/tmp/bvsro.jpg Các dạng đề bài Viếng lăng Bác chọn lọc - Giáo dục trung học Đồng Nai

Các dạng đề bài Viếng lăng Bác chọn lọc


Các dạng đề bài Viếng lăng Bác chọn lọc

Với bộ tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Viếng lăng Bác Ngữ văn lớp 9 chọn lọc gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … xoay quanh tác phẩm Viếng lăng Bác sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 9 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả

– Viễn Phương tên thật là Phạm Thanh Viễn (1928) quê ở tỉnh An Giang. Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

– Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

– Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường

– Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ lời di chúc” (1972); “Như mấy mùa xuân” (1978)

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Bài “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng Miền Nam, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng lăng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau khi giải phóng được ra viếng Bác

b. Nội dung:

Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác.

c. Nghệ thuật:

Cảm xúc trên đã chi phối giọng điệu của bài thơ: giọng điệu thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Giọng điệu ấy được tạo nên từ các yếu tố như thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh của bài thơ.

– Thể thơ và nhịp điệu : thể thơ bảy chữ nhưng có những dòng được kéo dài thành 8,9 tiếng. Bài thơ có nhịp chậm, nhiều dòng thơ hầu như không ngắt nhịp, thường gieo vần liền. Các yếu tố ấy tạo nên giọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành kính, phù hợp với không khí và cảm xúc của bài thơ.

– Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xưng hô “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, các hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm thể hiện được lòng thành kính (mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh…). Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.

d. Bố cục: Mạch cảm xúc vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.

– Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre bên lăng gợi hình ảnh của quê hương đất nước.

– Khổ 2 – 3: Từ cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh.

– Khổ 4: Khi sắp phải trở về Miền Nam, niềm mong ước thiết tha: muốn tấm lòng mình được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

II. Các dạng đề bài

Đề 1: Mở đầu bài thơ tác giả Viễn Phương với giọng tâm tình “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.

Xem thêm:  Tổng hợp các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 9 ngắn nhất

a. Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ.

Trả lời:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

b. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, hoàn cảnh đó có liên quan gì tới nhà thơ.

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước được độc lập thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, tác giả ra miền Bắc, đây là lần đầu tác giả ra viếng lăng Bác.

Như vậy mọi cảm xúc chân thành, tha thiết nhất của nhà thơ được thể hiện xúc động trong bài thơ.

c. Em hãy trình bày ngắn gọn mạch cảm xúc của bài thơ. Từ những hiểu biết của em về bài thơ, hãy giải thích tác dụng của từ “thăm” trong câu thơ và cụm từ “giấc ngủ bình yên”.

Trả lời:

Tác giả gói gọn trong một lời thông báo: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của những người từ miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra viếng lăng Bác.

Cách dùng từ xưng hô “con” gần gũi, thân thiết tình thân diễn ra tâm trạng thăm cha sau nhiều năm mong mỏi. Tác giả sử dụng từ “thăm” để thay cho từ viếng dù tiêu đề “Viếng lăng Bác”. Từ “thăm” là từ nói giảm nói tránh của tác giả để giảm đi nỗi đau thương mất mát. Qua đây cũng gợi lên sự yêu thương, kính mến của tác giả dành cho Bác.

c. Cho câu chủ đề sau: “Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”.

Hãy viết đoạn văn từ 10 – 12 câu theo phương thức tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến đó. Đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có thành phần phụ chú.

Trả lời:

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

d. Hãy tìm tên tác phẩm và tác giả cũng có nhà thơ mượn hình ảnh cây tre để nói tới tình yêu thương, sự đoàn kết gắn bó của người Việt Nam.

Trả lời:

Hình ảnh cây tre cũng nói về sự yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam: bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy.

Tác giả nhắc tới hình ảnh cây tre, mượn hình ảnh cây tre để nói tới tình yêu thương và sự đoàn kết gắn bó của người Việt Nam.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn năm 2021

Đề 2: Cho hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

– Hình ảnh mặt trời nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó trong việc thể hiện lòng tình cảm gì của tác giả.

Trả lời:

Hình ảnh ẩn dụ trong bài hình ảnh “mặt trời” – hình ảnh của Bác Hồ. Mặt trời của thiên nhiên đem tới nguồn sáng, hạnh phúc soi đường cho toàn dân tộc. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ trở nên thật đẹp, tạo ấn tượng sâu sắc, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác.

Tác giả xây dựng hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện được sự tôn trọng, kính mến của tác giả và toàn dân đối với Bác – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Đề 3: Phân tích hai câu thơ:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Trả lời:

Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực, còn hình ảnh thực diễn tả hình ảnh những dòng người đi trong sự bồi hồi, xúc động trong lòng nặng trĩu tiếc thương. Nhịp thơ như trầm xuống, nghẹn ngào.

Hình ảnh ẩn dụ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh đẹp, sáng tạo của tác giả thể hiện tấm lòng thành kính của người dân với Bác.

“Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho số tuổi của Bác, hình ảnh về cuộc đời đẹp như những mùa xuân đã hòa nhập vào mùa xuân độc lập, tự do của dân tộc.

Đề 4: Hãy viết đoạn văn thể phân tích khổ thơ sau:


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền

Trả lời:

Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác. Hình ảnh Bác với giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Giữa vùng ánh sáng yên bình, trong lành đó, Người đang ngủ giấc ngủ bình yên. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng tới vầng trăng thi vị trong tự nhiên, trong thơ của Bác. Những điều gần gũi, thân thương trong cuộc sống của người thủa sinh thời. Nhưng trong lòng tác giả không vì thế mà nguôi ngoai nỗi xót thương vì Người không còn nữa. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”, tác giả Viễn Phương thấy “nhói trong tim” nỗi đâu mất mát quá lớn, khi đất nước ngày độc lập không có Bác hiện hữu, đây là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. “Trời xanh” là ẩn dụ cho hình ảnh của Người, tấm lòng của Người còn mãi trong trái tim của dân tộc ta.

Đề 5: Hình ảnh cây tre trong khổ thơ cuối cùng của bài là sự lặp lại hình ảnh cây tre trong khổ thơ đầu, em hãy cho biết sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

Xem thêm:  Hình ảnh chim bằng trong Chí khí anh hùng mang ý nghĩa gì

Đề 6: Có một tác phẩm cũng nhắc tới khát vọng muốn trở thành con chim, trở thành nhành hoa, em hãy chép lại khổ thơ đó, nêu tên tác giả và nhan đề.

Trả lời:

Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có nhắc tới hình ảnh con chim và nhành hoa, trong khổ thơ:


Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Khổ thơ này diễn tả khát vọng chân thành, giản dị của tác giả Thanh Hải, muốn được đóng góp, cống hiến cho đời âm thanh, hương thơm vào cuộc sống kì diệu, muôn màu muôn vẻ ngoài kia. Ở phần mở bài, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân bằng chi tiết bông hoa và tiếng chim, tới khổ thơ thứ 4 hình ảnh con chim, nhành hoa tạo sự đối ứng chặt chẽ về ý thơ.

Đề 7: Viết đoạn văn 12 câu theo phương thức quy nạp làm rõ cảm xúc lưu luyến không muốn rời của tác giả đối với Bác. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và thành phần khởi ngữ.

Trả lời:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Tâm trạng tiếc nuối lưu luyến của nhà thơ trong giây phút chia ly thật xúc động, mãnh liệt. Dòng cảm xúc “thương trào nước mắt” được diễn tả giản dị mà sâu lắng. Ước nguyện thành kính của nhà thơ được giãi bày qua khao khát:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh khao khát tới cháy bỏng, được ở cạnh, được đứng canh giấc ngủ yên bình cho Bác đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân thành cảnh vật, sự sống xung quanh lăng Người. Tác giả vừa bộc lộ trực tiếp, vừa bộc lộ gián tiếp tình cảm chân thành của nhà thơ. Điều đặc biệt là hình ảnh cây tre được lặp lại trong khổ thơ cuối có nhiều nét mới. Hình ảnh cây tre lúc này ẩn dụ cho lòng thành kính, sự trung thành với lý tưởng cách mạng và Bác. “Cây tre trung hiếu” cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam, mãi mãi kiên trung với Bác và lý tưởng cách mạng.

Đề 8: Nhận xét về giọng điệu của bài thơ và cho biết giọng điệu đó được tạo nên từ những yếu tố nào và có quan hệ như thế nào với cảm xúc của tác giả?

Trả lời:

Giọng điệu của bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động khi tác giả vào lăng viếng Bác.

Giọng điệu được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh. Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những dòng thơ 7 chữ hoặc 9 chữ. Cách gieo vần bằng, vần trắc.

Những vần bằng liên tiếp diễn tả dòng cảm xúc dâng trào, các vần trắc thể hiện nỗi tiếc thương, đau xót.

Nhịp các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính.

Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn với điệp từ muốn làm được lặp lại ba lần, thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lòng lưu luyến của tác giả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu