/tmp/odlvd.jpg Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa năm 2021


Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa năm 2021

Bài văn Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa gồm dàn ý chi tiết, 4 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài: Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa.

A/ Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

– Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí với nhiều tác phẩm đặc sắc mang âm hưởng nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình, đậm chất thơ.

– Lặng lẽ Sa Pa (1970) là một trong những tác phẩm hay mang đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long – kết quả của chuyến đi thực tế tại miền Tây tổ quốc (Sa Pa, Lào Cai).

– Cô kĩ sư là nhân vật mang lại nhiều ý nghĩa thú vị

2. Thân bài

– Cô là cô kỹ sư trẻ mới ra trường, hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác. Bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cô háo hức. Cô khao khát được đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì

– Cô ôm bó hoa được tặng, lắng nghe câu chuyện của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn.

– Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô xúc động, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi).

– Đây là cái “bàng hoàng” đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định đó của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. Cùng với sự “bàng hoàng” ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”

3. Kết bài

– Cô kỹ sư trẻ tuy không được khắc họa đậm nét nhưng cũng đủ sức chuyển tải được chủ đề tư tưởng của tác phẩm

– Trị cuộc sống ấy thì cô kỹ sư là lớp người kế cận đã tiếp cận và hình thành lý tưởng sống đẹp, sống vì đất nước.

B/ Sơ đồ tư duy

Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa năm 2021

C/ Bài văn mẫu

Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 1

Sau khi ra trường, là một cô kĩ sư trẻ đầy hào hứng đón đợi những thử thách mới trong tương lai, nhưng có lẽ là một cuộc gặp gỡ định mệnh mà cô đã tìm ra ước mơ và định hướng của chính mình. Nó diễn ra trong chuyến công tác đầu tiên tôi đến Sa Pa, cô đã được gặp và nói chuyện với một anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp ấy đã in đậm trong tâm trí cô ấy đến tận bây giờ.

Cô kĩ sư trẻ đã hòa mình vào thiên nhiên Sa Pa để kể lại hết sự li kì đó. Nhớ lại, trong những ngày đường đến Lai Châu, tôi ngồi cạnh một người họa sĩ lão thành – một người tốt bụng, lao động nghệ thuật nghiêm túc, quyết định đi thực tế để tìm đề tài sáng tác trước khi về hưu. Khi xe chạy qua Sa Pa, chúng tôi say mê ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên với những rặng đào, hàng thông rung tít trong nắng, những cây tử kinh nhô đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Lúc xe dừng lại để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi trong ba mươi phút, bác lái xe bảo sẽ giới thiệu với chúng tôi “một người cô độc nhất thế gian”. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Anh sống cô đơn giữa bốn bề cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. lúc mới lên làm việc, chưa quen, “thèm người” quá nên anh đã dùng cây ngáng đường cho xe dừng lại để trò chuyện với mọi người. Anh đưa biếu bác lái xe củ tam thất vì biết vợ bác bị ốm, lúc bác trao cho anh quyển sách mua hộ, tôi thấy anh mừng quýnh. Bác lái xe giới thiệu chúng tôi với anh và đề nghị anh mời chúng tôi lên thăm nơi ở và làm việc của anh. Vừa lên đến nơi, tôi ngỡ ngàng trước vườn hoa anh trồng với muôn sắc màu. Không kìm chế nỗi thích thú, tôi chạy lại bên anh. Người thanh niên cũng rất tự nhiên, cắt tặng tôi một bó hoa to với lòng hiếu khách bởi tôi là người con gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà anh từ bốn năm nay.Anh quyết định:Thôi chấm dứt tiết mục hái hoa. Đã mất năm phút rồi. Cháu sẽ nói về mình trong năm phút. Còn hai mươi phút, bác cho cháu nghe chuyện, cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm.Rồi anh kể về công việc anh đang đảm trách với việc đo gió, đo mưa, chấn động mặt đất, dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thật gian khổ, nhất là lúc về đêm, luôn đối mặt với gió, tuyết và sự lặng im thật dễ sợ. Tôi thật sự bị cuốn hút vào câu chuyện anh kể. Bỗng anh dừng lại, nhắc về thời gian mà đối với anh rất quý trong cuộc gặp gỡ này:Còn có hai mươi phút thôi, mời bác và cô vào nhà uống nước chè và kể cho cháu nghe chuyện dưới xuôi.Chúng tôi đi theo anh. Căn nhà ba gian của anh sạch sẽ ngăn nắp với sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Bác họa sĩ đề nghị anh kể tiếp công việc của anh, rằng sao mà người ta gọi anh là người cô độc nhất thế gian. Anh cười khanh khách:Đó là từ ngữ của bác lái xe. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phăng Xi Păng mới một mình hơn cháu. Cháu từng nghĩ : Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai làm việc. Công việc của cháu gian khổ nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất. Cháu không còn cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bạn. Vả lại có lần cháu phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ nhiều phản lực Mĩ. Từ đó cháu thấy mình thật hạnh phúc.Lắng nghe anh nói mà lòng tôi xúc động. Tôi đã hiểu ra rồi. Đâu phải đi ra chiến chiến trường tiêu diệt giặc Mĩ mới là sống đẹp. Cuộc sống lao động của anh đầy ý nghĩa đối với đất nước. Chao ôi, khi con người tìm ra được ý nghĩa của công việc thì người ta không còn ngại gian khổ nào cả. Cuộc gặp gỡ này đã cho tôi thêm niềm tin về quyết định đến Lai Châu của mình, tôi sẽ chấp nhận nhiệm vụ được phân công dù có gặp muôn vàn khó khăn. Tôi âm thầm đặt chiếc khăn tay vào một quyển sách của anh xem như kỉ niệm, tình cảm quý mến mà tôi dành cho anh. Hình như cùng đồng cảm xúc với tôi, nên bác họa sĩ đã đề nghị vẽ anh. Thật bất ngờ, anh đã khiêm tốn từ chối:

Xem thêm:  Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn nhất

Không, không, đừng vẽ cháu. Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng hơn cho bác vẽ.Anh kể về người kĩ sư trồng rau, kiên nhẫn xem ong thụ phấn hoa su hào rồi sau đó, tự mình làm thay cho ong, tạo ra được hàng loạt cây su hào đạt năng suất cao, người cán bộ lập bản đồ sét, mười năm không về thăm nhà, sợ nhỡ có sét lúc vắng mặt mình. Thế đấy, Sa Pa tuy lặng lẽ, nghe nhắc tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước.Trời ơi, còn có năm phút!

Anh thanh niên nói to, giọng đầy tiếc rẻ, bác họa sĩ cũng tặc lưỡi đứng dậy. Anh gọi to cho tôi quay lại nhận chiếc khăn tay mà không biết tôi cố tình tặng anh, khiến tôi xấu hổ vô cùng với bác họa sĩ. Chúng tôi tạm biệt nhau trong niềm luyến tiếc. Tôi bắt tay và nhìn thẳng vào mắt anh, cái nhìn của người ngưỡng mộ một vẻ đẹp tâm hồn mà rất tiếc khó có thể gặp lại. Bác họa sĩ khẳng định sẽ quay lại thăm anh. Anh thanh niên tặng chúng tôi một làn trứng gà rồi không tiễn chân vì bận đi ốp. Chúng tôi hiểu anh cũng như chúng tôi không muốn chia tay, ba mươi phút trò chuyện quá ngắn ngủi. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn này, tôi đã nhận ra được chân dung của anh thanh niên – tiêu biểu cho lớp trẻ Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng đất nước với những phẩm chất tốt đẹp: yêu nghề, say mê với công việc, hiếu khách, quan tâm đến người khác và rất khiêm tốn.Cuộc gặp gỡ tình cờ với bác họa sĩ và anh thanh niên để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời tôi. Anh thanh niên đã làm cho tôi cảm thấy yêu đời hơn, nhiệt tình hơn trong công việc. Chân dung anh thanh niên mà bác họa sĩ vẽ chắc chắn sẽ mang lại cho nghệ thuật và cho đời sống một mẫu người lí tưởng sống mãi theo thời gian.

Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 2

Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng có những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.

Truyện không có những tính cách phi thường, những chiến cống vang dội… như ta đã bắt gặp trong nhiều truyện kí viết về chiến tranh thời chống Mĩ.Cô kĩ sư trẻ được tác giả phác họa một vài nét nhưng thật duyên dáng. Cử chỉ cô “ôm bó hoa vào ngực” cô lắng tai nghe câu chuyện kể của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn. Mới bước vào đời cô gặp anh thanh niên tựa như một tấm gương, tự soi để tự hiểu mình, nghĩ về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ, “về con đường cô đang đi tới”. Cô đẹp như những đóa hoa cô đang cầm trên tay.Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và đầy tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên “một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra… những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc”(Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vi cuộc sống. Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: “Cháu thấy cuộc đời đẹp quá “. Quả vậy, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người.Cô kĩ sư là đại diện cho lớp thanh niên trẻ đi tìm lí tưởng cuộc đời và đã bắt gặp được lẽ sống ấy trong cuộc gặp gỡ tình cờ. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô bàng hoàng, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái bàng hoàng đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô dánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống tâm hồn người khác. Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư, mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.

Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của những nhân vật khác, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Thời gian chẳng mấy đã hết, bỗng nhiên cô lại muốn để lại một cái gì đó cho anh nhớ về cô giống như anh đã nói, kỉ niệm cho lần gặp gỡ này. Thế nhưng cô lại chẳng có gì trong túi xách cả. Hết thời gian tôi với bác họa sĩ được anh tiễn đến tận chân cầu thang ra về. Tưởng là đi được rồi nhưng anh lại chạy với theo trả lại cho cô ấy chiếc khăn mùi xoa cô cố tình để lại. Tôi thấy anh thật thà quá, chẳng hiểu sao tôi cảm giác như bác họa sĩ hiểu được ý tôi nên tôi đỏ mặt cầm lại và ra về.

Xem thêm:  Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Sau lần gặp gỡ đó cô ấy không có cơ hội để gặp lại anh lần nữa, có lẽ bác họa sĩ già sẽ trở lại để tận hưởng một cuộc sống “Sa Pa buồn” và cùng nói chuyện ở dưới xuôi với anh.

Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 3

Trong nền văn học Việt Nam, có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí – Nguyễn Thành Long là một trong số những nhà văn đó. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm 1970. Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”, Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện: “Trong cái lặng im của Sapa,… đất nước”. Ngoài nhân vật chính là anh thanh niên, các nhân vật phụ, bác lái xe, cô kĩ sư, bác lái xe và các nhân vật gián tiếp, đã góp một phần không nhỏ đến sự thành công của truyện.

Cô kĩ sư là 1 hình ảnh cao đẹp của tuổi trẻ. Cô vừa mới tốt nghiệp ra trường, đã tình nguyện lên miền núi Lai Châu công tác. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã khiến cô bàng hoàng. Cô hiểu thêm cuộc sống 1 mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới của những con người ngư anh. Cuộc gặp gỡ còn giúp cô đáng giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô chối từ nó và yên tâm hơn về quyết định đó của mình. Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên. Không phải vì bó hoa to mà anh tặng cô 1 cách hết sức vô tư mà còn vì “ 1 bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những người háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho cô” Cô gái cũng như các nhân vật khác trong truyện góp phần làm hoàn chỉnh góc nhìn về anh thanh niênCùng hóa thân thành cô kĩ sư để hiểu rõ hơn. Trong chuyến xe lên Lào Cai hôm ấy, bác lái xe đã giới thiệu cho tôi và bác họa sĩ đi cùng anh thanh niên ấy, người làm việc đơn độc trên đỉnh Yên Sơn này. Khung cảnh ở đây thật đẹp, thật thơ mộng. Có những rặng đào với cả đàn bò lang. Khi tiếp xúc với anh thanh niên, được nghe anh kể về những người khác thì tôi đã hiểu thêm về cuộc sống ý nghĩa của những con người đang cống hiến thầm lặng cho đời.Tôi vẫn còn nhớ giây phút được bác lái xe giới thiệu cho chúng tôi về anh thanh niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống một mình trên đỉnh núi nên anh rất “thèm người”. Bác vừa nói xong thì anh xuất hiện. Vóc dáng nhỏ bé, nét mặt tràn đầy sức sống, là những gì toát lên qua cái nhìn của tôi về anh. Qua lời giới thiệu của bác lái xe, chúng tôi được anh mời lên nhà chơi. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi hiện ra trước mặt tôi là một vườn hoa. Nào hoa đơn, thược dược, nào hoa hồng…, đầy khắp vườn khiến tôi không còn e thẹn mà chạy ngay đến bên người con trai ấy. Anh trao cho tôi bó hoa và tôi cũng đón nhận bó hoa ấy một cách tự nhiên.Anh giới thiệu về công việc của mình. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho sản xuất, chiến đấu. Anh kể rằng nửa đêm đang nằm trong chăn, phải chui ra khỏi chăn, ra vườn giữa khí trời lạnh buốt. Tôi thấy tội cho anh vô cùng. Không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình anh còn có một lối sống ngăn nắp mẫu mực.Anh nói với chúng tôi rằng lúc chưa vào nghề, nhìn ngôi sao giữa bầu trời đen kịt, anh nghĩ mình như ngôi sao kia, lẻ loi một mình. Bây giờ vào nghề, anh mới thấy không phải vậy. Anh còn cho rằng công việc của anh gắn liền với bao công việc của anh em đồng chí dưới xuôi, Cất công việc đi, anh buồn đến chết mất. Anh tâm sự như đọc lại một điều suy nghĩ từ rất lâu. Bất giác anh giật mình khi thấy bác họa sĩ hí hoáy vẽ mình. Anh đã từ chối một cách khiêm tốn và giới thiệu cho ông những người xứng đáng được vẽ hơn. Tôi thấy được biết bao nét đẹp đáng quý hiện rõ trong con người anh. Và dù anh có ngăn cản, bác họa sĩ già vẫn vẽ được nhưng hơi vất vả, hình như ông có chút bối rối về anh. Ông nghĩ “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh, và về những điều anh suy nghĩ…”. Cuộc gặp gỡ này đã giúp tôi hiểu sâu hơn về mối tình nhạt nhẽo và yên tâm hơn về quyết định của mình.

Xem thêm:  Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2 ngắn nhất

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi cũng đến lúc phải chia tay, giây phút đó trong tôi thật luyến tiếc. Tôi cố tình để lại cho anh chiếc khăn mùi xoa để làm kỷ niệm nhưng anh tưởng tôi quên nên trả lại cho tôi. Anh còn tặng cho chúng tôi một làn trứng gà không tiễn vì bảo đã gần đến giờ “ốp”. Tôi rất cảm phục việc thực hiện giờ làm việc của anh. Cuộc nói chuyện tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong tôi và cả bác họa sĩ già những ấn tượng khó quên. Giờ đây tôi đã tự tin đón chờ công việc mới của mình.

Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 4

Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến di thực tế Tây Bắc của Nguyễn Thành Long. Đến đậy, ông tận mắt nhìn thấy cuộc sống và lao động thầm lặng của những con người ngày đêm cóng hiến sức mình cho đất nước. Bên cạnh ông họa sĩ, cô kỹ sư trẻ mang trong mình khát vọng đẹp cũng tìm thấy được lý tưởng từ hiện thực cuộc sống ấy.

Tuy không được miêu tả nhiều nhưng vẻ đẹp nhân vật cô kỹ sư trẻ vẫn gây ấn tượng với người đọc bằng những nét tâm lí tinh tế, nhạy cảm vô cùng đáng yêu. Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyên anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”. Cô hiểu thêm cuộc sống một minh dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể và về con đường có đang đi tới?. Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hổn người khác.Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả” dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh dành cho thêm cô. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẽ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô kỹ sư trẻ, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.Cô kĩ sư trẻ được tác giả phác họa một vài nét nhưng thật duyên dáng. Cử chỉ cô “ôm bó hoa vào ngực” cô lắng tai nghe câu chuyện kể của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn. Mới bước vào đời cô gặp anh thanh niên tựa như một tấm gương, tự soi để tự hiểu mình, nghĩ về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ, “về con đường cô đang đi tới”. Cô đẹp như những đóa hoa cô đang cầm trên tay.

Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và đầy tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên “một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra… những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc”(Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vi cuộc sống. Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: “Cháu thấy cuộc đời đẹp quá “. Quả vậy, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. Và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời…

Tuy không được miêu tả nhiều nhưng vẻ đẹp nhân vật cô kỹ sư trẻ vẫn gây ấn tượng với người đọc bằng những nét tâm lí tinh tế, nhạy cảm vô cùng đáng yêu. Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu