/tmp/jnvfs.jpg Hoàng Liên Ô Rô Trị Mụn Hoàng Liên Ô Rô Độc Quyền, Attention Required! - Giáo dục trung học Đồng Nai

Hoàng Liên Ô Rô Trị Mụn Hoàng Liên Ô Rô Độc Quyền, Attention Required!

Hoàng liên ô rô là một trong những cây thuốc quý với nhiều tác dụng có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hay. Tuy nhiên, đặc điểm hình thái, các thu hái chế biến cũng như công dụng điều trị của cây thuốc này hay nói cách khác là các thông tin về hoàng liên ô rô vẫn còn hạn chế, ít người biết đến. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về vị thuốc này.

Đang xem: Hoàng liên ô rô trị mụn

*

Hoàng liên ô rô còn có tên gọi khác là cây mật gấu

Tên gọi khác – Phân nhóm

Tên gọi khác: Cây mật gấu, thập đại công lao ( nghĩa là cây có 10 công dụng lớn), hoàng mộc, hoàng bá gai, mã hồ, thích hoàng bá, thích hoàng liên…

Tên khoa học: Mahonia bealei (Fortune) 

Họ: Berberidaceae

Đặc điểm của hoàng liên ô rô

Mô tả hình thái cây hoàng liên ô rô

Hoàng liên ô rô hay cây mật gấu là loại cây bụi lớn có chiều cao trung bình từ 2 – 3 m. Về hình thái, loài cây này có thân và rễ màu vàng, lá kép mọc so le có hình dạng lông chim, chiều dài từ 15 – 35 cm với 7 – 15 lá chét không cuống hình trứng lệch hoặc hình bầu dục. Lá chét của cây thường rất dày và cứng, chiều dài từ 3 – 9 cm, chiều rộng từ 2,5 – 4 với gốc lá tròn hoặc hơi phình hình tim, mép khía răng nông, đầu nhọn sắc. 

Xem thêm:  Mụn Trứng Cá Đỏ Và Cách Trị Mụn Trứng Cá Đỏ Tại Nhà Hiệu Quả

Cây mật gấu có hoa màu vàng nhạt mọc thành cụm. Cụm hoa thường mọc thành bông ngắn hơn lá ở ngọn, hoa có 6 cánh, có lá đài xếp thành 3 vòng bên ngoài. Nhị hoa nằm bên trong, bao phấn dài hơn chỉ nhị, bầu hoa hình trụ. Hoàng liên ô rô thường bắt đầu nở hoa vào tháng 10 – 11 và kết quả từ tháng 12 – 2. Quả là quả thịt, hình trái xoan, đường kính của quả khoảng 1cm, chứa 1 hạt. Cây có thể được trồng bằng hạt hoặc cây con lấy từ môi trường tự nhiên. 

Phân bố

Hoàng liên ô rô phân bố ở nhiều nước Châu Á như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc… và một số nước Trung Á. Đây đều là các vùng ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới. 

Ở Việt Nam, loài cây này mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc. Đặc biệt, khi du lịch ở các tỉnh như Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La bạn sẽ thấy rằng cây thuốc này được bán rất nhiều dưới dạng khúc chưa thái như củi khô. Sở dĩ loài cây này được gọi là hoàng liên ô rô vì có tác dụng giống như hoàng liên mà lá lại giống cây ô rô. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Cả cây tức là cả lá, thân, rễ và quả

Thu hái: Cây được chọn làm thuốc phải đủ 5 năm tuổi trở lên. Trong đó, thân, rễ, lá được thu hái quanh năm còn quả được thu hái vào mùa hạ.

Chế biến, bảo quản: Sau khi thu hái thì đem về rửa sạch, phơi khô. Dược liệu phải được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm thấp để không làm mất hoặc biến đổi dược tính của dược liệu.

Tính vị, quy kinh

Tính vị: Vị đắng, tính mát

Quy kinh: Quy vào kinh phế, can, vị, thận.

Xem thêm: Mua Kem Chống Nắng Innisfree Chính Hãng Ở Đâu, Kem Chống Nắng Innisfree

Công dụng: Cây hoàng liên ô rô có công dụng thanh nhiệt, chữa được nhiều bệnh như tiêu chảy, dị ứng, vàng da, ho lao… 

Tác dụng dược lý

Trong y học hiện đại

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, thành phần hóa học trong cây hoàng liên ô bao gồm: berbainin, berberin, isotetrandrine, oxyacanthin, palmatin, jatrorrhizin. Các tác dụng cụ thể như sau:

Dịch chiết của lá hoàng liên ô rô có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư ruột kết do chứa berberin và còn có tác dụng loại bỏ các gốc oxy hóa (theo nghiên cứu của Weicheng Hu).Có khả năng ức chế sự phát triển, nhân lên của virus cúm A ở nồng độ ,25 mg/ml với các alkaloid chiết xuất từ rễ của cây hoàng liên ô rô (theo thí nghiệm của Zeng X).Palmatin trong dịch chiết của cây có hiệu quả trong việc điều trị ung thư đại trực tràng và viêm ruột thừa (theo nghiên cứu của Ma MK).Ngoài ra, các thành phần như berberin, palmatin, alkaloid cũng có tác dụng trong việc kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm nhưng chưa được nghiên cứu sâu. 

Xem thêm:  Mẹo Trị Mụn Bọc Nhanh Nhất

Trong y học cổ truyền

 Theo các thầy thuốc y học cổ truyền, cây hoàng liên ô rô có tác dụng như sau:

Chữa tiêu chảy, viêm ruột, kiết lỵ, ăn uống không tiêu, mẩn ngứa, mụn nhọt, đau mắt đỏ, viêm da dị ứng…Chữa ho lao, sốt cơn, lưng gối mỏi yếu, khạc ra máu, viêm gan vàng da.

Cách dùng và liều lượng sử dụng

*

Vị thuốc này thường được phơi khô để sắc uống hoặc ngâm rượu

Mỗi lần dùng 10 – 20g sắc hoặc tán bột uống, ngoài ra còn thường được dùng kết hoặc với các vị thuốc khác để tạo nên bài thuốc đặc hiệu. Đặc biệt, cây hoàng liên ô rô cũng có thể ngâm rượu để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Cụ thể:

Sắc uống: Hoàng liên ô rô cắt lát nhỏ, đun sôi với nước trong 15 phút để giải độc, giải rượu, mát gan.

Xem thêm: Kem Dưỡng Ẩm Johnson Baby Gây Ung Thư, Nghi Án Johnson & Johnson Gây Ung Thư

Ngâm rượu: Cây hoàng liên ô rô rửa sạch, chẻ nhỏ, phơi khô, rửa qua bằng nước rượu. Tiếp đó mang đi ngâm rượu, sau một thời gian, rượu ngâm sẽ chuyển sang màu vàng, có vị đắng, có thể pha thêm rượu nếu cho loãng hơn để uống. 

Các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây hoàng liên ô rô

1. Bài thuốc chữa ung thư phổi

Lấy 30g thạch quyết minh, 30g trư ương ương, 30g xà lục cốc (sắc trước), 15g hoàng liên ô rô, 9g câu đằng, 9g cương tàm, 6g toàn yến đem đi với nước cho cô lại, uống liên tục trong 1 tháng. 

2. Bài thuốc chữa ung thư mũi họng

Lấy 60g hoàng liên ô rô, 45g hạ khô thảo, 40g thạch bì, 9g cam thảo sắc với nước để uống.

Xem thêm:  Review Quá Trình Trị Mụn Ẩn Dưới Da, Trị Mụn Ẩn Ký Sự

3. Bài thuốc chữa ung thư gan

Lấy hoàng liên ô rô, long quỳ (cây lu lu đực) mỗi thứ 30g (đã được phơi khô) sắc uống ngày 1 thang, sử dụng trong thời gian dài. 

4. Chữa ăn không tiêu, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ

Để chữa các vấn đề về tiêu hóa, có thể dùng rễ thân hoặc cả cây hoàng liên ô rô với liều lượng như sau: 15g hoàng liên ô rô, 15g rễ cốt khí củ thái nhỏ sắc với nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, có thể nghiền nhỏ thành dạng bột để sử dụng trong nhiều ngày. 

5. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da dị ứng

Lấy 20g lá khổ sâm, 15g rễ hoặc lá hoàng liên ô rô nấu nước đặc để rửa vùng da bị viêm, mẩn ngứa…

6. Chữa vàng da, viêm gan, đau mắt đỏ

Lấy 20g rễ hoặc thân hoàng liên ô rô, 10g hạ khô thảo sắc với nước, uống nhiều ngày liền. 

7. Chữa lở ngứa, mụn nhọt cho trẻ

Lấy 200g lá hoàng liên ô rô tươi đun sôi với nước, dùng nước này tắm cho trẻ sẽ thấy hiệu quả. 

Những lưu ý khi sử dụng cây hoàng liên ô rô

Mặc dù hoàng liên ô rô được sử dụng phổ biến và có mặt trong nhiều bài thuốc hay, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như nóng da, ngứa, kích ứng, gây phát ban, nổi mẩn đỏ.Hoàng liên ô rô có thể tương tác với một số loại thuốc như Biaxin, Crixivan, Halcion, Mevacor, Neoral, Sandimmune…Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng, nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.Cân nhắc trước khi sử dụng với người có tiền sử dị ứng với các loại dược liệu.Tuyệt đối không dùng hoàng liên ô rô dưới dạng uống cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì có chứa berberin có khả năng gây tổn thương não cho trẻ. 

Có thể thấy, hoàng liên ô rô quả thật là một loại dược liệu quý rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và tuyên truyền thái quá về công dụng của vị thuốc này. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ có trình độ chuyên môn trước khi sử dụng. 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Trị mụn

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu