Kem Dưỡng Ẩm Johnson Baby Gây Ung Thư, Nghi Án Johnson & Johnson Gây Ung Thư

(PLVN) -Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới nhưng Công ty dược của Mỹ Johnson & Johnson cũng đối mặt không ít tai tiếng. Hồi năm ngoái, hãng tin Reuters đã công bố kết quả điều tra gây xôn xao dư luận, trong đó tố cáo sản phẩm phấn rôm của Johnson & Johnson có chứa chất amiăng (asbestos) và hãng này từ lâu đã biết việc đó nhưng đã tìm cách giấu nhẹm thông tin với giới quản lý và công chúng.

Đang xem: Kem dưỡng ẩm johnson baby gây ung thư

*

Các con của bà Darlene Coker bên những tấm ảnh cũ của mẹ.

Thương hiệu trăm năm danh tiếng

Nhắc đến Johnson & Johnson, có lẽ ai cũng biết đến sản phẩm mang tính biểu tượng từng được các bà mẹ khắp nơi trên thế giới tin dùng là phấn rôm Johnson Baby Powder. Nhưng thương hiệu 133 năm tuổi này không chỉ có vậy.

Qua hơn một thế kỷ phát triển, Johnson & Johnson (còn được gọi là J&J) đã trở thành tập đoàn chăm sóc sức khỏe toàn cầu với quy mô khổng lồ nhưng cũng gây rúng động với những bê bối đáng tiếc.

Các sản phẩm của Johnson & Johnson không chỉ dừng lại ở chỉ khâu vô trùng, băng phẫu thuật hay bông. Công ty được xây dựng trên 3 phân khúc kinh doanh, gồm chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế và dược phẩm. Sản phẩm từ J&J phổ biến đến nỗi gần như không thể đi vào hiệu thuốc bất kỳ nào mà không tìm thấy những sản phẩm thuộc thương hiệu này.

Johnson & Johnson hiện là một trong những công ty hàng tiêu dùng, thiết bị y tế và dược phẩm lớn nhất trên thế giới. Trong năm 2018, doanh thu của công ty đạt 81,6 tỷ. Công ty này hiện có giá trị vốn hóa hơn 360 tỷ USD. Trong số những dòng sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng này có các loại phấn rôm và sữa tắm cho trẻ em.

Đầu những năm 1980, Johnson & Johnson đã phải thực hiện một trong những vụ thu hồi sản phẩm nổi tiếng nhất mọi thời đại. Tại thời điểm đó, một số viên nang Tylenol do Johnson & Johnson sản xuất đã cho kết quả dương tính với kali xyanua, dẫn đến cái chết của 7 người.

Tuy nhiên, việc hợp tác chặt chẽ với FDA, FBI và Cảnh sát Chicago trong điều tra cũng như nhanh chóng thu hồi thuốc của Tập đoàn đã nhận được nhiều lời khen từ công chúng.

Không hiểu vì sao mắc ung thư

Năm 1999, bà Darlene Coker, sống ở thị trấn nhỏ Lumberton ở phía đông bang Texas của Mỹ được chẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư trung biểu mô. Bà biết rõ mình không còn sống được lâu bởi các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác.

Coker cũng biết rõ căn bệnh của bà rất dễ gây chết người, cũng tương tự độ hiếm gặp của nó. Có điều, bà không hiểu được tại sao mình lại mắc phải căn bệnh này. Bởi, ung thư trung biểu mô là bệnh có nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với amiăng.

Qua tìm hiểu, bà biết được rằng hầu hết những người mắc phải bệnh ung thư này đều là nhưng người đàn ông đã hít phải bụi amiăng trong các mỏ và những người làm việc trong ngành công nghiệp như đóng tàu.

Sau một thời gian chiến đấu với những đau đớn đến quằn quại, những cơn khó thở đến tức ngực, bà Coker đã quyết định thuê luật sư Herschel Hobson – một luật sư chuyên điều tra về những thương tích trên thân thể con người – với mong muốn làm sáng tỏ bà đã tiếp xúc với amiăng bằng cách nào.

Sau một thời gian làm việc tích cực, luật sư Hobson đã xác định được “nghi phạm” số 1: loại phấn rôm trẻ em của hãng Johnson & Johnson mà bà Coker đã bôi cho các con khi còn nhỏ và bản thân bà cũng đã thường xuyên rắc lên người.

Bởi, luật sư Hobson biết được rằng bột talc và amiăng thường xuất hiện cùng nhau trên Trái Đất và bột talc có thể bị nhiễm chất gây ung thư. Sau khi tiếp nhận những thông tin này, bà Coker đã quyết định kiện Johnson & Johnson, cáo buộc rằng bột talc trong sản phẩm phấn rôm yêu thích của hãng đã gây ra bệnh ung thư của bà.

Johnson & Johnson đã bác bỏ cáo buộc. Hãng này khẳng định sản phẩm Baby Powder của họ không có amiăng. Khi vụ án được mở ra, Johnson & Johnson đã tránh được việc phải bàn giao các kết quả xét nghiệm đối với bột talc và các tài liệu nội bộ khác mà luật sư Hobson đã đưa ra.

Luật sư Hobson cho biết, bà Coker sau cùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ vụ kiện của mình. “Khi bạn là nguyên đơn, trách nhiệm đưa ra bằng chứng thuộc về bạn. Chúng tôi không có thứ đó”, vị luật sư lý giải.

*
Sản phẩm phấn rôm gây tranh cãi của Johnson & Johnson.

Tuy nhiên, 2 thập kỷ sau, những tài liệu mà bà Coker và luật sư của bà muốn có được đã được công bố khi Johnson & Johnson buộc phải cung cấp hàng nghìn trang tài liệu trong các bản ghi chép của công ty, các báo cáo nội bộ và các tài liệu bí mật khác với luật sư của một số trong 11.700 nguyên đơn đang đệ đơn kiện cáo buộc sản phẩm phấn rôm của hãng này gây bệnh ung thư cho họ, trong đó có hàng ngàn người bị bệnh ung thư buồng trứng.

Đối mặt hàng chục ngàn đơn kiện

Thời gian qua, việc các hãng dược lớn trên thế giới bị tòa án ở các nước phạt hoặc yêu cầu phải bồi thường cho khách hàng những khoản tiền khổng lồ vì sản phẩm của họ bị tố kém chất lượng hoặc thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn thường xuyên xảy ra.

Nhưng trong số đó, Johnson & Johnson có thể nói là một trong những hãng đối mặt nhiều đơn kiện nhất và các vụ việc này phần lớn có liên quan đến sản phẩm phấn rôm của hãng.

Hồi giữa tháng 7/2018, một tòa án ở Mỹ đã yêu cầu Johnson & Johnson phải trả tổng cộng 4,69 tỉ USD cho nguyên đơn gồm 22 phụ nữ đã đứng ra tố cáo các sản phẩm phấn rôm của Johnson & Johnson có chứa bột talc có chứa chất amiăng gây ung thư. Đơn kiện của 22 phụ nữ trên cáo buộc Johnson & Johnson biết rõ các sản phẩm của họ có chất cấm nhưng đã cố tình “giấu nhẹm” thông tin.

Trước đó 1 năm, tháng 8/2017, Johnson & Johnson cũng đã bị buộc phải trả khoản tiền phạt 417 triệu USD theo phán quyết được tòa án ở Los Angeles đưa ra dựa trên đơn kiện do bà Eva Echeverria – một người dân ở California – đệ trình.

Bà Echverria cáo buộc sản phẩm phấn rôm của Johnson & Johnson mà bà đã tin dùng trong nhiều năm chính là nguyên nhân khiến bà bị ung thư buồng trứng. 3 tháng trước nữa, vào tháng 5/2017, một tòa án tại Mỹ cũng đã ra phán quyết yêu cầu Johnson & Johnson phải bồi thường 110 triệu USD cho một phụ nữ ở bang Virginia bị ung thư cũng được cho là do dùng phấn rôm của hãng này.

Năm 2016, Johnson & Johnson cũng bị yêu cầu bồi thường 72 triệu USD cho gia đình một phụ nữ người Mỹ đã qua đời do bị ung thư buồng trứng được cho là có liên quan đến phấn rôm của hãng này.

Xem thêm: Đốm Trắng Trên Da Bé – Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Lang Sữa

Mới đây nhất, hồi tháng 3/2019, tòa án bang California của Mỹ đã ra phán quyết buộc Johnson & Johnson phải bồi thường 29,4 triệu USD cho bà Teresa Leavitt và chồng. Bà Leavitt đã khởi kiện Johnson & Johnson vì cho rằng bệnh ung thư mà bà mắc phải do bột talc trong phấn rôm của hãng gây ra.

Theo thống kê, Johnson & Johnson đang đối mặt hơn 13.000 vụ kiện cáo buộc sản phẩm phấn rôm trẻ em của hãng gây ung thư. Phần lớn các vụ kiện cáo buộc sản phẩm của Johnson & Johnson gây ung thư buồng trứng. Một số ít trường hợp cho rằng sản phẩm của hãng này gây ung thư biểu mô, ung thư mô do có chứa amiăng.

*
Dầu gội của Johnson & Johnson bị nhà chức trách Ấn Độ cáo buộc chứa chất gây ung thư.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng khác thừa nhận không có mức độ phơi nhiễm an toàn với amiăng. Các cơ quan này cho hay, trong khi nhiều người tiếp xúc với amiăng không bao giờ phát triển bệnh ung thư nhưng một số người khác chỉ phơi nhiễm với một lượng nhỏ amiăng cũng đủ để kích hoạt bệnh nhiều năm sau đó. Song, lượng amiăng nhỏ đến mức nào đủ để gây bệnh là điều vẫn chưa có bằng chứng cụ thể.

Nhiều nguyên đơn kiện Johnson & Johnson cho rằng lượng amiăng mà họ đã hít phải khi rắc bột talc trong sản phẩm của hãng này lên người đã đủ để trở thành tác nhân gây bệnh.

Được biệt, bột talc là khoáng chất mềm mịn không thể thiếu trong sản xuất phấn rôm hay mỹ phẩm, và thei quy định loại dùng trong dược phẩm phải không có chứa chất amiăng và sợi amiăng gây ung thư. Trong công nghệ mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm có những chất không thể thiếu, bởi nếu không sử dụng, không tạo nên sản phẩm được.

Ngoài ra, Reuters cũng cho rằng có một điểm quan trọng mà Johnson & Johnson đã cố tình bỏ qua, đó là amiăng – tương tự nhiều chất gây ung thư khác – có thời gian ủ bệnh dài. Bệnh ung thư ở những người tiếp xúc với chất này thường khởi phát nhiều năm sau khi tiếp xúc ban đầu, có thể lên tới 20 năm hoặc hơn.

Và các sản phẩm phấn rôm của Johnson & Johnson ngày nay có thể an toàn nhưng sản phẩm phấn rôm có vấn đề trong hàng nghìn vụ kiện trên thực tế đã được bán và sử dụng trong 60 năm qua.

Phát hiện chấn động

Trong các vụ việc trên, Johnson & Johnson đều lên tiếng phủ nhận cáo buộc, khẳng định rằng sản phẩm của họ an toán và đã kháng án. Nhiều bản án chống lại hãng này sau đó đã bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, hãng tin Reuters mới đây dựa trên những tài liệu nội bộ của Johnson & Johnson đã công bố thông tin chấn động, theo đó khẳng định, ngay từ các năm 1957, 1958, Johnson & Johnson đã biết trong sản phẩm phấn rôm trẻ em của họ có chứa chất amiăng gây ung thư nhưng cố tình “giấu nhẹm” đi.

Ví dụ, theo Reuters, các tài liệu nội bộ của Johnson & Johnson cho thấy, vào năm 1976, khi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang xem xét giới hạn amiăng trong các sản phẩm phấn rôm, Johnson & Johnson đã khẳng định với cơ quan quản lý của Mỹ rằng tất cả các sản phẩm phấn rôm của hãng được sản xuất trong giai đoạn từ tháng 12/1972 đến tháng 10/1973 đều không có chất amiăng.

Trong khi đó, trên thực tế, có ít nhất 3 xét nghiệm tại 3 phòng thí nghiệm khác nhau từ năm 1972 đến năm 1975 cho thấy có amiăng trong phấn rôm của hãng, trong đó có một thí nghiệm mức độ amiăng được phát hiện ở mức độ “khá cao”. Đầu những năm 2000, Johnson & Johnson cũng đã ghi nhận phát hiện tương tự.

Tuy nhiên, Johnson & Johnson đã cố tình không công bố thông tin này với cơ quan quản lý và công chúng. Các tài liệu mà Reuters thu thập được cho thấy, ít nhất từ năm 1971 đến đầu những năm 2000, sản phẩm bột talc thô và bột thành phẩm đã qua chế biến của công ty đôi khi có kết quả dương tính với một lượng nhỏ amiăng.

Các giám đốc điều hành công ty, quản lý khai thác mỏ, bác sỹ và luật sư của Johnson & Johnson đã băn khoăn về vấn đề này. Có điều, thay vì báo cáo với FDA thì họ lại vẫn quyết không công bố thông tin, chỉ lặng lẽ tìm cách để giải quyết.

Các tài liệu thu thập được cũng chứng tỏ những nỗ lực thành công của Johnson & Johnson trong việc tác động tới cơ quan quản lý nhằm gây ảnh hưởng tới kế hoạch của cơ quan chức năng về quy định mức amiăng trong các sản phẩm mỹ phẩm cũng như các nghiên cứu khoa học về tác động của bột talc tới sức khỏe con người.

Ngày 12/7 vừa qua, chính quyền liên bang Mỹ đã khởi động cuộc điều tra hình sự về nghi vấn Johnson & Johnson đã nói dối công chúng về nguy cơ mắc bệnh ung thư khi sử dụng sản phẩm phấn rôm Baby Powder của hãng.

Trước đó, ngày 20/2, Johnson & Johnson cho biết đã nhận yêu cầu hầu tòa từ Bộ Tư pháp và Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ vì những cáo buộc cho rằng sản phẩm phấn rôm của mình nhiễm độc amiăng. Đây là lần đầu tiên Johnson & Johnson phải nhận trát hầu tòa từ cơ quan liên bang ở Mỹ sau những vụ kiện ở các tòa án tại các bang.

Ở ngoài nước Mỹ, tháng 4/2019, Tổ chức Kiểm soát dược phẩm bang Rajasthan (Ấn Độ) cũng đã tìm ra hai chất gây ung thư là formaldehyd và amiăng trong sản phẩm dầu gội đầu dành cho trẻ em của Johnson & Johnson. Tuy nhiên, hãng này sau đó đã bác bỏ những cáo buộc trên.

Theo Forbes, Johnson & Johnson đã nói dối công chúng, cố tình che đậy rủi ro ung thư trong sản phẩm. Dẫn thông tin từ Bloomberg, bài báo viết, trong nhiều năm qua, Johnson & Johnson đã gặp nhiều phiền toái khi phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện dân sự từ khách hàng khiếu nại việc phấn rôm hiệu Johnson”s Baby Powder khiến bệnh ung thư buồng trứng tăng nhanh tại Mỹ.n

Cuối năm 2011, trước thông tin từ nước ngoài về sản phẩm dầu gội cho trẻ của Hãng J&J có chứa chất gây ung thư là quaternium-15 và 1,4 dioxane, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có tiến hành kiểm tra toàn quốc sản phẩm này. Thông tin sau đó là hai chất nói trên có trong sản phẩm nằm trong giới hạn cho phép sử dụng theo quy định tại Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN.

Xem thêm: 8 Cách Làm Sao Da Mặt Đẹp – 15 Cách Làm Đẹp Da Mặt “Ngon

Cụ thể, theo Cục Quản lý Dược, Quaternium-15 là chất có trong thành phần dầu gội đầu Johnson’s Baby Shampoo đang được lưu thông trên thị trường Việt Nam và nhiều nước khác.

Các mẫu sản phẩm Dầu gội đầu Johnson’s Baby Shampoo do Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu và kiểm tra hàm lượng Quaternium-15, Formaldehyde và 1,4 Dioxan. Kết quả kiểm tra không phát hiện thấy 1,4 Dioxan, hàm lượng Quaternium-15 và Formaldehyde giải phóng nằm trong giới hạn cho phép dùng trong mỹ phẩm và an toàn cho người sử dụng.