/tmp/sforf.jpg
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Thể loại của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
Văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc thuộc thể loại nghị luận văn học.
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
Tác giả viết bài này nhân kỉ niệm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3–7–1988), đăng trên Tạp chí văn học tháng 7 – 1963. Thời điểm đó, đất nước ta đang có sự kiện trọng đại, nhất là ở Nam Bộ. Do Mĩ tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh nên nhân dân miền Nam nổi lên đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, khắp mọi nơi chống Mĩ.
Câu hỏi: Trình tự lập luận của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
Trình tự lập luận của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc:
– Luận đề: Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong làng văn nghệ của dân tộc.
– Luận điểm 1: Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
– Luận điểm 3: Đánh giá về truyện thơ Lục Vân Tiên.
– Kết luận: Đánh giá khái quát về tầm vóc cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu trong mặt trận văn hóa tư tưởng.
⇒ Bố cục tác phẩm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, các luận điểm triển khai đều bám sát vào trọng tâm tác phẩm.
Câu hỏi: Giá trị nội dung của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
– Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.
– Tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
– Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
– Cách lập luận đi từ chung đến riêng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận diễn dịch, quy nạp, bác bỏ.
– Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm.
– Ngôn ngữ mang tính hình ảnh cao.
– Giọng điệu vừa hào sảng lúc thì lại xót xa.
Câu hỏi: Cách sắp xếp luận điểm trong văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
– Thông thường, trong bài văn nghị luận về một tác giả văn học nào đó, người ta thường phân tích các tác phẩm chính của tác giả, sau mới đánh giá về con người, vai trò của nhà văn. Nhưng ở bài viết này, tác giả Phạm Văn Đồng làm ngược lại, trình bày con người – quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới trình bày về các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu.
– Tác giả tập trung vào truyện thơ Lục Vân Tiên vì tầm vóc và mức độ ảnh hưởng đối với người dân Nam Bộ hơn hẳn các tác phẩm thơ văn yêu nước chống giặc ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu sau này. Tuy được sáng tác vào thời kì kháng chiến chống Pháp nhưng truyện thơ Lục Vân Tiên được nhắc lại trong tác phẩm của Phạm Văn Đồng vào thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bởi theo tác giả đây là cách huy động nội lực từ quá khứ, tiếp thêm sức mạnh từ truyền thống ông cha nhằm nhân lên sức mạnh cho toàn dân tộc trong cuộc chiến đấu hôm nay.
⇒ Với trật tự này, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là con người đặc biệt, để hiểu thơ văn ông trước hết phải hiểu con người ông, văn thơ ông gắn liền với thực tế, vận mệnh dân tộc. Và khẳng định sức mạnh của văn nghệ trong kháng chiến, chúng cũng là một thứ vũ khí sắc bén tác động vào mặt tinh thần của con người.
Câu hỏi: Ý nghĩa tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
Khẳng định vị trí, vai trò và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học Việt Nam. Hồi tưởng lại những áng văn thơ yêu nước của ông nhằm động viên, bồi dưỡng niềm tự hào về quá khứ, củng cổ tinh thần yêu nước trong thế hệ con nười Việt Nam thời chống Mĩ. Sự nghiệp sáng tác của ông cũng là minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
Câu hỏi: Mục đích sáng tác của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Trả lời:
– Kỉ niệm ngày mất của nhà văn, nhà thơ, người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu trên mặt trận văn hóa và tư tưởng.
– Tác giả bài viết có ý định hướng và điều chỉnh lại cách nhìn nhận và chiếm lĩnh các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó soi chiếu vào hoàn cảnh mất nước để khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục Vân Tiên.
– Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời.
– Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
Trả lời:
– Thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm → Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ yêu nước.
– Cầm bút, viết văn là một thiên chức → Ông khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.
⇒ Quan điểm rất tích cực, tiến bộ, sâu sắc, gắn nhà văn và văn chương với hiện thực cuộc sống, với vận mệnh dân tộc, coi trọng chức năng giáo huấn, phê phán, cảnh tỉnh của văn chương.
Câu hỏi: Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như những vì sao có ánh sáng khác thường, con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy?
Trả lời:
Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu
cũng giống như những vì sao có ánh sáng khác thường, con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy vì:
– Những vì sao có ánh sáng khác thường: ánh sáng đẹp nhưng lạ, ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Nguyễn Đình Chiểu là một hiện tượng văn học độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
– Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy: phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kỹ, phải kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận được những vẻ đẹp riêng của nó và càng nghiên cứu sâu, càng tìm hiểu kỹ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và càng khám phá được những vẻ đẹp mới.
⇒ Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Giúp người đọc thay đổi cách nhìn về các sáng tác cũng như con người ông. Chính điều đấy đã định hướng cho bài viết có cái nhìn sâu sắc và thấy những giá trị bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.