/tmp/hemvp.jpg
Bài văn Cảm nhận của em về người anh hùng Quang Trung qua Hồi 14 gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài: Lập dàn ý Cảm nhận của em về người anh hùng Quang Trung qua Hồi 14 – Hoàng Lê nhất thống chí
1, Mở bài:
Giới thiệu đoạn trích và nhân vật:
– Đoạn trích: là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết chương hồi “Hoàng Lê nhất thống chí”; miêu tả chiến thắng của quân đội Quang Trung trước nhà Thanh và tàn quân Lê Chiêu Thống.
– Nhân vật Quang Trung: được miêu tả chân thực, khách quan với nhiều phẩm chất anh hùng.
2, Thân bài:
a, Hình ảnh Quang Trung trước khi tiến quân vào Thăng Long:
– Một lòng yêu nước, lo lắng cho dân: khi nghe tin giặc kéo vào Thăng Long đã rất tức giận, chỉ muốn ngay lập tức tiến đánh, nhưng không cả giận mất khôn, không hấp tấp mà tính toán việc chu đáo:
+ Ông quyết định lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung: nếu không lên ngôi, việc tiến quân ra Bắc sẽ không danh chính ngôn thuận là đưa quân đánh kẻ xâm lược và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống, mà chỉ như một đội quân phản vua Lê; đó là việc “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
– Có phẩm chất cùng lí tưởng cao cả, chiêu mộ binh sĩ bằng sự chân thành:
+ Ông chỉ ra rõ quân địch ở trước mắt: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”, ấy là lũ giặc phương Bắc, không cùng dòng máu, chỉ tới để xâm lược cướp bóc, không phải để bảo vệ triều đại của vua Lê.
+ Đưa ra lời chiêu mộ binh sĩ vừa chân thành, đề cao tinh thần yêu nước, vừa nghiêm khắc, thể hiện khả năng và uy quyền của mình: đưa ra những tấm gương yêu nước, chiến đấu chống giặc không ngại hi sinh thân mình; cảnh cáo việc “ăn ở hai lòng” sẽ bị trừng phạt.
– Trí tuệ, sáng suốt, tỉnh táo:
+ Sáng suốt trong phân tích tình hình, trong việc dùng người: không trách hai tướng Sở và Lân vì rút quân bỏ thành, còn ngợi khen họ vì biết nhìn nhận tình hình ta yếu địch mạnh; đánh giá cao Ngô Thì Nhậm, sử dụng tài trí của ông để dẹp giặc mà không mất nhiều binh đao.
– Là người mưu lược, có tài năng quân sự, nhìn xa trông rộng:
+ Ông quyết định tiến công dẹp giặc Thanh phải thần tốc: từ lúc xuất phát cho tới khi đuổi được giặc là 10 ngày; không chờ qua tết mà tiến công luôn, mở tiệc khao quân vào 30 tháng chạp cổ vũ tinh thần binh sĩ, nói chắc rằng chiếm lại được thành sẽ ăn tết sau.
+ Liệu trước mọi việc: bàn trước với Ngô Thị Nhậm về quyết sách ngoại giao mềm mỏng với nhà Thanh, vì e ngại nước lớn thua trận sẽ thù hằn, tiếp tục động binh đao.
+ Quan quân trên dưới một lòng, nghiêm chỉnh, kỉ cương trái ngược hoàn toàn sự vô phép tắc, thiếu tôn ti trật tự của quân đội nhà Thanh và tàn quân nhà Lê: càng thể hiện tài lãnh đạo của Quang Trung.
b, Hình ảnh Quang Trung trong những trận chiến với quân xâm lược, bán nước:
– Tài cầm binh của Quang Trung và sức mạnh của quân đội Tây Sơn đã được ca ngợi là “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”.
– Ông lãnh đạo tài tình: đánh trận nào thắng trận ấy, cưỡi voi xông lên trước lấy tinh thần cho binh sĩ ⇒ oai phong lẫm liệt.
+ Đánh ở sông Gián, sông Thanh Quyết: quân giặc bỏ chạy, bị bắt sống.
+ Đánh trận Hà Hồi: không tốn sức cũng chiếm được đồn.
+ Đánh trận Ngọc Hồi: ông cho quân lấy ván ghép phủ rơm đã tẩm ướt nước để tránh được hỏa công của địch; đội quân của ông hầu hết là nông dân không quen trận mạc, họ chiến đấu với tinh thần quả cảm, hi sinh vì đất nước “ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới”
⇒ Chính vị tướng “anh hùng áo vải” Quang Trung vừa mộc mạc, giản dị, vừa kiên cường, mưu lược ấy đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đã giành chiến thắng nhờ biết đoàn kết nhân dân, biết bài binh bố trận.
c, Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Sử dụng những tính từ, động từ thể hiện sự quyết đoán, mưu lược.
– Giọng miêu tả và kể chuyện dù mang tính khách quan nhưng vẫn không giấu được lòng khâm phục của tác giả đối với Quang Trung
⇒ Xây dựng một hình ảnh Quang Trung vừa chân thực qua cuộc hành quân và đánh giặc, vừa được thần thánh hóa như một vị tướng nhà trời qua những hình ảnh cưỡi voi thúc giục, áo bào đỏ nhuốm màu đen của thuốc súng, qua lời kể của cung nữ.
3, Kết bài:
– Qua đoạn trích ta thấy nhân vật Quang Trung: anh hùng, có tài mưu lược, tài dùng người, có tình yêu nước, ý chí kiên cường, là một vị vua sáng suốt.
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi: sử dụng ngôn ngữ kể và tả sống động, thể hiện sự cảm phục của tác giả.