/tmp/dthpl.jpg
Bài văn Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.
1. Tác giả
Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Mĩ Lệ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ sống với mợ ở Quy Nhơn và có một thời gian học trung học ở Huế. Hết thời gian ở Huế, Hàn Mặc Tử làm công chức ở Sở Đạc điều Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, Hàn Mặc Tử phải trở về Quy Nhơn để chữa bệnh, bốn năm sau ông mất do căn bệnh phong.
Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm (14, 15 tuổi) với nhiều bút danh khác nhau như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh… Ban đầu Hàn Mặc Tử sáng tác theo thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Cuộc đời Hàn Mặc Tử thật ngắn ngủi và chịu nhiều đau thương, nhưng với khả năng sáng tạo và nghị lực phi thường, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ —1939), Quần tiên hội (kịch thơ — 1940), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi —1940). Ngoài tác phẩm Gái quê được in khi tác giả còn sống, còn tất cả các tác phẩm còn lại đều dược in thành tập khi Hàn Mặc Tử đã mất.
2. Tác phẩm
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương). Cảm hứng của bài thơ có thể được lấy từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một xóm nhỏ bên dòng sông Hương.