa.
– Khác nhau:
+ Trương Phi: Vội vàng, hấp tấp,nóng tính nhưng dứt khoát, thẳng thắn, cương trực, biết phục thiện.
+ Quan Công: Bình tĩnh, từ tốn, độ lượng.
3. Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công
– Trương Phi:
+ Cách miêu tả trái ngược nhau:
+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật: qua cử chỉ, hành động,ngôn ngữ, trong quan hệ với các nhân vật khác…
+ Phương pháp miêu tả thái cực: Trương Phi nóng nảy hết mức nhưng cũng rất giàu tình cảm.
– Quan Công:
+ Tác giả đặt nhân vật vào một tình huống giàu kịch tính.
+ Nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, thái độ, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là qua hành động. Đoạn trích còn kể về nhiều nhân vật khác, những nhân vật này góp phần làm nền, tạo bối cảnh để làm nổi bật nhân vật chính.
+ Được miêu tả theo bút pháp cổ điển, với cách miêu tả thái cực. Được miêu tả đến mức điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.
4. Xung đột giữa Quan Công và Trương Phi
– Nguyên nhân:
+ Trương Phi: Trương Phi nghĩ rằng Quan Công là kẻ phản bội lời thề → Bất trung.
+ Quan Công: Làm công việc vì chủ tướng (theo dưới trướng Tào Tháo để bảo vệ 2 chị) nhưng lại trái với khí phách của người anh hùng.
– Sự phát triển của xung đột:
Diễn biến |
Trương Phi |
Quan Công |
Trước khi gặp |
– Chẳng nói năng gì, mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn 1000 quân đi tắt ra cửa Bắc. – Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, mùa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. → Tâm trạng giận dữ đến sục sôi, dữ dội của một tính cách cương trực, nóng nảy. |
– Mừng rỡ vô cùng, giao Long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. – Giật mình tránh mũi mâu. – Nhắc lại nghĩa vườn đào để uốn nắn thái độ quá khích của em. → Nhượng bộ, mềm mỏng, điềm tĩnh. |
Khi gặp mặt |
– Xưng hô: “mày tao”, mắng Quan Công là kẻ bội nghĩa, bỏ anh, hàng Tào. – Khẳng định hai chị bị lừa dối. – Lập luận: Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ. → Quan niệm về chữ trung rất rõ ràng, rành mạch. – Mắng Tôn Càn: “mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây để bắt ta đó” → Cương trực, nóng nảy, có phần thô lỗ. |
– Xưng hô: “hiền đệ, em”. – Cầu cứu hai chị dâu. – Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng quá. – Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chữ. → Khoan dung, mềm mỏng, nhẫn nại. |
Khi Sái Dương đến |
– Ngẫu nhiên nhưng hợp lí. – Càng tin chắc Quan Công phản bội. – Mâu thuẫn thêm căng thẳng, quyết liệt. – Anh em trở thành kẻ thù. – Càng khó minh oan. |
– Giải quyết xung đột:
Diễn biến |
Trương Phi |
Quan Công |
|
Thách thức |
Chém đầu Sái Dương trong vòng ba hồi trống → Ngắn, khó. |
Xin chém đầu Sái Dương để tỏ lòng trung. |
|
Hành động |
Thẳng tay đánh trống |
Chưa dứt một hồi trống, chém đầu Sái Dương |
|
Tính cách |
Nóng lòng tìm ra lẽ phải, biết suy xét. |
Tài nghệ, khí phách hơn người, trung trinh. |
|
Sau thách thức |
Hỏi kĩ tên lính và hai chị việc ở Hứa Đô rồi mới tin là thực. Rỏ nước mắt khóc, thụp lạy. → Nóng nảy và rất cẩn thận, tình cảm, biết hỗi lỗi và biết phục thiện. |
5. Ý nghĩa Hồi trống Cổ thành
– Hồi trống thách thức
– Hồi trống minh oan
– Hồi trống đoàn tụ
⇒ Hồi trống thể hiện không khí hào hùng của chiến trận, là hồi trống thúc giục tinh thần chiến đấu, ca ngợi tài đức của các anh hùng. Đó là hồi trống thể hiện niềm vui, khẳng định niềm tin và ngợi ca chiến thắng.
6. Nghệ thuật của đoạn trích
– Sử dụng nhiều từ cổ.
– Về cách xây dựng nhân vật: sử dụng nghệ thuật xây dựng các nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng.
– Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động và lời nói.
– Về tình huống truyện: xây dựng những tình huống xung đột kịch tính, tạo nên sự hấp dẫn, hồi hộp cho đoạn trích. Tình tiết truyện được đẩy nhanh, diễn biến căng thẳng.
– Nghệ thuật kể chuyện: thể hiện nghệ thuật kể chuyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi.