/tmp/gille.jpg Câu hỏi bài Chiều tối chọn lọc - Giáo dục trung học Đồng Nai

Câu hỏi bài Chiều tối chọn lọc


Câu hỏi bài Chiều tối chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Chiều tối Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Chiều tối này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa của “Chiều tối”, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác.

Trả lời:

So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ta thấy:

Câu thơ thứ nhất dịch khá sát nguyên tác.

Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” ở đây trong câu thơ dịch chưa sát nguyên tác. Hơn nữa ở nguyên tác còn có từ “cô” cô ở đây là cô đơn, mới chỉ dịch từ “vân”, điều này làm câu thơ chưa thoát ý.

Câu thơ thứ ba trong bản dịch nghĩa là “Thiếu nữ xóm núi xay ngô” còn trong bản dịch thơ được dịch là “Cô em xóm núi xay ngô tối” thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu, bởi không cần thêm chữ “tối” thì người nghe vẫn hiểu được là trời tối.

Câu thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác.

Câu hỏi: Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu bài “Chiều tối”.

Trả lời:

Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu.

Cánh chim là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ văn cổ điển, vừa thể hiện không gian vừa thể hiện thời gian, sau một ngày mệt mỏi chim bay về tổ để nghỉ ngơi cũng như con người sau một ngày lao động vất vả tìm về nhà.

Chòm mây lúc này dường như cũng đã quá mệt mỏi nên trôi chầm chậm nhẹ nhàng, những đám mây này cũng chính là những đám mây buổi hoàng hôn. Tuy nhiên tiếc rằng câu thơ này được dịch không thoát ý nên không gợi lên được sự cô đơn cho người đọc cảm nhận.

Ta thấy tất cả các sự vật sau một ngày hoạt động đều như đang rơi dần vào trạng thái nghỉ ngơi (trạng thái tĩnh), duy chỉ có Bác vẫn phải bước đi. Trong tình cảnh tù đầy gian khổ, Bác vẫn lạc quan làm thơ và một lòng hướng đến ngày mai cũng chính là buổi bình minh của nước nhà.

Xem thêm:  Soạn bài Tiểu sử tóm tắt ngắn nhất

Câu hỏi: Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau bài “Chiều tối” như thế nào?

Trả lời:

Bức tranh đời sống hiện lên trong hai câu thơ cuối:

“Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng”

Trong hai câu thơ này tác giả miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong sinh họat hằng ngày. Đây là những hoạt động của một bản làng đang chuẩn bị cho buổi tối.

Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động. Chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng quý, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút – nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.

Hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu. Buổi tối ấy không phải là một buổi tối lạnh lẽo mà là một buổi tối ấm áp bên cạnh gia đình, bên bếp lửa hồng. Từ đó cũng cho thấy tấm lòng người xa quê, dù có gian lao thế nào vẫn hướng về quê hương, đất nước.

Những hình ảnh giản dị được Bác miêu tả hết sức chân thực, qua đó ta thấy được tình yêu của Bác dành cho những người dân nghèo – một con người dù bản thân hết sức khó khăn nhưng vẫn dành những tình cảm chân quý nhất cho người khác.

Câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Chiều tối”.

Trả lời:

Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ như hình ảnh: chim, mây,…vốn là thi liệu quen thuộc trong thơ cổ điển) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của bài thơ rất cao.

Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm “sáng” lên cả bài thơ, ví dụ như chữ “hồng” trong câu thơ cuối.

Câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài “Chiều tối” ?

Xem thêm:  Dàn ý Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc năm 2021

Trả lời:

Trong bài thơ “Chiều tối”, sự vận động của con người và cảnh vật đối lập nhau, nó được thể hiện như sau:

Ở hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng, hình ảnh của cánh chim mỏi của chòm mây lững lờ khiến cho tâm trạng con người cũng hoàn toàn rơi vào trạng thái lẻ loi, buồn tủi.

Tuy nhiên trong hai câu thơ cuối, với những hình ảnh là bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của người dân xóm núi lại cho thấy một khung cảnh tươi vui, đầm ấm với hình ảnh “lò than” rực hồng. Khung cảnh trong hai câu thơ cuối cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, trong mọi hoàn cảnh đều vui tươi, lạc quan, yêu đời.

Câu hỏi: Trong bài thơ “Chiều tối”, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài: Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng

Ý nghĩa hình ảnh:

Cho thấy tình yêu của Bác với những người dân nghèo. Tâm trạng trên đường chuyển ngục tuy rất mệt mỏi nhưng chỉ cần nhìn thấy những hình ảnh giản dị đã làm Người vui vẻ.

Cùng đó cho thấy Bác luôn nhớ đến quê hương, đất nước tình yêu quê bao la như tâm hồn Bác vậy.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Giá trị nội dung: “Chiều tối” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác trong hoàn cảnh tù đày vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh gian khổ đó, Bác vẫn bình thản làm thơ với những cảnh tượng thiên nhiên trước mắt vô cùng đẹp đẽ, những hình ảnh bình dị của cuộc sống mà trong thơ Bác lại nên thơ đến lạ. Chỉ những con người anh dũng, hiên ngang mới có thể lạc quan trước hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy.

Giá trị nghệ thuật: Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại, trong đó vừa tả cảnh lại vừa tả tình.

Câu hỏi: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối”.

Trả lời:

Nét cổ điển trong bài thơ Chiều tối:

Trong bài thơ “Chiều tối” Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hình ảnh cánh chim và chòm mây để diễn tả không gian và thời gian buổi chiều. Đó là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống.

Ở bài “Chiều tối”, chúng ta bắt gặp một pháp nghệ thuật rất quen thuộc – đó là bút pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều. Đặc biệt tác giả dùng chữ “hồng” ở cuối bài thơ để miêu tả cái tối.

Xem thêm:  Hãy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

Nét hiện đại trong bài thơ Chiều tối:

Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài thơ “Chiều tối”, hình ảnh người lao động, “cô gái xay ngô” nổi bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng của bức tranh, chi phối toàn bộ khung cảnh nước non sơn thuỷ.

Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động khoẻ khoắn, đó là sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp, từ tàn lụi đến sự sống.

Câu hỏi: Bài thơ “Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Bài thơ rút ra từ tập thơ “Nhật kí trong tù”, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng.

Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Câu hỏi: Chứng minh bài thơ “Chiều tối” là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

“Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của “Nhật kí trong tù”, được gợi hứng từ cuộc chuyển lao của Người từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. Bài thơ ngắn gọn mà hàm súc, cho thấy vẻ đẹp cốt cách của người chiến sĩ – nghệ sĩ.

Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên cho thấy được chân dung tinh thần của người tù đằng sau bức tranh ấy. Đó là một trái tim người nghệ sĩ quên đi thực tại hướng tới tình yêu thiên nhiên, có khát vọng tự do, có bản lĩnh, làm chủ hoàn cảnh.

Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống chỉ ra bức chân dung tinh thần của người tù, người chiến sĩ với:

+ Lòng yêu thương, cảm thông với nỗi vất vả của con người

+ Khao khát mái ấm gia đình, sum họp quê hương

+ Có niềm tin vào tương lai “xay hết lò than đã rực hồng”

Nghệ thuật: Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, vừa có màu sắc cổ điển lại vừa hiện đại.

+ Vẻ đẹp cổ điển: thể thơ, bút pháp chấm phá, bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình.

+ Vẻ đẹp hiện đại: chủ thể trữ tình là một người chiến sĩ cách mạng, con người mang tư tưởng và tinh thần thời đại; sự vận động của hình tượng thơ từ bóng tối đến ánh sáng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu