/tmp/wdxqa.jpg Các dạng đề bài Chữ người tử tù chọn lọc - Giáo dục trung học Đồng Nai

Các dạng đề bài Chữ người tử tù chọn lọc


Các dạng đề bài Chữ người tử tù chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 11 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 11.

1. Dạng đề đọc – hiểu (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.

Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

            (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân,Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

* Gợi ý làm bài

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: tự sự, biểu cảm.

b. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp nghệ thuật đó. 

Câu 2: Đọc đoạn trích trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó.

Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.

(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)

* Gợi ý làm bài

– Các từ láy được sử dụng : dịu dàng ,trong trẻo

– Đặt câu: Học sinh được tùy ý đặt câu theo ý của mình nhưng phải đúng về ngữ pháp.

Câu 3. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của anh/chị về khí phách của nhân vật Huấn Cao được thể hiện trong đoạn trích.

Bài mẫu tham khảo

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa,Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa.Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở  ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng. Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ. Như vậy, với cách giới thiệu gián tiếp, lối xây dựng nhân vật bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Huấn Cao

2. Dạng viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.

* Gợi ý trả lời 

I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Một cây bút tài hoa độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam

– Khái quát chung về tác phẩm Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của ông, được in trong tập Vang bóng một thời (1940)

II. Thân bài

1. Tình huống truyện

  • Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
  • Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.

 Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

– Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :

 Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng

2. Nhân vật Huấn Cao

a. Một người nghệ sĩ tài hoa

– Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người:

  • Có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
  • “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.

b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

– Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.

– Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

 khí phách, tiết tháo của nhà Nho

– Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

 phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

– Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.

 Không khuất phục trước cường quyền.

 khí phách của một người anh hùng.

c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả

– Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”  trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỷ.

– Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

– Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

 Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

– Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”

 Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

 Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

3. Nhân vật quản ngục

a. Tấm lòng biệt liên tài

– Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

– Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao

– Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ trụ”.

b. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

– Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.

– Lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

4. Cảnh cho chữ

– Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”

– Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn

– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…

– Đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” :

  • Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
  • Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau

– Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

 Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

Xem thêm:  Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ngắn nhất

III. Kết bài

– Khẳng định những nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm

Đề 2: Phân tích hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân

* Gợi ý trả lời 

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân

Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù

Khái quát về nhân vật Huấn Cao

2 .Thân bài

a. Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp

Giải thích về tài viết chữ đẹp – chữ thư pháp trong nền văn hóa truyền thống: đó là một thú vui, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được bảo tồn, gìn giữ.

Biểu hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao được thể hiện gián tiếp, thông qua:

● Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”

● Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”

b. Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất

Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.”

Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”

Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”

c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp

Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.

Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”

Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.

3. Kết bài

Suy nghĩ về hình tượng Huấn Cao: Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.

Đề 3: Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù”

* Gợi ý trả lời 

I. Mở bài:

  • Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù: Tác giả với phong cách tài hoa uyên bác. Chữ người tử tù là một truyện ngắn đặc sắc trong Vang bóng một thời
  • Khẳng định trong truyện ngắn này, nhân vật Huấn Cao và quản ngục là hai nhân trung tâm của tác phẩm.Thông qua thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục càng làm nổi bật nhân cách cao đẹp của họ

II. Thân bài:

1. Thái độ của Huấn Cao khi chưa biết quản ngục là “thanh âm trong trẻo”

a. Thái độ khi lần đầu tiếp xúc với quản ngục

  • Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ của hai nhân vật: Huấn Cao và quản ngục gặp nhau lần đầu tiên khi quản ngục tiếp nhận nhóm tử tù nguy hiểm, trong đó có Huấn Cao – thủ lĩnh
  • Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải.

 Đối với Huấn Cao, quản ngục và bọn lính áp giải chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”.  Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo

 khí phách, tiết tháo của nhà Nho

b. Thái độ trong đối với quản ngục trong những ngày biệt giam

– Trong những ngày biệt giam, mặc dù được quản ngục đối đãi rất mực tử tế, nhưng do Huấn Cao nghĩ quản ngục vẫn là một tay sai trung thành cho chế độ, không có tấm lòng lương thiện nên ông vẫn lạnh lùng với những hành động biệt đãi của quản ngục:

– Hành động biệt đãi của quản ngục:

  • Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”
  • Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh
  • Khép nép bày tỏ: Biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều

– Thái độ, hành động của Huấn Cao:

+ Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

 phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

+ Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.

 Không khuất phục trước cường quyền.

 khí phách của một người anh hùng.

2. Thái độ của Huấn Cao thay đổi khi nhận ra quản ngục chính là “thanh âm trong trẻo”

– Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

 Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

– Cảnh cho chữ diễn ra thể hiện thái độ trân quý tấm lòng trong thiên hạ của Huấn Cao dành cho quản ngục

– Lời khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn…”

 Lời khuyên thể hiện thái độ trân trọng, lo lắng cho một nhân cách cao đẹp

– Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”

 Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

 Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

III. Kết bài:

– Khẳng định thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục kể cả khi ông chưa biết tấm lòng và nhân cách cao đẹp của quản ngục đến khi ông đã biết càng làm nổi bật vẻ đẹp của khí phách và thiên lương trong sáng của Huấn Cao

Đề 4: Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

* Gợi ý trả lời 

a) Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Tuân là một nhà văn có “tính tài hoa và cái giọng khinh bạc đệ nhất trong giới Việt Nam hiện đại”.

+ “Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn xuất sắc và nổi tiếng của Nguyễn Tuân, đem đến nhiều ấn tượng đối với bạn đọc bao thế hệ.

– Giới thiệu nhân vật viên quản ngục: Viên quản ngục là một trong những nhân vật nổi bật trong tác phẩm, một con người yêu cái đẹp nhưng lại sống trong một chế độ mục nát, qua đó khắc sâu thêm nhiều nét ý nghĩa độc đáo của truyện.

b) Thân bài

* Khái quát chung về tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ.

– Giá trị nội dung: Truyện ngắn đã thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước của tác giả, qua đó hiểu hơn nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

* Phân tích nhân vật viên quản ngục

Luận điểm 1: Tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục

– Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe… rất đẹp đó không?”

Xem thêm:  Tóm tắt bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng ngắn nhất

– Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

– Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị Huấn Cao coi thường, khinh bỉ:

+ Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”

+ Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh

+ Khép nép bày tỏ: “Biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều”

+ Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn cung kính giữ lễ, giữ sự đối đãi như thế

– Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giã cõi đời: “Bấy nhiêu… vũ trụ”.

– Viên quản ngục tái nhợt người đi rồi vô cùng lo lắng, sợ nếu không xin được chữ Huấn Cao sẽ ân hận cả đời.

-> Đằng sau thân phận một ngục quan thấp bé, tầm thường là tâm hồn một người nghệ sĩ khát khao, say mê cái đẹp, một người dám bất chấp sinh mệnh để bảo lưu gìn giữ cái đẹp.

=> Thái độ và hành động của Quản ngục cho thấy đây là con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng.

Luận điểm 2: Sự khát khao và trân trọng cái đẹp của viên quản ngục

– Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp -> ông ta yêu cái đẹp đến say mê.

– Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.

– Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.

– Biết tính ông Huấn “vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” -> lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”.

– Cả tư thế và tâm thế khi nhận chữ và lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đều rất thành kính trước cái đẹp, cái thiên lương, cái khí phách cao cả.

– Sự khúm núm và cái cúi đầu không thực sự yếu đuối, ủy mị, hèn kém mà nó lại giống như những điểm nhấn càng làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của một tâm hồn thánh thiện.

-> Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có những lo sợ khi không xin được chữ Huấn Cao như vậy thôi.

=> Sở nguyện cao quý cho thấy quản ngục là con người có tâm hồn thuần khiết, biết quý trọng nâng niu cái đẹp.

Luận điểm 3: Viên quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”

– Cảnh cho chữ diễn ra giữa một buồng giam tối tăm và chật hẹp nhưng tất cả trở nên đẹp đẽ thanh cao bởi “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” cùng hai người trao cái đẹp và trân trọng, ngưỡng vọng cái đẹp.

– Sự “khúm núm, run run” của quản ngục không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.

– Quản ngục đã thoát khỏi vai trò của một người cai quản để trở thành một người trân trọng ngưỡng mộ cái đẹp -> Đồng điệu với Huấn cao

– Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao với giọt nước mắt rỉ vào kẽ miệng mà nhận mình là kẻ mê muội như một sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

=> Nhận xét chung: Qua những hành động, cách ứng xử của viên quản ngục, ta càng thêm hiểu và trân trọng hơn nhân vật này, từ đó thấm thía một quan niệm nhân sinh sâu sắc: “Trong thẳm sâu mỗi con người đều ẩn chứa một tâm hồn nghệ sĩ biết hướng tới cái đẹp, khát khao ánh sáng cái đẹp bởi vậy mà mỗi chúng ta hãy nhìn sâu vào tâm hồn con người để nắm bắt ánh sáng thiên lương vì có những khi trong môi trường của cái xấu và cái ác, cái đẹp không lụi tàn mà có thể đẩy lùi cái xấu, cái ác và tồn tại một cách thật mạnh mẽ, bền bỉ”.

* Đặc sắc nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo và tinh tế

– Thủ pháp tương phản đối lập.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

– Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.

c) Kết bài

– Khái quát lại những nét tiêu biểu về nhân vật viên quản ngục. 

Đề 5: Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù”/ Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ”/ Thạch Lam.

* Gợi ý trả lời 

I. Mở bài :

Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai bài truyện ngắn Hai đứa trẻChữ người tử tù; hai chi tiết được yêu cầu cảm nhận.

II. Thân Bài

Cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật

a. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ.

– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối

+ Ánh sáng: vừa mang ý nghĩa vật lý (những nguồn sáng xuất hiện trong tác phẩm như: Phương tây đỏ rực, ngọn đèn chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, chuyến tàu…) vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ, khát vọng

+ Bóng tối: vừa mang ý nghĩa vật lý (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm…)

– Tương quan ánh sáng, bóng tối: tồn tại trong thế giao tranh từ đầu đến cuối tác phẩm trong đó bóng tối càng lúc càng chiếm ưu thế để rồi thắng thế còn ánh sáng thì nhỏ bé, tội nghiệp. Về ý nghĩa thực nó cho thấy bức tranh phố huyện nghèo nàn, tăm tối. Về ý nghĩa biểu tượng nó cho thấy những con người nhỏ bé như chị em Liên mang trong mình ước mơ, khát vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng nhưng ước mơ đã mâu thuẫn gay gắt và có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi hiện thực tăm tối.

b. Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối:

+ Ánh sáng: vừa có dạng thức vật lý ( ngọn đèn của Quản ngục, ánh sáng của vì sao Hôm , ngọn đuốc tẩm dầu..) vừa mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật cao quý và thiên lương trong sáng tốt đẹp của con người.

+ Bóng tối: Vừa có dạng thức vật lý (Bóng tối bao trùm trong đêm quản ngục ngồi suy nghĩ cùng cái chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu của buồng giam..) vừa mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối, ngột ngạt, bạo tàn của nhà ngục nói riêng và xã hội nói chung

– Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: Có sự giao tranh gay gắt nhưng ánh sáng đã nổi bật trên nền cái tăm tối, bẩn thỉu ( như ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa nổi bật trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật chội; như vẻ đẹp trong thiên lương của Huấn Cao và Quản ngục đã nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt)

So sánh:

– Điểm tương đồng:

+ Cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm đều xuất hiện với một tần số lớn

+ Ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp còn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã.

+ Ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt

+ Đều được xây dựng bằng bút pháp tương phản đối lập đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.

– Điểm khác biệt:

+ Trong Hai đứa trẻ, ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt còn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế còn trong Chữ người tử tù ánh sáng lại nổi bật rực rỡ trên nền bóng tối.

+ Thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước mơ hi vọng của mình còn của Nguyễn Tuân lại là cái đẹp có một sức mạnh kì diệu, nó có thể nối liền mọi khoảng cách, có thể thanh lọc tâm hồn cho con người

+ Về Nghệ thuật: Thạch Lam miêu tả ánh sáng, bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu nhạc điệu hình ảnh còn Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình

– Lí giải điểm tương đồng khác biệt:

+ Có những điểm tương đồng là do cả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm tối trước 1945

+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn

Xem thêm:  Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ngắn nhất

III. Kết bài:

– Khẳng định đây đều là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện rõ phong cách của hai nhà văn.

Đề 6: Phân tích bút pháp lãng mạn trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

* Gợi ý trả lời 

1. Mở bài:

– Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội. Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đời đi tìm cái đẹp và có công đưa thể loại tùy bút, bút ký đạt trình độ cao.

– Tác phẩm: In trong tập Vang bóng một thời (1940) lúc đầu có tên Dòng chữ cuối cùng, sau đổi thành Chữ người tử tù

– Giới thiệu bút pháp lãng mạn trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

2. Thân bài:

2.1. Sự tương phản giữa lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối.

Sự tương phản giữa lý tưởng và hoàn cảnh thực tại:

– Huấn Cao, quản ngục, thầy thơ đều có chung cảnh ngộ là sống trong nhà tù thực dân >< nhân cách và lý tưởng cao đẹp.

– Huấn Cao, ngục quan, thầy thơ lại là những hình mẫu lí tưởng của văn học lãng mạn. Sống trong nhem nhuốc, nhơ bẩn >< khí tiết thanh cao, lí tưởng hướng đến cái đẹp, cái cao cả, cái sáng rực của thiên lương.

+ Huấn Cao sống trong ngục chờ ngày xử tử >< phong thái ngạo nghễ, ung dung, sáng bừng lên ánh sáng bất tử của thiên lương. Con người ấy đối lập mình với thế giới, với chế độ mà mình đang sống bởi tự ý thức được mình, ý thức được phẩm giá của mình, kiêu hãnh đứng riêng ra cao hơn với xung quanh. Ông đã vượt lên hoàn cảnh để sống với lí tưởng, sống là chính mình.

+ Viên quản ngục và thầy thơ lại đang sống với lí tưởng >< cuộc sống đang níu giữ, kéo ghì mình xuống. Nghề nghiệp, địa vị >< tấm lòng trọng người tài, tấm lòng thiên lương thanh sạch với thú chơi chữ thanh cao.

Sự tương phản giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối:

– Ước muốn xin chữ Huấn Cao của viên quản ngục là một dụng ý nghệ thuật mở ra hàng loạt chi tiết để những mảng màu tương phản được bày ra.

– Cảnh cho chữ: cái thiện chiến thắng cái ác, ánh sáng đã lấn át bóng tối và quan trọng hơn là sự phát triển của tính cách nhân vật không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh mà đã vượt lên trên hoàn cảnh, làm nên cuộc đảo lộn trật tự ” xưa nay chưa từng có”.

+ Trật tự kỉ cương nhà tù đảo lộn: ngục quan khúm núm, rụt rè, cúi lạy tử tù >< tử tù uy nghi, đĩnh đạc răn dạy ngục quan và ban phát cái đẹp.

+ Không gian nhà tù chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián >< bó đuốc đỏ rực và “ ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” như ba ngọn bấc khêu lên niềm tin về sự lên ngôi tuyệt đối của cái đẹp.

+ Danh phận, địa vị của nhân vật >< cái đẹp, tâm thế hướng tới ánh sáng, thưởng thức chung một nét chữ, cảm nhận cùng một mùi thơm của mực.

=> Cuộc hội ngộ của những tấm lòng yêu cái đẹp đến say mê.

+ Bóng tối nhà tù nhường chỗ cho ánh sáng, là ánh sáng của tâm hồn con người tỏa ra từ cái đẹp của thiên lương.

+ Nhà tù cặn bã, nhơ bẩn >< Huấn Cao toát lên vẻ đẹp của một người nghệ sĩ, ở viên quản ngục và thầy thơ lại toả lên cái đẹp của lòng biệt nhỡn liên tài, vẻ đẹp của thiên lương còn nguyên vẹn.

2.2 Hình bóng nhà văn trong nhân vật lý tưởng: Huấn Cao

– Con người Nguyễn Tuân ngoài đời cũng như con người trong văn chương, đều tài hoa, nghệ sĩ, ngông cuồng, phóng túng.

+ Tôn sùng cái đẹp, yêu mến những gì thuộc về hoài cổ bởi đã quá bất bình với hiện thực và mất niềm tin vào tương lai.

+ Không chấp nhận cái tầm thường, muốn nổi loạn với tất cả mà ở đây hình mẫu lịch sử của nhân vật Huấn Cao là Cao Bá Quát chỉ còn tiếng vọng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ở Huấn Cao, ở viên quản ngục và các nhân vật của Nguyễn Tuân chính tâm hồn ông, chính suy nghĩ và lẽ sống của ông.

3. Kết bài:

– “ Chữ người tử tù” là một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để hướng đến cái đẹp, đến ánh sáng và thiên lương, sống >< những tầm thường, tăm tối quanh mình.

– Nguyễn Tuân thành công sử dụng bút pháp lãng mạn trong việc sáng tạo hình tượng, gửi gắm đến độc giả thông điệp về sự lên ngôi, chiến thắng hoàn toàn của cái cao cả, cái đẹp, của ánh sáng với những cái xấu xa, nhơ bẩn, thấp hèn.

=> Sức cuốn hút để tác phẩm mãi bất tử cùng thời gian.

Đề 7: Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

* Gợi ý trả lời 

I. Mở bài:

  • Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình.
  • Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc.
  • Cảnh cho chữ là một áng văn “xưa nay chưa từng có”

II. Thân bài

1. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ

  • Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.
  • Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông.
  • Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
  • Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài.

2. Diễn biến cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

  • Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa.
  • Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
  • Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.

3. Giải thích tại sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

  • Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
  • Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
  • Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.

4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

  • Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
  • Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
  • Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

III. Kết bài

  • Khái quát lại vấn đề

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu