/tmp/kqtff.jpg Các dạng đề bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ chọn lọc - Giáo dục trung học Đồng Nai

Các dạng đề bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ chọn lọc


Các dạng đề bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.

1. Dạng bài đọc – hiểu văn bản ( 3-4 điểm)

Đề 1: Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
 Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

( Trích bài thơ Tâm sự- Tố Hữu)

a. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nhắc đến nhân vật Mị Châu?

* Gợi ý trả lời

– Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý có hiệu quả nghệ thuật: thấy được sai lầm lớn của Mị Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách nhiệm công dân, mất cảnh giác để gây ra thảm kịch lịch sử cho nước Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm cảm thông của đời sau với hành động của nàng.

b. Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mị Châu trong truyện “An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ”?

* Gợi ý trả lời

– Bài học rút ra từ nhân vật Mị Châu là phải cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù; phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích dân tộc.

Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng ” Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng ” Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù “. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

( Trích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

a. Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu ? Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ gì ?

* Gợi ý trả lời

Câu ghép trong lời khấn của Mị Châu :

  • nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi.
  • Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù

Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ điều kiện-kết quả.

b. Xác định chi tiết thần kì trong đoạn trích? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó.

* Gợi ý trả lời

Chi tiết thần kì trong văn bản :

-Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu.

-Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

àHiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó :

-Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của Mị Châu ;

-Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong tâm thức của nhân dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế, ông vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một kiếp khác, không phải trần gian.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

* Gợi ý trả lời 

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ nhân vật An Dương Vương và Mị Châu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình: Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù dù bất cứ lúc nào, giải quyết đúng đắn mối qua hệ riêng-chung, giữa tình cảm gia đình với nghĩa vụ, trách nhiệm với dân tộc, đất nước.

2. Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về đặc trưng truyền thuyết dân gian (gồm cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tập trung phản ánh vấn đề dựng nước và giữ nước)

– Giới thiệu về xuất xứ, khái quát nội dung truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (Được rút từ truyện Rùa vàng trong tuyển tập Lĩnh Nam chích quái, kể về quá trình dựng nước và mất nước của An Dương Vương).

2. Thân bài

a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ. đánh giặc.

– Tiếp nối sự nghiệp vua Hùng, An Dương Vương rời đô từ Phong Châu về vùng đồng bằng Phong Khê để ổn định và phát triển đất nước.

 Rời đô, xây thành là một quyết định sáng suốt của vị minh quân

– Nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn đắp tới đâu lo tới đấy. An Dương Vương đã lập đàn trai giới, đón tiếp cụ già ở phương xa, ra cửa Đông đón Rùa Vàng

 An Dương Vương luôn trăn trở, suy nghĩ cho vận mệnh đất nước, biết trọng hiền tài.

– An Dương Vương cho xây thành cao rộng, hình xoắn ốc

 Tài năng quân sự, có tầm nhìn xa.

– Khi Rùa thần từ biệt, nhà vua băn khoăn “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

 Ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác của nhà vua.

– Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược. Hình ảnh chiếc nỏ thần mang nhiều ý nghĩa:

+ Là sức mạnh thần linh ban tặng cho nhà nước Âu Lạc.

+ Tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

+ Là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và thể hiện trình độ sản xuất của nhân dân thời kì ấy.

→ Tiểu kết:

– Nội dung:

+ An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, được sự đồng tâm, giúp đỡ của cả trời đất và nhân dân.

+ Thể hiện tiếng nói ca ngợi của nhân dân về An Dương Vương

+ Niềm tự hào về sự đoàn kết, lớn mạnh, những chiến công và trình độ phát triển của nhân dân thời kì lịch sử ấy.

– Nghệ thuật:

+ Các chi tiết hư cấu, tưởng tượng (Cụ già, Rùa vàng)

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu.

b. Bài học mất nước gắn với những sai lầm của An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy

b1. Những sai lầm của An Dương Vương.

+ Lơ là, mất cảnh giác: An Dương Vương đã gả con gái cho con trai kẻ thù và đồng ý cho Trọng Thủy ở rể.

+ Chủ quan, khinh địch, ỷ vào sức mạnh của thành trì, vũ khí: Quân Triệu Đà sang xâm lược nhà vua vẫn ung dung đánh cờ.

+ Hành động của An Dương Vương ở cuối truyện tuốt gươm đâm chết Mị Châu quyết liệt, dứt khoát, thể hiện sự thức tỉnh muộn màng, hi sinh tình cha con vì trách nhiệm với đất nước.

+ Hình ảnh kì ảo An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ một đường xuống biển thể hiện sự bất tử của nhà vua và sự trân trọng của nhân dân với nhà vua.

Xem thêm:  Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách trong Phú sông Bạch Đằng nhằm khẳng định

b2. Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy

• Nhân vật Mị Châu:

+ Mị Châu hết lòng yêu thương và tin tưởng chồng: Đưa Trọng Thủy đi thăm thú Âu lạc, cho chồng xem nỏ thần và dạy cách sử dụng, rắc lông ngỗng chỉ đường để Trọng Thủy đi tìm.

+ Mị Châu nhẹ dạ cả tin mù quáng, bị Trọng Thủy lừa dối cướp nỏ thần chạy về nước, trước những lời nói kì lạ của Trọng Thủy không mảy may nghi ngờ.

+ Lời nguyền trước lúc chết của Mị Châu là lời thức tỉnh cũng là lời thanh minh cho tấm lòng nàng.

+ Cái chết của Mị Châu là sự trừng phạt nghiêm khắc của nhân dân đối với những sai lầm nghiêm trọng của nàng.

+ Chi tiết “Mị Châu chết ở bờ biển máu chảy xuống nước, sò ăn phải đều hóa thành hạt châu” cho thấy cái nhìn cảm thông nhân hậu của nhân dân ta, vì xét cho cùng Mị Châu cũng là một nạn nhân.

• Nhân vật Trọng Thủy:

+ Là tên gián điệp nguy hiểm, trực tiếp gây ra bi kịch của hai cha con An Dương Vương: Lợi dụng tình yêu và sự ngây thơ của Mị Châu để lừa dối, ăn cắp nỏ thần, dụ Mị Châu rắc lông ngỗng dẫn đường.

+ Đau lòng, xót thương vợ, hối hận muộn màng. Trọng Thủy cũng là nạn nhân của của chiến tranh xâm lược phi nghĩa: Sau khi Mị Châu chết, ôm xác vợ khóc lóc, thương nhớ, lao đầu xuống giếng tự tử.

+ Chi tiết ngọc trai – giếng nước mang ý nghĩa hóa giải sự hận thù, thể hiện tấm lòng bao dung của nhân dân đối với những lỗi lầm đáng tiếc của hai nhân vật.

b3. Bài học cho bi kịch mất nước:

+ Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.

+ Luôn củng cố sức mạnh của dân tộc, không ỷ vào thành cao hào sâu vũ khí sắc bén mà chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác.

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình với quốc gia, dân tộc, cá nhân với tập thể.

→ Tiểu kết:

– Nội dung:

+ Giải thích nguyên nhân mất nước của nước Âu Lạc cùng những bài học quý giá

+ Thể hiện thái độ bao dung của nhân dân đối với những tội nhân cũng là nạn nhân của chiến tranh.

– Nghệ thuật:

+ Sự kết hợp cốt lõi lịch sử và yếu tố kì ảo.

+ Các chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa (Rùa Vàng hiện lên, hình ảnh An Dương Vương xuống biển, ngọc trai giếng nước)

3. Kết bài

– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện

– Mở rộng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy mang đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyện truyền thuyết. Ngoài ra còn có những truyền thuyết phản ánh quá trình dựng nước giữ nước khác như: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy tinh,…

Đề 2: Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

*Gợi ý trả lời.

a. Mở bài

– Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

– Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Là nhân vật trung tâm của truyện, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước

b. Thân bài

1. An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc

– Rời đô:

Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.

→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng

– Quá trình xây thành.

+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lo tới đó.

+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.

+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc

→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.

– Chế nỏ

+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.

→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.

– Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.

→ Bài học về dựng nước và giữ nước.

 Tiểu kết:

– Nội dung:

+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.

+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.

– Nghệ thuật:

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu

+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.

2. An Dương Vương và những sai lầm

– Những sai lầm của An Dương Vương

+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.

+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.

+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.

→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.

– Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu

→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.

– Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.

→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.

 Tiểu kết:

– Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.

– Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

c. Kết bài

– Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương

– Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.

Đề 3: Dàn ý Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài:

– Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nêu bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc; phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương.

– Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện được thể hiện sinh động qua các tình tiết của truyền thuyết.

2. Thân bài

A. Tóm tắt truyện.

Lập nước Âu Lạc, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng xây rồi lại đổ. Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành, còn tặng một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc.

Triệu Đà ở phương Bắc xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương thắng giặc. Triệu Đà xin hòa, cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Nhà vua không nghi ngờ, gả con là Mị Châu cho Trọng Thủy. Mị Châu bị Trọng Thủy lừa đánh tráo lấy nỏ rồi trở về phương Bắc. Triệu Đà lại tấn công Âu Lạc, An Dương Vương bại trận, cùng con gái chạy đến vùng biên. Rùa Vàng hiện lên, kết tội Mị Châu là giặc. Nhà vua chém Mị Châu rồi đi xuống biển. Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Châu, hối hận nhảy xuống giếng tự tử máu Mị Châu chảy xuống biển, loài trai ăn phải, biến thành ngọc.

Xem thêm:  Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023

B. An Dương Vương xây thành giữ nước.

– An Dương Vương dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng (Cổ Loa) để phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông. Đó là quyết sách sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An Dương Vương.

– Vua cho xây chín vòng thành ốc, đào hào sâu, tìm người chế tạo vũ khí tốt (nỏ thần) … thể hiện tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm chống giặc của vua tôi Âu Lạc.

– Truyền thuyết phản ánh những sự kiện trên bằng các chi tiết kì ảo. Nhân vật cụ già xuất hiện một cách bí ẩn, Rùa Vàng từ biển Đông hiện lên giúp An Dương Vương xây thành, chế nỏ đều là các chi tiết kì ảo. Những chi tiết đó nhằm khẳng định việc làm của An Dương Vương “được lòng trời, hợp lòng dân” và tính chất chính nghĩa của công cuộc dựng nước, giữ nước của An Dương Vương.

– Xâm lược Âu Lạc, Triệu Đà bị thua to, không dám đối chiến, bèn xin hòa. Điều đó nêu cao bài học cảnh giác giữ nước, khẳng định vai trò của An Dương Vương và thái độ ca ngợi cứu nhân dân đối với hành động có ý nghĩa lịch sử đó.

C. Bi kịch mất nước.

1. Triệu Đà lập mưu cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai. Hôn nhân Mị Châu – Trọng Thuỷ thực chất là một cuộc hôn nhân nhằm mục đích xâm lược. Triệu Đà đã sẵn có âm mưu đen tối, còn An Dương Vương thì mất cảnh giác đã nhận lời.

An Dương Vương cho Trọng Thuỷ ở rể Âu Lạc chính là “nuôi ong tay áo”. Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng hơn, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù tự do vào sâu lãnh thổ Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần chính là đã trực tiếp tiếp tay cho âm mưu của cha con Triệu Đà.

2. Hay tin Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. An Dương Vương ỷ vào sức mạnh nỏ thần vẫn điềm nhiên đánh cờ. Đó là sự chủ quan khinh địch tệ hại nhất dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại không tránh khỏi.

Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác đã làm tiêu tan sự nghiệp và đẩy Âu Lạc đến diệt vong. Đó là bài học cay đắng về sự mất cảnh giác đối với kẻ thù.

– Câu nói của Rùa Vàng “giặc ngồi sau lưng ..” chính là lời kết tội đanh thép của công lý, của nhân dân về hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu. Lời tuyên án đó lập tức khiến An Dương Vương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch của mình. Đó cũng là bài học đắt giá về mối quan hệ cá nhân – công dân.

Hành động rút gươm chém Mị Châu là hành động quyết liệt, dứt khoát của An Dương Vương đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn màng đối với lỗi lầm của nhà vua.

D. Bi kịch tình yêu.

– Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy là mối tình éo le, song song và đan cài với sự nghiệp giữ nước Âu Lạc.

– Bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện thái độ phê phán rạch ròi của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Đó là bài học muôn đời cho những ai đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

– Trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy đã sẵn có âm mưu chiếm nỏ thần. Nhưng những ngày ở Âu Lạc, bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết, Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự với Mị Châu, cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ, tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và trọn tình với người đẹp. Nhưng hai tham vọng đó không thể dung hòa. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì lại tự tử vì nỗi tiếc thương Mị Châu khôn cùng.

– Trước khi chết, Mị Châu đã kịp nhận ra mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng lại chính là người nàng tin yêu nhất. Hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chín sinh mạng nàng, sinh mạng người cha thân yêu và số phận của cả một dân tộc.

– Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, nàng không xin tha chết, chỉ xin được hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù. Ngọc trai nước giếng tượng trưng cho sự tái ngộ của hai người ở kiếp sau. Đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải.

Mị Châu dù có vô tình phạm tội cũng không thể coi là không có tội. Kết cục bi thảm của cha con An Dương Vương mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với cộng đồng.

3. Kết bài.

– Đánh giá các nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy.

– Rút ra bài học giữ nước do sự mất cảnh giác.

Đề 4: Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài: Giới thiệu bản thân và lỗi lầm không thể tha thứ

2. Thân bài

– Giới thiệu về An Dương Vương và việc xây thành

An Dương Vương là cha tôi. Ông không chỉ là một người cha yêu thương con cái mà còn là vị vua anh minh, lỗi lạc, yêu nước thương dân. Ông luôn làm tròn bổn phận của mình, luôn nghĩ cách làm sao để dân giàu nước mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện.

Vì vậy, cha tôi đã đề ra chủ ý muốn xây dựng thành lũy ở đất Việt Thường. Ấy vậy mà công việc ấy mãi vẫn không xong. Xây đến đâu lại đổ đến đấy. Cha tôi buồn lòng lắm. Thân là công chúa, tôi cũng đứng ngồi không yên. Cứ đà này, vật liệu xây dựng sẽ ít đi, nhân lực cũng chán nản mà việc còn chưa xong

May sao vào một hôm, Rùa Vàng ngoi lên giúp đỡ. Không những thế, khi cha tôi hỏi cách đánh đuổi giặc, giữ vững nước nhà thì Rùa Thần tiếp tục chỉ bảo, đưa cho chúng tôi chiếc nỏ thần

Chính nhờ nỏ thần mà chúng tôi trăm trận trăm thắng, liên tiếp đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Những nước có ý định liền không dám nhăm nhe nữa….

– Kể về bi kịch của đời mình

Nhưng rồi thái bình ấy không giữ được bao lâu, tất cả đều do tôi.

Ngày ấy, sau khi thua, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi với Trọng Thủy. Bản thân tôi liền say đắm vào vẻ điển trai của chàng, cha tôi cũng đồng ý liên hôn. Cuộc hôn nhân như vậy là đã được ấn định. Sau này khi nghĩ lại, tôi cảm thấy thật hổ thẹn, còn với cha, đó là sự hối hận muộn màng

Sau một thời gian bên nhau, tìm hiểu, tôi và Trọng Thủy tình cảm cực kì êm ấm, nồng thắm. Tôi yêu chàng say đắm, và chàng cũng vậy. Một ngày nọ, chàng lân la hỏi nguyên cớ vì sao thắng nhanh đến vậy. Vì lòng tin tưởng mà tôi đã nói ra hết. Sau đó, chàng lại nói rằng tò mò muốn xem nỏ. Tôi không hề coi là người ngoài nên dẫn chàng đi xem. Xem xong liền về, cứ nghĩ vậy nên tôi càng yên tâm hơn

Kể lại cuộc trò chuyện giữa Mị Châu và Trọng Thủy trước khi TT về nước

Diễn biến cuộc chiến tiếp theo

Xem thêm:  Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

– Kết thúc sự việc

Cha dẫn tôi chạy ra biển. Khi ấy tôi vẫn còn chưa hiểu rõ mọi sự, vẫn thơ ngây tin rằng Trọng Thủy không bán đứng mình nên cả đoạn đường vứt lông ngỗng làm dấu. Ai ngờ hành động ấy lại là nhát dao chí mạng lấy đi không chỉ tính mạng của tôi mà còn cả danh dự.

Đến bờ biển, gặp Rùa Vàng, cha tức giận -> chém đầu Mị Châu

Lúc ấy, tôi vừa sợ vừa hối hận, nghĩ lại những chuyện đã qua, tôi muốn quay lại để chuộc lỗi tất cả. Nhưng, điều ấy là không thể nào. Trước mắt tôi là người cha hiền từ, yêu thương tôi nhất, giờ đây lại đang chuẩn bị đưa thanh đao lạnh lẽo chém qua đầu tôi….

– Sau khi Mị Châu chết

3. Kết bài:

– Nỗi ân hận và muốn làm lại của Mị Châu, lời khuyên đến mọi người

Đề 5: Phân tích các chi tiết kì ảo trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Thông qua việc sử dụng những chi tiết kì ảo, tác giả dân gian không chỉ tạo ra sự hấp dẫn, cuốn hút cho câu chuyện mà còn thể hiện nhiều ý nghĩa, quan niệm sâu sắc.

2. Thân bài

– Chi tiết Rùa vàng xuất hiện giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa

à Thể hiện được sự ủng hộ của nhân dân, sự đồng tình của các vị thần đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của vua An Dương Vương.

– An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước xuống biển.

–> Việc kì ảo hóa cho sự ra đi của An Dương Vương sau khi thất bại trong việc giữ nước đã thể hiện sự kính trọng, biết ơn của nhân dân đối với công lao của An Dương Vương.

– Chi tiết kì ảo gây ấn tượng nhất trong truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là hình ảnh ngọc trai- giếng nước.

–> Ý nghĩa:

+ Giải oan cho Mị Châu

+ Thể hiện sự đồng cảm, xót xa trước mối tình đẹp nhưng đầy bi kịch và tội lỗi của Mị Châu và Trọng Thủy.

3. Kết bài

Đưa vào những yếu tố kì ảo đã làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thu hút sự chú ý của độc giả, bên cạnh đó còn mang hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt khi truyền tải được những thông điệp quan trọng của tác phẩm.

Đề 6: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” 

* Gợi ý trả lời

a. Mở bài

– Giới thiệu “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.

– Nêu khái quát về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện: Đây là hai bi kịch nổi bật trong truyện và có ý nghĩa biểu hiện lớn.

b. Thân bài

1. Bi kịch mất nước

– Quá trình xảy ra bi kịch:

  • Ban đầu, An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây thành, chế nỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • Sau đó, ngủ quên trong chiến thắng, An Dương Vương đã mắc phải một loạt sai lầm.
  • Nhận lời cầu hòa của giặc mà không mảy may nghi ngờ.
  • Chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội để giặc ươm mầm tai họa.
  • Để con gái tự ý dẫn con trai kẻ thù thăm thú thành, lộ báu vật quốc gia.
  • Cậy vào thành cao, hào sâu, không xây dựng lực lượng, đến khi địch tấn công vẫn ung dung đánh cờ.

– Nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước:

  • Lơ là, mất cảnh giác, không đề phòng trước những âm mưu gian hiểm của địch.
  • Chủ quan có thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên không không dựng lực lượng.
  • Không nắm được hết nội bộ của mình, không hiểu hết tính cách con gái, nhẹ dạ cả tin.

– Bài học về bi kịch mất nước:

  • Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình, quốc gia, dân tộc.
  • Luôn củng cố sức mạnh quân sự, không ỷ thế vào tiềm lực sẵn có mà chủ quan, lơ là.

– Thái độ của nhân dân trước bi kịch mất nước:

  • Luôn tin tưởng vào bản chất ái quốc của vị vua thực tài có công lao to lớn với đất nước. Dù đã mắc những sai lầm to lớn cuối cùng đã sửa sai bằng cách chém chết Mị Châu sau khi nghe lời kết tội của Rùa Vàng, hành động vì lẽ phải, vì dân tộc.
  • Cái nhìn bao dung và biết ơn của nhân dân: Bất tử hóa cái chết của An Dương Vương.

2. Bi kịch tình yêu

* Quá trình diễn ra bi kịch:

– Mị Châu:

  • Mị Châu vốn là một nàng công chúa hồn nhiên, trong sáng, hết mình vì tình yêu đến mức mù quáng.
  • Không đề phòng Trọng Thủy, nàng đã hồn nhiên tiết lộ những bí mật quốc gia, để kẻ thù đánh cắp nỏ thần, rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo.
  • Cuối cùng, phát hiện bị lừa dối, phản bội nàng đau đớn, xót xa ân hận vô cùng.

– Trọng Thủy:

  • Trọng Thủy cũng yêu Mị Châu nhưng lại nuôi tham vọng lớn là vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được hạnh phúc bên người đẹp.
  • Trọng Thủy phải gánh trọng trách chữ hiếu, chữ trung với phụ vương, với quốc gia, nên đã lựa chọn hi sinh chữ tình.
  • Cuối cùng trước cái chết của Mị Châu đã vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận.

=> Cả Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con người chịu đau đớn trong mối tình này.

– Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:

  • Do lơ là, mất cảnh giác chủ quan, khinh địch của An Dương Vương.
  • Bởi sự mù quáng, nhẹ dạ cả tin của Mị Châu.
  • Do tham vọng to lớn đến thâm hiểm của cha con Triệu Đà.

– Bài học, ý nghĩa rút ra sau bi kịch:

  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
  • Không yêu một cách mù quáng.
  • Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.

– Thái độ của nhân dân trước bi kịch tình yêu: Bao dung, đồng cảm, xót thương: Chi tiết ngọc trai – giếng nước cuối truyện không chỉ mang ý nghĩa minh oan cho Mị Châu mà còn thể hiện mối tình thủy chung, gắn bó của Mị Châu – Trọng Thủy ở một kiếp khác.

3. Mối quan hệ giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu

– Bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước:

  • Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu Trọng Thủy là một âm mưu chính trị thâm hiểm. Trọng Thủy đến với Mị Châu chủ yếu làm gián điệp, cướp nỏ thần và đuổi cùng giết tận nước Âu Lạc.
  • Mị Châu vì tình yêu cũng đã vô tình tiếp tay cho giặc.

=> Tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp dẫn đến bi kịch mất nước.

– Bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu:

  • Vì sự lơ là, mất cảnh giác, chủ quan An Dương Vương vô tình đẩy con gái vào bi kịch tình yêu.
  • Vì chiến tranh, thâm thù và tham vọng cả Mị Châu và Trọng Thủy đều phải chịu đau khổ.

=> Bi kịch tình yêu của Mị Châu-Trọng Thủy cũng là hệ quả, nạn nhân của bi kịch mất nước.

c. Kết bài

– Khái quát lại nội dung và giá trị thể hiện của bi kịch mất mất nước và bi kịch tình yêu.

– Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận trước hai bi kịch đó: Xót thương, đồng cảm và có những nhận thức sâu sắc về các bài học quý giá từ hai bi kịch đó.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu