/tmp/ycugl.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Con hổ có nghĩa Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Con hổ có nghĩa trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện: Bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều. Một đêm nọ, bà nghe thấy tiếng gõ cửa, mở cửa ra thì bà bị một con hổ lao tới cõng bà đi. Bà sợ đến ngất đi và khi tỉnh dậy thì thấy hổ dẫn mình đến chỗ một con hổ cái đang đau đớn đau đẻ. Nhờ bà giúp mà hổ cái đẻ được. Hổ đực biếu bà một cục bạc. Nhờ cục bạc ấy mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém. Câu chuyện thứ hai kể về bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi thì ở dưới sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương. Bác giúp hổ gỡ khúc xương to ấy ra. Để đền ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng nhảy nhót. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại để dê, lợn về biếu gia đình bác làm giỗ.
1. Thể loại: Truyện trung đại Việt Nam
– Thời trung đại được tính từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.
– thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính giáo huấn, có cách viết không hẳn giống với truyện hiện đại.
– nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữu đối thoại của nhân vật.
2. Bố cục: 2 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “bà mới sống qua được” : Cậu chuyện về con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.
– Phần 2: Phần còn lại: Câu chuyện con hổ thứ hai với bác tiều.
3. Giá trị nội dung
Truyện “Con hổ có nghĩa” là loại truyện hư cấu nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
4. Giá trị nghệ thuật.
– Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
– Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa…
1. Câu chuyện về con hổ thứ nhất và bà đỡ Trần
– Đó là chuyện hổ xông tới cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái.
– Hổ chạy như bay, một chân ôm lấy bà, hễ có bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu.
– Hổ cái đang lăn lộn, cào đất.
=> Hành động của hổ đực nhanh, gấp gáp khẩn trương , lo lắng cho hổ cái.
– Thái độ của bà đỡ Trần: ban đầu thì sợ đến chết khiếp. Nhưng khi biết hổ cái đang đau đẻ thì bà bình tĩnh, lấy dụng cụ đỡ đẻ thành công.
– Cách trả ơn của hổ đực: biếu bà đỡ Trần một một cục. Dẫn bà ra khỏi rừng và đến khi bà đi khá xa mứi gầm lên một tiếng.
=> Hổ sống tình nghĩa, biết đền ơn người giúp mình.
2. Câu chuyện con hổ thứ hai với bác tiều.
– Hổ bị hóc xương, đau đơn, lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt rãi.
– Bác tiều thò tay vào cổ, lấy xương giúp con hổ.
– Hành động trả ơn của hổ:
+ Khi bác còn sống mang con nai đến trả ơn
+ Đến khi bác mất: hổ đến trước mộ nhảy nhót.
+ Đến ngày giỗ, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến ở ngoài cửa nhà bác tiều.
=> Hổ trả ơn và có tấm lòng thủy chung bền vững với ân nhân.