Câu hỏi bài Nhưng nó phải bằng hai mày chọn lọc


Câu hỏi bài Nhưng nó phải bằng hai mày chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Nhưng nó phải bằng hai mày này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi: Tính kịch được thể hiện như thế nào trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”?

Trả lời:

Tính kịch được thể hiện qua lời nói và động tác giữa hai nhân vật. Cải cảm thấy yên tâm sẽ được thắng kiện vì đã đút lót cho quan, nhưng hành động xử kiện của thầy lí thật bất ngờ, cách giải thích của thầy lí cũng bất ngờ khiến Cải không kịp trở tay, rơi vào tình trạng bi hài, “tiền mất, tật mang”.

Câu hỏi: Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí cuối truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Nghệ thuật gây cười ở cuối truyện nằm ở việc:

   – Lời nói của thầy Lí có sự đồng nhất giữa “lẽ phải” với số tiền nhận hối lộ, lẽ phải có thể đong đếm được

   – Thầy lí nhận hối lộ nhưng vẫn trơ trẽn úp bàn tay trái lên bàn tay phải biện minh cho hành động nhận đút lót

Xem thêm:  Khe chim kêu - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Câu hỏi: Trước khi khởi kiện, thầy lí trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” được biết đến như thế nào?

Trả lời:

Thầy lí được biết đến với nổi tiếng xử kiện giỏi, nhận của cải 5 đồng, Ngô 10 đồng.

Câu hỏi: Trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả việc xử kiện của thầy lí?

Trả lời:

Nghệ thuật:

   – Lặp lại 2 chi tiết: hành động và lời nói

   – Hình thức chơi chữ: Phải

   ⇒Thể hiện sinh động, hài hước bản chất tham nhũng của thầy lí.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật Ngô và Cải trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”?

Trả lời:

– Cải và Ngô vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Chính trong chính vụ kiện này do bản thân Cải và Ngô đã tự đút lót cho thầy lí, hành vi tiêu cực ấy đã hủy hoại chính bản thân mình và dần dần hủy hoại đi xã hội.

– Trái lại Cải và Ngô cũng là nạn nhân cho quan lại dung đồng tiền để làm giàu cho lối sa đọa, quan triều của một xã hội phong kiến thối nát. Trong hoàn cảnh này thì Cải và Ngô vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

Câu hỏi: Hãy rút ra ý nghĩa của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

Trả lời:

Ý nghĩa:

   – Phê phán giai cấp thống trị, tham nhũng, vạch trần lối xử kiện vì tiền.

Xem thêm:  Soạn bài Tự đánh giá - World Wide Web ra đời và phát triển như thế nào 30 năm qua? Ngữ văn lớp 6

   – Phê phán hành động hối lộ của một bộ phận nông dân lao động.

   – Có tác dụng giáo dục trong nội bộ nhân dân một cách sâu sắc, thấm thía về bài học trong cuộc sống.

Câu hỏi: Hãy phân tích hai truyện cười “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” để làm rõ những đặc trưng của thể loại truyện cười.

Trả lời:

Tam đại con gà Nhưng nó phải bằng hai mày
Có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười. Xây dựng tình huống truyện khá độc đáo, đó là tình huống xử kiện. Tình huống của truyện cười này được dựng lên từ hai mâu thuẫn trong truyện
Yếu tố kịch nằm chi tiết thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò hỏi gấp và chi tiết bố học trò đang cuốc đất ngoài vườn, nghe thầy dạy sai, bỏ cuốc chạy vào. Thầy bị rơi vào một tình huống khó, phải tìm ngay cách xử trí gấp. Nhưng chính những kịch tính này đã thúc đẩy câu chuyện phát triển, xúc tác cho tình huống truyện diễn ra nhanh chóng, mang đến tiếng cười cho truyện. Kịch tính được thể hiện qua lời nói và động tác giữa hai nhân vật. Cải cảm thấy yên tâm sẽ được thắng kiện vì đã đút lót cho quan, nhưng hành động xử kiện của thầy lí thật bất ngờ, cách giải thích của thầy lí cũng bất ngờ khiến Cải không kịp trở tay, rơi vào tình trạng bi hài, “tiền mất, tật mang”.
⇒ Có dung lượng ngắn, chi tiết cô đọng, hành động của nhân vật dứt khoát, kết cấu logic chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.
⇒ Cả hai truyện cười đã mang lại tiếng cười cho người đọc, nhưng đằng sau mỗi truyện cười lại ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa, đó là tiếng cười đả kích, châm biếm hoặc phê phán những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
Xem thêm:  Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ năm 2021

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu