/tmp/tumlj.jpg
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Thương vợ Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Thương vợ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.
Câu hỏi: Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu hỏi: Bài thơ “Thương vợ” có đề tài là gì?
Trả lời:
Đề tài người vợ- sự tần tảo, giàu đức hi sinh của bà Tú là đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”.
Trả lời:
Bà Tú là người tần tảo, chịu thương chịu khó, vất vả và lam lũ trong hoàn cảnh không thuận lợi.
Là người trụ cột của cả gia đình với gánh nặng chồng con đè lên cả 2 vai.
Bà phải bươn trải trong cảnh làm ăn lúc đơn chiếc khi quãng vắng.
Bà không một lời kêu ca, phàn nàn mà chỉ an phận bằng lòng với cuộc sống, hết lòng vì chồng vì con.
⇒ Bà Tú là đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và tình yêu thương chồng con vô điều kiện.
Câu hỏi: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối trong bài “Thương vợ” là lời của ai và có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối nếu đọc qua ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợ mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình.
Câu hỏi: Nỗi lòng thương vợ của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Thương vợ”?
Trả lời:
Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện qua từng câu chữ trong bài thơ. Tựa đề Thương vợ vẫn chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ cũng như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Kể những nỗi vất vả, những đức tính phẩm chất đạo đức cao đẹp của bà để qua đó nói lên tình thương vợ sâu sắc, đồng cảm và hơn hết là biết ơn vợ.
Câu hỏi: Qua bài thơ “Thương vợ”, em có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?
Trả lời:
Tú Xương là người yêu thương, quý trọng vợ điều đó thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả và gian truân của vợ. Ông tự cho mình là gánh nợ của vợ, cảm thấy hổ thẹn đối với vợ vì đã để bà phải chịu nhiều vất vả. Qua đó thấy được Tú Xương là người có nhân cách vô cùng cao đẹp.
Câu hỏi: Nêu nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ “Thương vợ”.
Trả lời:
Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
Hình ảnh sáng tạo
Kết hợp ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ đời sống
Câu hỏi: Theo em bài thơ “Thương vợ” là lời của ai?
Trả lời:
Theo em bài thơ là lời của chính Tú Xương nói lên để bày tỏ sự cảm thông, sự biết ơn đối với người vợ tần tảo của mình, đồng thời cũng là lời tự trách đối với chính bản thân ông để vợ phải cực khổ.
Câu hỏi: Hình ảnh “con cò” trong bài thơ “Thương vợ” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Hình ảnh “con cò” gợi dáng hình gầy guộc cũng như thân phận tội nghiệp của bà Tú nói riêng và gợi lên phẩm chất chăm chỉ, giàu đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam nói chung.