/tmp/qknyf.jpg
Bài văn Thuyết minh về một di tích lịch sử gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài: Lập dàn ý Thuyết minh về một di tích lịch sử.
1. Mở bài
– Giới thiệu về di tích lịch sử đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh: Văn Miếu – Quốc Tử Giám
– Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích đó: là cụm di tích lịch sử – kiến trúc nổi tiếng; là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi học của con vua chúa, quan lại; nơi thờ Khổng Tử, vinh danh những người đỗ đạt của các khoa thi thời phong kiến.
2. Thân bài
– Vị trí, địa điểm di tích:
+ Địa chỉ: hiện nay cổng chính của Văn Miếu nằm tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.
+ Cách di chuyển: có thể đi bằng xe du lịch, xe bus; nếu ở gần thì đi xe đạp.
– Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích:
+ Có lịch sử lâu đời: Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, đời Lý Thánh Tông; Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu; Đến đời nhà Trần đổi tên thành Quốc họa viện, thu nhận cả những học sinh con nhà dân thường có sức học tốt; Từ năm 1448, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ qua các khoa thi tại đây. Bia đá được đặt trên lưng rùa, cho tới nay vẫn được trưng bày bên trong Quốc Tử Giám
⇒ Qua nhiều năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám bị bom đạn tàn phá nhiều, cho tới nay được phục dựng lại, trở thành nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc, trở thành một địa điểm tham quan văn hóa lớn.
+ Cảnh quan: hiện khu di tích bao gồm 3 khu vực chính là hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám
⇒ Khách tới tham quan chủ yếu trong khu nội tự
+ Nổi bật trong khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám: gồm có cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và khu Thái Học; ấn tượng nhất trong em là nhà bia tiến sĩ, minh chứng cho sự tài giỏi của cha ông; bái đường Văn Miếu rộng đẹp, là nơi các tốp học sinh, các anh chị sinh viên thường chụp ảnh kỉ yếu.
⇒ Mỗi khu đều mang vẻ đẹp riêng, ý nghĩa riêng.
– Vai trò của khu di tích:
+ Lưu giữ, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc
+ Trở thành nơi tổ chức những hoạt động văn học, nghệ thuật: xin chữ đầu năm, hội chữ xuân, hội thơ…
+ Nơi đến tham quan của học sinh, sinh viên, du khách trong và ngoài nước.
3. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ: khu di tích là nơi tôn nghiêm, là một nét đẹp văn hóa, kiến trúc của dân tộc; cần phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc.