/tmp/dauim.jpg
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đại cáo Bình Ngô Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đại cáo Bình Ngô này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.
Câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của “Đại cáo bình Ngô” là gì?
Trả lời:
– Đầu năm 1482, sau khi đã dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước.
Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề của “Đại cáo bình Ngô”
Trả lời:
– “Đại cáo bình Ngô” là dịch 4 chữ Hán: Bình Ngô Đại Cáo, tác phẩm Do Nguyễn Trãi viết lấy danh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ.
– Nhan đề có ý nghĩa sau: “Đại Cáo Bình Ngô” là Bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô.
Câu hỏi: Nội dung của từng đoạn trong “Đại cáo bình Ngô” hướng vào chủ đề chung, nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?
Trả lời:
“Đại cáo bình Ngô” có thể chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn đều có một chủ đề riêng nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của tác phẩm, đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc.
Câu hỏi: Có những chân lý nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác định cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài “Đại cáo bình Ngô”?
Trả lời:
•Tư tưởng nhân nghĩa.
•Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.
Câu hỏi: Vì sao đoạn mở đầu “Đại cáo bình Ngô” có nghĩa có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?
Trả lời:
Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.
– Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền
– Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt
Câu hỏi: Tác giả đã có cách viết “Đại cáo bình Ngô” như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc?
Trả lời:
– Khẳng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:
+ Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác).
+ Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu.
+ Nêu dẫn chứng thực tiễn (Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô).
– Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn.
Câu hỏi: Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh trong “Đại cáo bình Ngô”? Âm mưu nào là thâm độc nhất, tội ác nào là man rợ nhất?
Trả lời:
Tác giả tố cáo những âm mưu, tội ác của giặc Minh:
– Âm mưu: Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh, vạch trần luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm âm mưu thôn tính nước ta vốn có từ lâu trong tư tưởng của “thiên triều”.
– Tội ác:
•Hủy hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội.
•Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, hủy hoại cả môi trường sống.
– Âm mưu xâm lược nước ta là thâm độc nhất, tội ác tàn sát, giết hại nhân dân là man rợ nhất.
Câu hỏi: Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù trong “Đại cáo bình Ngô” có gì đặc sắc?
Trả lời:
Nghệ thuật cáo trạng:
•Sử dụng nhuần nhuyễn những hình ảnh, chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát kết hợp với lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tính cách người dân vô tội.
•Dùng những câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng.
•Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt, nhịp điệu nhanh dần.
•Lời văn: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào, tấm tức, …
Câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa chống giặc của quân ta được thể hiện trong “Đại cáo bình Ngô” đã gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào?
Trả lời:
Khó khăn
•Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.
•Những khó khăn thiếu thốn chồng chất.
•Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hùng bạo, được trang bị đầy đủ.
Thuận lợi
•Nhân dân bốn cõi một nhà …
•Tướng sĩ một lòng phụ tử …
•Thế trận xuất kỳ …
•Dùng quân mai phục …
•Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.
Câu hỏi: Những thuận lợi của quân ta được thể hiện trong “Đại cáo bình Ngô” đã mang lại những ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Thể hiện sự nhân nghĩa, lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa của quần chúng nhân dân ta: tha chết cho chúng, cấp ngựa, cấp lương thực, cấp thuyền cho chúng trở về nước.
– Khắc sâu chiến thắng oanh liệt của dân tộc và phơi bày sự thất bại nhục nhã của kẻ thù, thể hiện lòng tự hào dân tộc.
Câu hỏi: Kết thúc bài “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã tuyên bố điều gì trước toàn dân thiên hạ?
Trả lời:
Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi tuyên bố về sự nghiệp “Bình Ngô phục quốc” đã thành công, nền độc lập đã được lập lại.
Câu hỏi: Qua lời tuyên bố của Nguyễn Trãi, em thấy được cảm hứng gì bao trùm trong phần kết của “Đại cáo bình Ngô”?
Trả lời:
Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi tuyên bố về sự nghiệp “Bình Ngô phục quốc” đã thành công, nền độc lập đã được lập lại.
Câu hỏi: Giọng văn ở đoạn kết “Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa gì khác với những đoạn trên? Do đâu có sự khác nhau đó?
Trả lời:
Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.
– Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc.
– Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”
– Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta.
Câu hỏi: Theo em có những bài học lịch sử nào qua “Đại cáo bình Ngô” và ý nghĩa của bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay như thế nào?
Trả lời:
Bài học lịch sử: Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.
Câu hỏi: Rút ra những giá trị chung về mặt nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”.
Trả lời:
Giá trị nghệ thuật:
– Bố cục: Chặt chẽ, cân đối.
– Câu văn, giọng văn linh hoạt.
– Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát.
Giá trị nội dung:
– Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
– Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.