/tmp/dfkuj.jpg
Kem chống nắng không phù hợp với người tiết nhiều mồ hôi, người bị bí da, bí lỗ chân lông, đổ dầu nhiều và dễ bị sạm đen.
Kem chống nắng là một sản phẩm dưỡng da, thường có nhiều loại khác nhau như dạng kem, xịt, gel, có khả năng giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím của mặt trời. Sử dụng thường xuyên có thể làm chậm hoặc tạm thời ngăn ngừa sự phát triển của nếp nhăn, nốt ruồi, làm chậm quá trình lão hóa của da.
Đang xem: Cách đánh kem chống nắng
Có hai loại kem chống nắng là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Ngoài những ưu điểm như bảo vệ da, làm sáng da, hạn chế chảy xệ, kem chống nắng cũng có nhiều nhược điểm.
Bác sĩ Lương Trường Sơn, giám đốc phòng khám da liễu Đồng Diều, cho biết kem chống nắng vật lý thường chứa những khoáng chất bao gồm titanium dioxide và zinc oxide nên dễ dàng bị trôi đi khi tiếp xúc với nước. Người tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu dễ bị sạm da khi dùng. Nhiều sản phẩm khi thoa lên da hình thành một lớp dày khiến da bị bí, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng. Những người có làn da đổ dầu nhiều, dễ bị sạm da khi dùng sản phẩm này.
Kem chống nắng hóa học không phản xạ các tia UV, mà sẽ hấp thụ luôn. Thành phần cơ bản của kem chống nắng hóa học chứa các chất hữu cơ như: avobenzone, octisalate, octinoxate và oxybenzone. Loại này cần thời gian ngấm vào da nên phải thoa lên trên da trước 20 phút rồi mới được bước chân ra ngoài nắng. Kem còn dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm khiến da ửng đỏ nhất là vùng mặt.
Những sản phẩm kem chống nắng hóa học thường có chứa cồn, làm cho người sử dụng có cảm giác bị châm chích, ngứa, dị ứng, da khô. Cồn giúp cho kem khi sử dụng không tạo cảm giác bết dính.
Bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên sử dụng hai loại kem trên tùy thuộc vào trường hợp khác nhau, hạn chế kích ứng, dị ứng, sạm da, hiệu quả chống nắng thấp. Ngoài ra, kem không thể chống lại hoàn toàn các tia gây hại. Bạn vẫn cần phải trang bị các phụ kiện như nón, váy chống nắng, đeo kính râm, mặc quần áo dài khi đi ra trời nắng.
Dùng kem chống nắng không đúng cách gây bí tắc lỗ chân lông, sạm da, nổi mụn, tiết nhiều dầu hơn. Ảnh: Health
Những lưu ý khi thoa kem chống nắng
Kem chống nắng là bước cuối cùng sau khi thực hiện các bước dưỡng da vào buổi sáng và trước khi trang điểm. Thoa kem chống nắng lên da sau khi dưỡng ẩm được 15 phút và trước khi ra ngoài đường 20 phút. Khi di chuyển nhiều giờ ngoài trời nắng thì nên thoa kem chống nắng cứ mỗi hai tiếng một lần. Dùng kem ngay cả khi trời không nắng.
Nên thoa kem chống nắng với một lượng đủ, theo chuyên gia thì để phủ kín vùng mặt thì trung bình cần tới 1,2g kem. Còn toàn bộ cơ thể thì phải cần tới 20 tới 30 g. Để kem thẩm thấu tốt hơn thì nên vỗ masage nhẹ lên da.
Chú ý thoa cả những khu vực thường xuyên bị “bỏ quên” như là cổ, tai, sau gáy. Cách tốt nhất đó chính là thoa theo từng lớp, tức là khi bạn đã thoa một lớp rồi thì bổ sung thêm ít nhất một lớp nữa. Như vậy thì mới đảm bảo độ hiệu quả tốt nhất của kem.
Xem thêm: Hấp Trắng Da Có Tốt Không ? Tắm Trắng Có Nguy Hiểm, Ảnh Hưởng Gì Không
Nên lựa chọn sản phẩm có độ quang phổ rộng (broad-spectrum) tức là khả năng chống tia UVA và UVB cùng một lúc. Tốt hơn hết là lựa chọn sản phẩm có cả hai chỉ số SPF và PA hoặc có chữ “Broad Spectrum” trên bao bì sản phẩm.
Chọn kem chống nắng riêng cho cơ thể và vùng mặt, vì da mỗi vùng là khác nhau. Đối với da dầu nên dùng loại thẩm thấu nhanh hơn, không gây nhờn khó chịu, tạo được cảm giác khô thoáng. Những loại sản phẩm này thường có dạng gel hoặc sữa. Đa số sản phẩm cho da dầu này thường có hàng chữ ghi trên bao bì, như “oil free”, “oil control”, “no sebum”, “for oil skin”…
Người da khô khi chọn kem chống nắng nên chú ý xem coi trên bao bì sản phẩm có ghi thành phần như Ha hay Glycerin để cung cấp độ ẩm cho da.
Xem thêm: Review Bộ Dưỡng Trắng Da Ohui Extreme White Serum: Dưỡng Trắng Da (Mới 2021)
Làn da nhạy cảm nên ưu tiên dùng kem chống nắng vật lý hoặc được chiết xuất từ các hợp chất hữu cơ an toàn cho da. Riêng da mụn nên chọn loại thẩm thấu nhanh chóng, khô thoáng, lành tính, không chứa cồn.