/tmp/jhfmy.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Cây bút thần Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Cây bút thần trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện:
Ngày xưa, có một em bé rất thông minh, mồ côi từ sớm. Em say mê học vẽ, vẽ rất giỏi và ao ước có một cây bút. Trong giấc mơ, em được thần được cho một cây bút, tỉnh dậy em thấy cây bút nằm trong tay mình. Cây bút ở trong tay em, em vẽ các vật đều trở thành vật thật, Em dùng cây bút vẽ những vật dụng, công cụ lao động cho những người nghèo trong làng. Việc này đến tai tên địa chủ, hắn muốn em vẽ theo ý muốn của hắn. Em không nghe liền bị nhốt vào chuồng ngựa. Nhờ cây bút mà em trốn thoát được. Em bỏ đi vùng khác và dùng cây bút để kiếm sống. Những một lần do sơ ý, em để lộ tài năng và khả năng thần kì của cây bút thần. Tên vua tham lam biết được đã bắt em. Hắn bắt em vẽ nhưng em đều vẽ những thứ ngược lại ý muốn của hắn. Mã Lương bị bắt những vua biết không có em thì không làm được gì nên thả em ra. Mã Lương vẽ biển, vẽ sóng to, gió lớn để trừng trị tên vua tham lam, độc ác. Mã lương sau đó đã đi khắp đó đây đêm hết thời giờ để vẽ cho những người nghèo khổ.
1. Thể loại: truyện cổ tích.
2. Bố cục: 5 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “lấy làm lạ”: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
– Phàn 2: Tiếp theo đến “em vẽ cho thùng”: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
– Phần 3: Tiếp theo đến “phóng như bay”: Mã Lương dùng cây bút chống lại tên địa chủ.
– Phần 4: Tiếp theo đến “lớp sóng hung dữ”: Mã Lương dùng cây bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam.
– Phần 5: Phần còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
3. Giá trị nội dung
Cây bút thần với những khả năng, sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tượng tưởng, thần kì đặc sắc. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, vễ mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
4. Giá trị nghệ thuật.
– Truyện sử dụng chi tiết tưởng tượng, thần kì đặc sắc.
1. Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần
– Mã Lương là cậu bé thông minh, bị mồ côi sống trong nghèo khổ
– Em rất thích vẽ và vẽ rất giỏi, em chăm chỉ luyện tập “ Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu”, em vẽ tôm cá trên đá,..
– Em luôn ao ước có một cây bút vẽ.
– Trong giấc mộng em được cụ già tặng cho một cây bút. Cây bút này có khả năng thần kì em vẽ gì đều thành vật thật.
=> Cây bút là sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm có tài, có chí khổ công học tập dành cho Mã Lương
2. Mã Lương dùng cây bút.
– Mã Lương dùng cây bút thần để vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày, Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn…
=> Mã Lương chỉ vẽ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống của người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa và của cải khác.
– Mã Lương dùng cây bút chống lại tên địa chỉ và tên vua tham lam:
+ Tên địa chủ tham lam muốn có được cây bút của Mã Lương muốn em vẽ những thứ hắn muốn những em không làm theo.
+ Mã Lương dùng cây bút để thoát khỏi tên địa chủ. Em vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ
+ Với nhà vua: hắn tham lam độc ác muốn vẽ những điều mà hắn muốn. Vua bắt em vẽ con rồng, em liền vẽ con cóc ghẻ; vua bắt vẽ con phượng, em vẽ con gà trụi lông.
+ Cây bút thần ở trong tay tên vua đều không phát huy tác dụng.
+ Kết quả: Mã lương vẽ thuyền, sóng lớn, biển cả, gió bão, sóng dữ nhấn chìm tên vua.
=> Mã Lương dùng cây bút để trừng trị kẻ tham lam, độc ác.
3. Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút.
– Câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng khắp nước:
+ Có người nói Mã Lương đã trở về quê cũ, sống với những người bạn ruộng đồng.
+ Có Người nói Mã Lương đi khắp đó đây, đem hết thời giờ và sức lực để vẽ cho những người nghèo khổ.