/tmp/udvdd.jpg
Bài văn Thuyết minh về cây lúa Việt Nam gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài:Thuyết minh về cây lúa
1, Mở bài:
Giới thiệu ngắn về cây lúa:
– Giới thiệu gián tiếp qua các câu thơ, câu văn: Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Cây lúc đã gắn bó lâu đời và trở thành một biểu tượng văn minh, văn hóa của con người Việt Nam
2, Thân bài:
a, Những đặc điểm sinh học của cây lúa
– Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chính trên thế giới.
– Có nhiều giống lúa khác nhau nhưng do đặc điểm khí hậu, đất đai vùng Đông Nam Á, lúa ở Việt Nam là giống lúa nước.
– Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
+ Lúa là thực vật thuộc nhóm một lá mầm, thân cỏ, rễ chùm, bao gồm ba bộ phận chính:
Rễ: nằm dưới đất, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây
Thân: tròn, mọc thẳng đứng, được nối với nhau bằng nhiều đốt. Bên trong thân cây lúa rỗng và mềm => có tác dụng vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây.
Ngọn: Đây là nơi hình thành và sinh trưởng của bông lúa. Bông lúa gồm nhiều hạt, khi chín có màu vàng, được người nông dân thu hoạch về làm nông sản. Lá lúa ôm lấy thân, nằm nhiều ở phần ngọn, tùy thời kì sinh trưởng mà lá đổi màu từ xanh nõn đến xanh thẫm và vàng.
+ Khi cây lúa còn non được gọi là mạ, khi trưởng thành hoa lúa tự thụ phấn thành các cụm hoa, rồi thành hạt.
b, Cách trồng lúa
– Từ hạt thóc thu hoạch, người nông dân ngâm cho thóc nảy mầm, thành mạ.
– Cày xới ruộng cho đất tơi xốp, màu mỡ.
– Gieo mạ trên ruộng riêng để phát triển tốt rồi đem mạ gieo xuống ruộng đã cày bừa.
– Trong thời gian trồng lúa, phải bón phân, chú ý tưới tiêu để ruộng luôn xâm xấp nước, không ngập không hạn.
– Khi lúa phân nhánh hoa, sinh hạt phải diệt sâu bọ: có nhiều cách như phun thuốc sâu, nuôi vịt…
– Hạt lúa chín, người nông dân gặt lúa về, tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo.
c, Vai trò và sự phát triển của cây lúa:
– Vai trò về lương thực, kinh tế:
+ Cây lúa đem lại lương thực cho người Việt Nam từ ngàn đời nay: lúa nếp cho hạt gạo nếp để nấu xôi, các loại bánh; gạo tẻ nấu cơm dùng hàng ngày, làm thành các thực phẩm khác như bún phở, bánh đa bánh đúc…; lúa non dùng làm cốm…
– Vai trò về văn hóa:
+ Hình thành nền văn minh lúa nước: phát triển những phương thức trồng trọt ở đồng bằng, châu thổ từ xưa; phát triển kĩ thuật cấy lúa hiện đại…
+ Tạo nên một nền văn hóa ẩm thực độc đáo, phong phú.
+ Đại diện cho vẻ đẹp lao động: đi vào thơ ca, được khắc trên trống đồng, làm họa tiết trang trí trên áo dài…
– Sự phát triển của cây lúa hiện nay:
+ Hiện nay ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa đạt sản lượng năng suất cao.
+ Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
3, Kết bài:
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
– Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.