/tmp/ftxqc.jpg
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là gì?
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác: đêm 16 – 12 – 1861, 20 nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần Giuộc. Chính vì thế Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để ghi nhận công lao của những người nông dân áo vải trở thành những anh hùng đó.
Câu hỏi: Hãy chứng minh “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc mang tầm vóc sử thi.
Trả lời:
Tác phẩm không chỉ thể hiện sự bi tráng của dân tộc, mà qua đó nó thể hiện những anh dũng, kiên cường, bất khuất của cả dân tộc, khi mất mát đi những tài sản to lớn đó là tính mạng của những nghĩa sĩ anh dũng.
Tiếng khóc trong tác phẩm, thể hiện sâu sắc qua những giọt nước mắt của dân tộc Việt Nam, trước sự hy sinh của toàn thể những chiến sĩ anh dũng vì độc lập tự do của dân tộc, những người chiến sĩ, kiên cường, bất khuất, luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc, chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, gian nan để nắm chắc tay súng để bảo vệ đất nước.
Câu hỏi: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” như thế nào?
Trả lời:
• Xuất thân: Đều xuất thân từ những người nông dân chất phác cần cù làm ruộng, là những người dân ấp nhưng ở trong họ là tình yêu quê hương đất nước cao đẹp
• Vẻ bề ngoài chỉ là những người nông dân nhưng họ lại có những phẩm chất rất đáng ngợi khen, có những chiến công vang dội cho dân cho nước.
o Tình cảm: Xuất hiện trong họ lòng căm thù giặc, có một tấm lòng rất đáng quý dám xả thân vì đất nước, tuy tay cày tay bừa nhưng khi có chiến tranh họ sẵn sàng cầm súng để chiến đấu, không một kẻ thù nào có thể đánh bại ý chí kiên cường.
o Thấy tàu giặc chạy trên sông: “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.”
o Họ nhận thức đất nước là một dải giang sơn gấm vóc, không thể để kẻ thù thôn tính.
o Trang bị khi ra trận rất thô sơ và mộc mạc: Manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay. Những công cụ đó rất quen thuộc đối với nhân dân thì nay nó lại trở thành những công cụ chiến đấu đắc lực của những người chiến sĩ Cần Giuộc.
Câu hỏi: Tiếng khóc bi tráng của tác giả trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào?
Trả lời:
Tiếng khóc xót thương cho người đã mất: Nghĩa sĩ, nhân dân. Đó là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước. Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh vận nước, nhân danh lịch sử mà khóc những người dân anh hùng xả thân cho Tổ quốc. Đấy là tiếng khóc có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.
Khóc cho người còn sống: Mẹ già, vợ yếu con thơ. Giờ đây những người mẹ già đêm đến khóc con những người vợ yếu chạy đi tìm. Câu văn này cũng cho ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với các gia đình liệt sĩ
Khóc cho quê hương, đất nước. Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi, tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương
Câu hỏi: Vì sao những tiếng khóc trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” tuy đau thương nhưng lại không hề bi lụy?
Trả lời:
Tiếng khóc trong bài tuy đau thương vô hạn nhưng không bi lụy, vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn, lây cái chất để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại – thà chết vinh còn hơn sống nhục.
Câu hỏi: Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chủ yếu do những yếu tố nào?
Trả lời:
Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ của bài văn tế giản dị gần gũi mang đạm chất Nam Bộ, những hình ảnh người chiến sĩ thật sinh động qua những tấm áo rách, những công cụ chiến đấu thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất kiên cường.
Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương những vĩ đại cho cả một dân tộc
Câu hỏi: Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là gì?
Trả lời:
Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân
Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.
Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Câu hỏi: Giá trị nội dung mà “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” mang lại là gì?
Trả lời:
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử bi thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.