/tmp/dlmhl.jpg
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Hình tượng đất nước từ trong đau thương đứng lên qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?
Trả lời:
* Đất nước trong đau thương:
– Cánh đồng quê – chảy máu.
– Dây thép gai – đâm nát trời chiều.
– Bát cơm chan đầy nước mắt.
– Đứa đè cổ – đứa lột da.
→ Những hình ảnh thể hiện sự đau thương của đất nước trong chiến tranh. Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.
– nhớ mắt người yêu: sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước.
→ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.
* Đất nước của những con người anh hùng, dũng cảm, bất diệt:
– Ngời lên nét mặt quê hương.
– Bật lên những tiếng căm hờn.
→ quyết liệt, dữ dội
– Nghệ thuật đối lập:
Xiềng xích >< trời đầy chim
Súng đạn >< đất đầy hoa
yêu nước,
thương nhà
→ Thể hiện sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta. Khẳng định sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam
– Sự thay đổi về cảnh vật → vừa chiến đấu vừa xây dựng.
– Sự thay đổi con người → giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.
– Động từ ôm (trong câu thơ: ″ôm đất nước…″) được hiểu theo nghĩa như một tính từ: sự níu giữ, niềm tin yêu vô bờ, không để ai cướp lấy.
– Nổi bật và đặc sắc nhất vẫn là 4 câu thơ cuối bài ″Súng nổ…đứng dậy sáng loà″
+ Hình thức thể hiện: thơ 6 chữ cô đúc, rắn rỏi.
+ Bút pháp nhân hoá, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ ″tức nước vỡ bờ″ vào thơ.
⇒ Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta. Con người Việt Nam đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ.