/tmp/xpvdt.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Chiều xuân Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Chiều xuân trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi nước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
1. Tác giả
*Tiểu sử
– Anh Thơ (1921 – 2005), tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh. .
– Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
– Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
– Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nề nề nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
– Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
*Sự nghiệp sáng tác
– Các tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986),…
– Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Được rút từ tập Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ in năm 1941.
b. Thể thơ: Thơ tám chữ.
c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
d. Bố cục: 3 phần
– Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.
– Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
– Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
e. Giá trị nội dung:
– Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
– Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
f. Giá trị nghệ thuật:
– Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
– Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.
1. Khổ 1: Bến vắng chiều xuân
Mưa bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
– Hình ảnh: mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,…
→ Những hình ảnh quen thuộc, mang những đặc trưng cho miền quê: một bến đò vắng khách với con đò, quán nhỏ và cây xoan đầy hoa tím.
⇒ Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn.
– Từ láy êm êm: những giọt mưa rơi nhẹ điểm xuyết cho khung cảnh, không ồn ào, chầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian.
– Các từ: êm êm, biếng lười, im lìm, tơi bời…→ Gợi tả sự vắng lặng của chiều quê.
⇒ Khổ thơ thể hiện cuộc sống yên tĩnh có phần ngưng đọng, một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng.
2. Khổ 2: Đường đê chiều xuân
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
– Hình ảnh: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò,
– Các từ ngữ diễn tả hoạt động: sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả.
→ Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh biếc của cỏ, từ tĩnh sang động.
⇒ Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng.
3. Khổ 3: Cuộc sống chiều xuân
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
– Xanh rờn: Màu xanh nhẹ nhàng đầy sức sống của mùa xuân.
– Cô nàng yếm thắm: Cảnh sắc bớt vắng vẻ và trở nên ấm áp hơn.
– Những từ ngữ tả hoạt động: cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua → Câu thơ tả động để nói đến cái tình và nhấn mạnh nhịp sống bình yên của làng quê.
⇒ Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê.
– Hình ảnh sắp ra hoa: Niềm tin của con người vào một tương lai tươi sáng.