/tmp/dctbx.jpg
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ngắm trăng Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ngắm trăng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.
Câu hỏi: Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
– “Ngắm Trăng” là bài thơ số 20 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
Câu hỏi: Bài thơ “Ngắm trăng” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
– Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự
Câu hỏi: Qua bài thơ “Ngắm trăng” giúp em hiểu gì về con người Bác?
Trả lời:
– Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ung dung tự tại, hiên ngang trước cảnh tù ngục gian khổ.
– Tình yêu mãnh liệt của Bác giành cho thiên nhiên, một tâm hồn thi ca lãng mạn.
– Tinh thần một người chiến sĩ anh dũng, không màn đến cảnh tù ngục, đói rét vẫn yêu thơ, yêu đời.
Câu hỏi: Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ “Ngắm trăng”.
Trả lời:
– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị
– Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ
– Ngôn ngữ lãng mạn
– Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành
Câu hỏi: Qua bài thơ “Ngắm trăng” em học tập được gì ở Bác?
Trả lời:
– Qua bài thơ, em học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
Câu hỏi: Nội dung chính của bài thơ “Ngắm trăng” là gì?
Trả lời:
– Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
Câu hỏi: Chất thép và chất trữ tình trong bài thơ “Ngắm trăng”.
Trả lời:
– Chất thép:
+ Trong bài không được thể hiện trực tiếp, không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chỉ được nhắc đến và hiểu qua những lời hồn hiên, bông đùa.
+ Tư thế ung dung trong cảnh ngục tù, đó là tinh thần thép vượt lên trên mọi gian khổ của nhà tù
– Chất trữ tình
+ Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa với thiên nhiên: hình ảnh trăng, hoa.
+ Nhân vật trữ tình là người lãng mạn: dù ở trong tù nhưng vẫn có mong muốn uống rượu, ngắm trăng, thưởng hoa…