/tmp/tlnge.jpg
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ca Huế trên sông Hương này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.
Câu hỏi: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” thuộc kiểu văn bản gì?
Trả lời:
Thể loại: bút kí
Câu hỏi: Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc tiêu biểu của xứ Huế được nhắc tới trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương”.
Trả lời:
Các làn điệu dân ca Huế:
• Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: náo nức nồng hậu tình người.
• Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện… gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
• Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.
• Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc, phách điệu Nam không vui, không buồn.
• Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
Các dụng cụ âm nhạc:
• Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.
• Cặp sanh tiền
Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”
Câu hỏi: Sau khi đọc bài văn “Ca Huế trên sông Hương”, em biết thêm gì về vùng đất này?
Trả lời:
Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế trở thành ấm thực cung đình mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ. Và chỉ khi nghe người Huế hát nhạc Huế bằng giọng điệu ngọt ngào, say đắm rồi lênh đênh trên dòng sống Hương bốn bề yên tĩnh trong đêm, người ta mới cảm nhận được một Huế đúng chất của nó.
Câu hỏi: Qua bài “Ca Huế trên sông Hương”, ca Huế được hình thành từ đâu?
Trả lời:
Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
Câu hỏi: Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương” vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi?
Trả lời:
Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
Câu hỏi: Trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương”, tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?
Trả lời:
Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
Câu hỏi: Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”.
Trả lời:
– Nội dung: Huế nổi tiếng với những làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã.
– Nghệ thuật:
• Viết theo thể bút kí
• Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ
• Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động