/tmp/nrskx.jpg Cách Bôi Kem Chống Nắng - Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng - Giáo dục trung học Đồng Nai

Cách Bôi Kem Chống Nắng – Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng

(Vì sao càng bôi kem chống nắng da càng sạm đen & xấu xí?) Hi mọi người, – Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao càng dùng kem chống nắng da lại càng đen, xỉn màu và da ngày càng xấu hơn chưa? Mình thì đã từng đó, và mình đã bỏ luôn, không dùng kem chống nắng trong thời gian rất dài. – Mình tin chắc rằng đã có rất nhiều bạn như mình, cũng có cảm giác dùng kem chống nắng làm da ngày càng xấu đi, rất phí tiền lại còn bết dính khó chịu. Tuy nhiên, bạn biết không, nếu bạn đã dùng đúng loại kem chống nắng phù hợp cho làn da của mình rồi thì lí do gây ra tình trạng trên, chính là do chúng ta không dùng kem chống nắng đúng cách. Cụ thể, có thể chúng ta đã mắc những lỗi sai như sau: Không thực sự biết cách bôi (apply) kem chống nắng sao cho hiệu quả Chọn sai thứ tự sử dụng kem chống nắng Bôi kem chống nắng không đủ lượng Không chờ đủ thời gian giúp kem chống nắng phát huy tác dụng Không bôi lại (reapply) kem chống nắng Thoa lại (reapply) kem chống nắng sai cách …… – Nếu bạn không tự tin là mình đã làm đúng tất cả lí do trên thì mời bạn đọc qua chapter 3 này, còn nếu bạn tự tin bản thân đã làm đúng rồi thì cùng kéo xuống bên dưới lướt qua bài viết, xem mình có sai sót ở đâu và góp ý cho mình edit lại nhé! Let’s go…!
CÁCH BÔI (APPLY) & THOA LẠI (REAPPLY) KEM CHỐNG NẮNG
Cách bôi (apply) kem chống nắng Cách bôi lại (reapply) kem chống nắng

1. Cách bôi (apply) kem chống nắng:

*

(Cách bôi kem chống nắng đúng và hiệu quả nhất)

– Ở mục này mình muốn chia sẻ với mọi người sai lầm từ những ngày đầu tiên mình mắc phải đó là không hiểu đúng về lớp kem chống nắng đầu tiên nó quan trọng như thế nào. – Sau 1 thời gian banh mặt kha khá, thì mình đã nhận ra lớp kem chống nắng đầu tiên trong ngày quan trọng hơn mình tưởng rất rất là nhiều. Vì sao? – Vì nó sẽ làm base cho cả ngày, hay nói đúng hơn nó quyết định sự bảo vệ da cho chúng ta cả ngày luôn. – Do đó, nếu bạn xác định dùng kem chống nắng hãy nhớ tạo cho da 1 lớp base chống nắng hoàn hảo ngay từ đầu để sản phẩm phát huy đúng công dụng của nó. Tuy nhiên, để có lớp áo giáp chống nắng hoàn hảo cho da, bạn phải đảm bảo là dùng đủ lượng kem chống nắng. Cái này mình sẽ nói riêng ở mục sau. – Bạn nên nhớ rằng, các tia UV có hại từ ánh nắng và các ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là những nguyên nhân hàng đầu gây ra hầu hết các vấn đề về da (mụn, thâm, nám, xỉn màu, tàn nhang, khô, dầu, …) do đó không nên bỏ qua bước chống nắng mỗi ngày. – Vì thế: TẠO THÓI QUEN CHỐNG NẮNG MỖI NGÀY + CHỌN MUA LOẠI KEM CHỐNG NẮNG TỐT + APPLY ĐỦ LƯỢNG TẠO LỚP BASE ĐẦU NGÀY HOÀN HẢO + BÔI VÀ REAPPLY KEM CHỐNG NẮNG ĐÚNG CÁCH = NGĂN NGỪA + LÀM MỜ (THÂM, NÁM, TÀN NHANG, MỤN) HIỆU QUẢ – Hiện nay có rất nhiều dạng kem chống nắng do đó mình sẽ gợi ý cho bạn cách sử dụng cho từng dạng như sau:

1.1 Kem chống nắng dạng thoa (Milk, Fluid, Cream, Gel, Emulsion):

**Nên: – Đổ ra tay đủ lượng ngay từ đầu và chia thành 2-3 lần bôi (có thể chấm thành nhiều điểm trên mặt, tán vỗ đều). Sử dụng theo cách này sẽ giúp bạn bôi đủ hơn, đều hơn và thấm nhanh hơn. **Không nên: – Không bóp từng chút KCN ra tay rồi chấm mút xoa tiếp lên da bởi không thể kiểm soát được liều lượng.

1.2 Kem chống nắng dạng xịt:

*

(Cách dùng kem chống nắng dạng xịt (Mist – Spray))
**Không nên: – Không nên xịt trực tiếp lên mặt, có thể xịt trực tiếp lên body. **Nên: – Lắc thật kỹ sản phẩm trước khi dùng. – Xịt ra tay trước để kiểm soát liều lượng và tránh hít cồn/ hoạt chất chống nắng. – Chia làm 2-3 lần xịt, mỗi lần xịt 4-6 giây, khoảng cách 10-15 cm theo hướng dẫn của hãng. – Nên xịt thêm để đảm bảo hơn vì nhiều tia xịt lan ra không khí nhưng chưa chạm tới da. ****NOTE: – Xịt BAO NHIÊU quan trọng hơn xịt BAO LÂU. – Theo ước tính, xịt 2-3 giây – phủ được 0.5mg/cm2, xịt 4-6 giây – phủ được 1mg/cm2. – Để xịt cho đủ 2mg/cm2 thì cần xịt 4 lần ngắn hay 2 lần dài, nhưng còn phụ thuộc vào thiết kế của vòi xịt nữa.

Xem thêm:  Kem Chống Nắng Thinkbaby Review, Kem Chống Nắng Think Baby Review

1.3 Kem chống nắng dạng thỏi:

– Đây là 1 dạng kem chống nắng được cho ra mắt trong khoảng vài năm gần đây, tuy nhiên loại này lại không hiệu quả để làm base. Chỉ phù hợp để bổ sung cho những khu vực dễ trôi kem chống nắng. Lăn tối thiểu 2 lần. Thao tác từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên và ngược chiều nếp nhăn.

1.4 Các sản phẩm dưỡng da, makeup có SPF:

– Đây cũng không phải là loại hoàn hảo để làm base chống nắng. Chỉ mang tính thẩm mỹ là chính thôi. – Chú ý không cộng dồn chỉ số chống nắng khi layer nhiều lớp. – Khả năng chống nắng được tính theo chỉ số cứ SPF cao nhất trong các sản phẩm bạn dùng trên da.

1.5 Phấn phủ chống nắng:

– Đương nhiên, đây cũng không phải là base chống nắng tốt. – Nó chỉ giúp ổn định finise của lớp kem chống nắng, kiềm dầu cho da. – Tuy nhiên thì bạn cũng có thể an tâm phần nào nếu có thêm chỉ sổ chống nắng. – Lưu ý, chỉ nên chặm thật nhẹ và thật mỏng, không miết cọ, bông đánh vì dễ làm thay đổi lớp kem chống nắng bên dưới.

2. Bôi lượng kem chng nng bao nhiêu là đủ? Liu lượng kem chng nng:

*

(Bôi lượng kem chống nắng bao nhiêu là đủ?)
– 2 mg/cm2 là liều lượng apply tiêu chuẩn để đạt được con số SPF, PA/PPD in trên bao bì. – Liều lượng này áp dụng với mọi loại kết cấu dù là Lotion – thoa/ Stick – thỏi/ Spray – xịt/ Wipes – lau và mọi loại sản phẩm có chỉ số chống nắng dù là KCNVL/ KCNHH/ KCN lai/ kem dưỡng/ make up. – Như mình đã nói bên trên thì hiệu quả của kem chống nắng phụ thuộc cực kỳ lớn vào liều lượng sử dụng. – Theo nghiên cứu, nếu bạn bôi 1mg/cm2 thì chỉ nhận đc ít hơn 50% số SPF ghi trên bao bì sản phẩm. – Việc bôi bao nhiêu kem chống nắng là đủ gây ra rất nhiều tranh cãi trong suốt thời gian rất dài, và đến nay cũng chưa ai có thể khẳng định 100% là bao bao nhiêu sẽ đủ. Có người cho rằng 1 ngón tay nếu là dạng cream, 1 đồng xu 5000 đối với dạng gel/ fluid/ milk. Hay có bạn nói rằng ¼ teaspoon (thìa đong làm bánh – không phải thìa uống cà phê bình thường) cho 1 khuôn mặt. (trong đó ¼ tsp = 1.25ml) – Tuy nhiên, nhiều bạn đã đọc bài kem chống nắng của chị Kat chủ blog Chiếc Lá Vô Tình và hiểu rằng liều lượng 1/4 tsp không thực tế. Cụ thể, 1 khuôn mặt (NỮ trung bình 380 cm2) = 2 * 380 = 760 mg ~ 1/8 tsp và 1 khuôn mặt (NAM trung bình 453 cm2) = 2 * 453 = 906 mg ~ 1/6 tsp. Như vậy 1 khuôn mặt + cổ (NAM/NỮ trung bình) = 685 cm2 = 1,370 mg ~ 1/4 tsp. – Theo mình thì cứ bôi khoảng 1,5ml luôn cho chắc. Luôn nhớ rằng bôi dày hơn sẽ đảm bảo da bạn vẫn được bảo vệ tốt sau khi đổ dầu, đổ mồ hôi, thay đồ, đeo khẩu trang, nghe điện thoại, ăn uống hay va quệt lung tung khó kiểm soát. – Lưu ý là bạn nên bôi thêm cho vùng cổ.

3. Thao tác bôi (apply) kem chống nắng:

– Không chà xát, xoa ấn, bôi miết (Vì có thể làm giảm 25% chỉ số chống nắng + tăng khả năng kích ứng, làm mỏng màng lọc UVs, làm suy yếu khả năng bảo vệ (lý thuyết) + làm lỏng kết cấu của KCN, tạo ra nhiều dầu hơn gồm dầu trong sản phẩm và dầu tự nhiên của da (thực tế). – Còn lại thì thao tác dậm, vỗ, áp, tán, xoa nhẹ đều không quan trọng, miễn là bạn thấy phù hợp với sản phẩm đang dùng. Xoa nhẹ đôi khi còn giúp KCN nhiều dầu bám đều hơn. Không nhất thiết chỉ vỗ KCN mới là đúng, có nhiều kết cấu kem mà càng vỗ càng loang lổ. Nói chung tác động cơ học kể trên không thể phá vỡ cấu trúc phân tử được, chúng cần tương tác hóa học tinh vi hơn.

4. Sử dụng kem chống nắng ở bước nào? Thứ tự apply kem chống nắng?

*

(Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng da?)
– Đầu tiên, cách mà mọi người thường khuyên là: Bôi KCNVL cuối cùng: sau kem dưỡng, trước lớp makeup để che phủ tốt (do KCNVL phản xạ tia UV) Bôi KCNHH trước kem dưỡng ( vì KCNHH hấp thụ tia UV và phân tử serum nhỏ hơn, thấm sâu hơn nên sẽ bị cản trở bởi KCN) để tiếp xúc gần bề mặt da, kích hoạt các phản ứng hoá học xảy ra. – Cách đó thì có rất nhiều bạn áp dụng. Tuy nhiên theo mình thì mọi loại KCN đều làm giảm năng lượng tia UV, hấp thụ và chuyển hoá thành năng lượng khác ít gây hại hơn (nhiệt năng). Ở Chapter 1 mình cũng đã lưu ý với mọi người là KCNVL không hoàn toàn phản xạ hay tán xạ tia UV. Mà trong đó, hoạt chất TiO2 (coated/ micronized/ nano) và ZnO chỉ phản xạ UVA ở một số dải sóng nhất định. – Do đó, bôi thứ tự bôi KCN như thế nào phụ thuộc vào kết cấu từng sản phẩm và tính thẩm mỹ. – Ví dụ như KCNVL dày, để lại vệt trắng, nên mình bôi sau kem dưỡng để tránh cản quá trình thẩm thấu. – KCNHH thường nhờn, nên mình bôi trước kem dưỡng cũng được mà sau kem dưỡng cũng được, tuy nhiên, nên đợi lớp kem ráo rồi mới bôi kem chống nắng và ngược lại. Tuyệt đối không mix chúng lại vì có thể làm giảm khả năng hoạt động của kem chống nắng. – Ngoài ra, bỏ bớt kem dưỡng ngày sẽ khiến KCN thấm tốt hơn, bám tốt hơn. KCN hoàn toàn có thể thay thế kem dưỡng ẩm nếu bạn không thấy da khô đi sau vài giờ. Tuy nhiên nếu bạn ngồi điều hòa cả ngày khiến da thiếu ẩm thì nên layer đủ kem dưỡng và chờ nó ráo trước khi bôi KCN. Mình thuộc làn da khô, tuy nhiên là thường thay emulsion cho lớp kem dưỡng và apply kem chống nắng lên sau đó.

Xem thêm:  Kem Chống Nắng Parasola Illumi Review Kem Chống Nắng Parasola Illumi Review

5. Nên đợi bao lâu sau khi bôi kem chống nắng: (Thời gian chờ kem chống nắng phát huy tác dụng):

*

6. Nên bôi kem chống nắng SPF bao nhiêu?

– Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định lại mục đích sử dụng của mình và cách tính thời gian bôi kem theo công thức SPF bên trên mình đã giải thích. – Ví dụ như theo tính chất công việc, bạn chỉ ngồi văn phòng có thể bôi kem chống nắng SPF từ 15 cho đến dưới hoặc bằng 50.

7. Có nên sử dụng 2 loại kem chống nắng khác nhau cùng 1 lúc không?

– Theo mình là Nên và có thể Không Nên. Nó phụ thuộc vào công thức chống nắng, hoạt chất bên trong sản phẩm. => Vậy nếu layer 2 lớp kem chống nắng khác nhau thì như thế nào? – Để cải thiện tính thẩm mỹ, bạn có thể: “KCNHH bên dưới + thời gian ổn định + KCNVL bên trên”.

Đang xem: Cách bôi kem chống nắng

– Tốt nhất là không mix KCN với nhau để bôi cùng lúc, kể cả với KCN có màu (tinted sunscreen), vì bản thân các hoạt chất chống nắng cũng có thể tương tác hóa học lẫn nhau, sinh ra các gốc tự do ngoài ý muốn. – Vậy còn vì sao mình lại trả lời là không nên? Vì: Chưa chắc đã giúp tăng khả năng bảo vệ, còn tùy vào công thức của sản phẩm. Bôi (0.5 ml/loại A + 0.5 ml/loại B) chưa chắc đã bảo vệ tốt tương đương với 1ml/loại A.

8. Có được mix dầu dưỡng/ kem dưỡng/ kem nền với kem chống nắng không?

– Theo mình là Không. Vì: – Công thức KCN được tính toán rất phức tạp để tạo ra chỉ số bảo vệ in trên bao bì. Bất kể bạn mix thứ gì với KCN cũng có nghĩa là bạn đang pha loãng nó và làm mỏng màng lọc UVs dự tính, điều đó khiến KCN trở nên kém hiệu quả. – Không tự ý mix KCN với các sản phẩm khác. Bạn không lường trước được đã có phản ứng hóa học nào xảy ra. Việc này dễ làm giảm hiệu quả bảo vệ của KCN. Mix dầu dưỡng với kem nền lại là chuyện khác.

9. Bao lâu nên bôi lại kem chống nắng? Khi nào cần Reapply lại kem chống nắng:

– Không phải mọi loại KCNVL đều bền vững và bảo vệ da hiệu quả (nồng độ hoạt chất quá thấp hoặc chỉ dùng TiO2 bị lọt UVA1). Ngược lại, không phải mọi loại KCNHH đều kém bền vững. Tất cả phụ thuộc vào công thức của sản phẩm. Việc reapply với mỗi loại là cần thiết như nhau. – Có 2 nguyên nhân lớn nhất khiến bạn cần reapply KCN. Thứ nhất là ngay từ đầu lớp base của bạn đã không đủ tốt, sau đó lại bị chảy trôi mất; do đó việc reapply này giúp duy trì tỷ lệ 2 mg/cm2 suốt cả ngày. Thứ hai là bản thân UV Filters cũng suy giảm khả năng bảo vệ theo thời gian, tùy hoàn cảnh. – Có reapply hay không phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, tính chất công việc, lifestyle, cơ địa và chất lượng KCN của bạn. Một số trường hợp cần và không cần reapply như sau: + Liên tục tiếp xúc trực tiếp với nắng (Ví dụ: ngồi ô tô, đi biển, đi dã ngoại, vui chơi/ làm việc ngoài trời…): Reapply sau mỗi 1-2h tùy thuộc vào cường độ UVs và mức độ tiết dầu, đổ mồ hôi của da. + Đi học, đi làm văn phòng cả ngày + tiếp xúc UVs: Reapply vào buổi trưa. Nếu bạn ngồi gần cửa sổ, đổ dầu-mồ hôi nhiều và ra ngoài ăn trưa. Nếu hành động ngồi máy tính nhiều giờ liền khiến Tzone bóng nhờn dù da bạn thiên khô. Nếu bạn là người có thói quen sờ tay lên mặt hoặc nghe điện thoại nhiều làm trôi KCN thì cũng nên reapply. Nếu KCN kém bền vững. + Đi học, đi làm văn phòng cả ngày + không tiếp xúc UVs: Không cần reapply. Nếu bạn chỉ đến cơ quan lúc sớm, về nhà lúc muộn và toàn bộ thời gian làm việc KHÔNG ngồi gần cửa sổ/ đổ dầu-mồ hôi nhiều/ đi ra ngoài. Nếu KCN của bạn rất bền vững và bám da tốt. + Da có mụn, dễ lên mụn: Reapply giữa ngày để thay lớp KCN dơ gây bức bí, bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời loại bỏ dầu thừa, bã nhờn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. + Tăng tính thẩm mỹ cho da: KCN lưu trên da liên tục 8-12h trở nên oxy hóa khiến mặt mốc meo, thiếu nước và xám xịt. Reapply giữa ngày để làm mới lớp KCN cho finish đẹp hơn. + Đi biển (*): Reapply sau mỗi 40-80 phút xuống nước theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Hoặc sau mỗi 1-2h nếu không xuống nước. Nên dùng KCN có chỉ số cao và có khả năng kháng chịu nước.

10. Cách bôi lại (Reapply) kem chống nắng:

– Sử dụng KCN hiệu quả = apply một lớp đầy đủ đầu tiên làm base + reapply trong ngày ít nhất 1 lần để tăng cường bảo vệ. Việc reapply này không cần đủ lượng (trừ khi bạn tẩy trang) bởi lớp base chỉ suy yếu chứ không mất hoàn toàn khả năng bảo vệ. – Một nghiên cứu đã chỉ ra: Sau 4h mặc quần áo, vận động thể chất và phơi nắng = chỉ còn 60% KCN bám trên da. Sau 8h = chỉ còn 40%. – Có 04 cách reapply KCN (riêng lẻ hoặc tùy ý kết hợp):

10.1 KCN dạng thoa:

Cách tốt nhất: Thay mới hoàn toàn lớp KCN cũ. Khuyến nghị dùng Micellar Water, (rửa lại với nước), (dưỡng da nhẹ) và KCN. Nhớ dùng đủ lượng. – Cách tốt nhì: Thấm bớt dầu dư (nếu có). Apply lớp KCN mới đè lên lớp cũ. Không cần đủ lượng. – Có thể dùng tay hoặc dùng mút trang điểm (makeup sponge) để apply KCN cho hợp vệ sinh.

Xem thêm:  Kem Chống Nắng The Saem Trắng, Kem Chống Nắng The Saem Pink 50+ Trắng Hồng Da

10.2 Phấn phủ có SPF:

– Vì là chống nắng bổ sung cho nên nên dùng phấn phủ có chỉ số SPF 30 trở lên. Ưu điểm là tiện, nhược điểm là không kiểm soát được liều lượng. – Phấn phủ thông thường có SPF: Dạng phấn bột cho độ che phủ tự nhiên và ít cakey hơn dạng phấn nén. Dùng cọ hoặc bông phấn dặm lên nền lớp KCN cũ. Chú ý vệ sinh cọ và bông mút thường xuyên vì tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Kể cả loại phấn bột có thiết kế đầu xoay chổi. – Phấn khoáng có SPF (Mineral powder SPF): Có lợi thế hơn vì lành tính, chứa nhiều khoáng chất nghiền mịn thay vì bột Talc, danh sách thành phần đơn giản, có tính kháng viêm tự nhiên, phù hợp cho da mụn, da dễ kích ứng. Thường là dạng phấn bột, cực mịn, mỏng nhẹ, che phủ kém hơn phấn phủ thông thường song ít bị cakey, ít làm bít tắc lỗ chân lông. Nhiều feedback phản ánh dùng phấn khoáng sau một thời gian còn giảm hẳn mụn. Chính vì chủ yếu là khoáng nên nồng độ hoạt chất chống nắng thường khá cao và có khả năng bảo vệ tốt hơn phấn thường.

10.3 UV Cushion Compact:

– Vì là chống nắng bổ sung nên có thể chỉ dùng với liều lượng đảm bảo tính thẩm mỹ. – UV Cushion nguyên bản: Dặm bông phấn đè lên nền KCN cũ. – Cushion tự chế: Đổ 10-15ml KCN yêu thích vào miếng mousse sạch đựng trong hộp cushion sạch. Có thể mix với BB Cream hoặc Foundation để hiệu chỉnh màu sắc, song không khuyến khích. Dùng như bên trên.

10.4 KCN dạng xịt (UV Mist):

– Vì là chống nắng bổ sung nên có thể dùng với liều lượng ít hơn hướng dẫn ở trên một chút. Ưu điểm là tiện, nhược điểm là không kiểm soát được liều lượng + khó che phủ đồng đều + dễ hít phải rất nhiều cồn/ hoạt chất chống nắng nano. – Xịt chống nắng thông thường: Xịt ra tay trước rồi thoa tiếp lên mặt. Không xịt trực tiếp lên mặt. – Makeup setting spray có SPF: Xịt trực tiếp lên mặt. Nín thở. Thường thì chỉ số chống nắng và khả năng bảo vệ không cao.

11. Một số lưu ý khác:

– Vùng mắt: Có thể sử dụng KCN cho mặt lên vùng mắt nếu không gây kích ứng. Không bôi sát viền mắt. Nếu KCN làm cay mắt thì phủ phấn để hạn chế gió, mồ hôi và hành động chớp mi làm KCN lọt vào mắt. Dùng kính UV-cut rất tốt nhưng vẫn nên thoa KCN cho vùng này. – Giấy thấm dầu: Có thể dùng để thấm bớt dầu thừa khi KCN quá bóng dầu (thường là KCN cho trẻ em, KCN chứa nhiều dầu dưỡng). Nên đợi cho KCN tương đối ổn định trên da rồi mới thấm đi từ vùng ít dầu Uzone đến vùng nhiều dầu Tzone. Cách này giúp cải thiện tính thẩm mỹ nhưng có thể LÀM GIẢM KHẢ NĂNG BẢO VỆ của KCN. – Giấy ăn khô: Cũng dùng như trên. Đặt nhẹ tờ giấy ăn trải rộng lên cả vùng da lớn rồi gỡ ra. Không dậm dậm như bông phấn vì dễ làm ảnh hưởng tới độ đồng đều của màng lọc UVs.

12. Tổng Kết:

– Tóm lại là: – BÔI KCN TỐI THIỂU 1 ML CHO MẶT. Bôi nhiều hơn để đảm bảo da bạn vẫn được bảo vệ tốt sau khi đổ dầu, đổ mồ hôi, thay đồ, đeo khẩu trang, nghe điện thoại, ăn uống hay va quệt lung tung khó kiểm soát. Mình thì bôi khoảng 1,5ml 😀 (có thể dung dụng cụ để đong dần sẽ quen) – Bôi KCN sau các bước dưỡng, trước các bước make up. Có thể bỏ bớt kem dưỡng nếu KCN nhiều ẩm. (bước dưỡng ráo rồi mới bôi kem chống nắng và ngược lại) – BÔI KCN ĐỦ LƯỢNG VÀ BÔI LẠI THƯỜNG XUYÊN (ÍT NHẤT LÀ BÔI LẠI 1 LẦN) KHÔNG THÌ BÔI KEM CHỐNG NẮNG CŨNG VÔ NGHĨA. – BÔI TỐT HƠN KHÔNG BÔI.

Xem thêm: Kem Đặc Trị Mụn Herbal Curcumin Cream, Kem Trị Mụn Thảo Dược

– THÀ THỪA CHỨ ĐỪNG ĐỂ THIẾU.

Xem thêm: Top 4 Kem Chống Nắng Clarins Có Mấy Loại Phù Hợp Loại Da, Kem Chống Nắng Clarins Có Mấy Loại

– REAPPLY THƯỜNG XUYÊN SẼ ACTIVE TỐT HƠN CHỈ BÔI 1 LẦN – CÓ THỂ BÔI MỎNG VÀ REAPPLY NHIỀU LẦN HƠN. – Apply KCN bằng thao tác dậm, vỗ, áp, tán, xoa nhẹ thế nào cũng được. Tùy thuộc vào sở thích của bạn và kết cấu sản phẩm bạn dùng. – Reapply KCN không cần đầy đủ lượng như lớp base đầu tiên (trừ khi bạn tẩy trang). – Da mụn nhạy cảm nên xài KCN. Trừ một số trường hợp quá mẫn cảm hoặc thực tế dùng KCN làm việc điều trị mụn phức tạp hơn. ****** NOTE: – KCN “waterproof” không nói lên đó là KCN vật lý. – KCN chống thấm nước không thực sự chống thấm nước. Ta hiểu nhãn mác “water/sweatproof” là “water/sweat/sebum-resistant”. Nghĩa là khi bạn bơi lội, đi mưa, tắm nắng hay tiết dầu, đổ mồ hôi thì KCN vẫn bám trụ trên da trong một khoảng thời gian nhất định. Thường là 40 phút (water-resistant) hoặc 80 phút (very water-resistant). – Sau khi bơi lội vài chục phút và thấm khô người với khăn, khả năng bảo vệ của KCN đã suy giảm đáng kể. Muối trong nước biển khiến da bắt nắng và sạm đi rất nhanh. – FDA (Mỹ) coi KCN là dược phẩm do lo ngại nguy cơ ung thư da. Quy định là các hãng phải liệt kê nồng độ hoạt chất chống nắng. Bao bì luôn khuyến cáo cần reapply sau mỗi 1-2h rất rõ ràng. Love, myphamthucuc.vn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kem chống nắng

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn

jun88

Liên hệ telegram @hanievu