/tmp/pnbzl.jpg Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề năm 2021


Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề năm 2021

Bài văn Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 7.

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:

   Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
   Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
   Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

Bài văn mẫu

   Trong ca dao – dân ca, bên cạnh những bài phản ánh tinh thần phong phú còn có những bài trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc quen thuộc hằng ngày. Bài ca dao sau đây là một ví dụ tiêu biểu:

   Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
   Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
   Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

   Nghĩ sao nói vậy,giản dị, mộc mạc, tự nhiên nhưng chính những cái đó lại tạo nên sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng trong công việc của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.

Xem thêm:  Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù năm 2021

   Nội dung bài ca dao thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan và thầm mong mưa thuận gió hòa để có được một mùa lúa tốt.

   Tục ngữ có câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Kể từ khi cắm cây mạ xuống ruộng cho đến khi gánh lúa về nhà, người nông dân phải làm bao công việc vất vả, cực nhọc; phải tính toán, trăn trở mọi bề. Nhiều khi lúa chín vàng đồng, chỉ một trận lũ lụt tràn qua là tay trắng lại hoàn tay trắng.

   Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, ta có thể đoán rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một người phụ nữ hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa việc bản thân đi cấy trên ruộng nhà với những người thợ cấy thuê khác:

   Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

   Đi cấy lấy công tức là đi cấy thuê cho chủ ruộng; cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là phủi tay, chẳng phải chịu trách nhiệm gì. Có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm… (Tục ngữ).

   Còn tôi thì đi cấy trên ruộng nhà. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê và người làm chủ. Vì thế mà sự trông mong, lo lắng nhiều bề cũng xuất phát từ đây. Tôi khác với người ta ở sự lo toan trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc với một ý thức trách nhiệm cao và vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.

Xem thêm:  Tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ như thế nào trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” ?

   Hai từ trông và bề ở câu thơ thứ hai thật hàm xúc, đa nghĩa và được sử dụng rất chính xác. Từ trông vừa có nghĩa là quan sát, nhìn ngó, nhận xét, phân tích, vừa có nghĩa là lo lắng, mong đợi, hi vọng. Từ bề cũng vậy, vừa chỉ cái hữu hình tồn tại trong không gian (trời, đất, mây), vừa chỉ cái vô hình như nỗi mong đợi, ao ước hoặc chiêm nghiệm bằng tâm tưởng (nỗi lo thiện tai, niềm vui được mùa… ).

   Có lẽ không có bài ca dao nào mà từ trông lại được lặp lại nhiều lần và độc đáo như ở bài này. Toàn bài chỉ có 6 câu mà từ trông được dùng đến 9 lần, mỗi lần một nghĩa khác nhau.

   Ở câu thứ hai: Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, nghĩa của từ trông gắn với nghĩa của từ nhiều bề, gợi lên hình ảnh một phụ nữ nông dân có tầm suy nghĩ, nhìn nhận công việc rất thấu đáo. Hình ảnh ấy sẽ được tiếp tục khắc họa rõ nét ở những câu sau. Đặc biệt là hai câu giữa bài với 7 từ trông gắn liền với 7 đối tượng cụ thể khác nhau (trời, đất, mây, mưa, gió, ngày, đêm) trong bối cảnh rộng lớn của không gian và thời gian:

   Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

   Các từ trông trên đây đều có thể hiểu theo hai hoặc ba lớp nghĩa và mỗi từ mang một sắc thái biểu cảm khác nhau.

   Nếu như ở câu: Trông trời, trông đất, trông mây, từ trông có nghĩa là quan sát và theo dõi liên tục sự thay đổi của thời tiết với thái độ băn khoăn, lo lắng, thì ở câu : Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm, từ trông lại có nghĩa là cầu mong. Mong sao mưa thuận gió hòa cho cây lúa tươi tốt, để người vơi bớt nỗi nhọc nhằn và chưa chan hi vọng. Đến hai câu cuối bài thì từ trông rõ ràng mang ý nghĩa là niềm hi vọng, là ước mong tha thiết:

   Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

   Chân cứng đá mềm là thành ngữ chỉ sức mạnh và ý chí của con người, nhất là những người phải xông pha những công việc gian nan vất vả, thậm chí hiểm nguy. Trông cho chân cứng đá mềm là mong sao cho bản thân có đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có được niềm vui, niềm tin trong cuộc sống.

Xem thêm:  Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều) ngắn nhất

   Trời yên, biển lặng cũng là thành ngữ biểu hiện sự thuận hòa của thiên nhiên (thời tiết, khí hậu); cao hơn nữa là sự yên bình trong cuộc sống (xã hội trật tự, an ninh, không có chiến tranh, trộm cướp)… Chỉ khi nhiều bề được yên ổn, trôi chảy thì người nông dân mới yên tấm lòng.

   Càng hiểu rõ nội dung ý nghĩa của từ trông trong bài ca dao này, ta càng đồng cảm với nỗi lo toan vất vả của người nông dân. Từ đó, càng thêm thương thêm quý những giọt mồ hôi ngày ngày họ đổ xuống đồng để làm ra hạt lúa nuôi đời: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

   Trong những bài ca dao trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc, khó tìm thấy bài nào vừa giản dị, tự nhiên, vừa hàm xúc ý nghĩa như bài này.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu