/tmp/rxyvg.jpg Các dạng đề bài Chí khí anh hùng chọn lọc - Giáo dục trung học Đồng Nai

Các dạng đề bài Chí khí anh hùng chọn lọc


Các dạng đề bài Chí khí anh hùng chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.

1.Dạng đề đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1)Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn  phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

( Trích Chí khí anh hùng, Trang 113, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

(2) Trong Kim Vân Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân tả sự ra đi của nhân vật một cách chóng vánh: “ Từ bèn mua riêng một sở để cùng ăn ở với nàng. Được hơn năm tháng thì Từ dứt áo ra đi. Nào biết đi để làm gì? Hãy đợi hồi sau phân giải”…

a. Nêu thể loại của văn bản ( 1) và (2)?

* Gợi ý trả lời 

Thể loại của văn bản (1) : thơ lục bát và văn bản (2): tiểu thuyết chương hồi

b. Cùng một chi tiết chia tay nhưng cách kể của Nguyễn Du khác với cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân ở điểm nào?

* Gợi ý trả lời 

Cách kể của Nguyễn Du khác với cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân ở điểm :

– Cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ thuần tuý là để thông báo sự kiện. Nó không giúp chúng ta cảm nhận được những phẩm chất phi thường của người anh hùng Từ Hải, đồng thời tình yêu của Từ Hải dành cho Kiều không được đề cập. Nói chung, đây là cách kể chỉ quan tâm đến sự kiện.

– Cách kể của Nguyễn Du giúp chúng ta cảm nhận được những phẩm chất phi thường của người anh hùng Từ Hải, đồng thời thấy được sự gắn bó của Từ Hải và Thuý Kiều thật sâu đậm, nồng nàn: hương lửa đương nồng. Nguyễn Du quan tâm đến tiếng lòng, đến cảm nhận của con người. Đó là sự sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du.

c. Em hiểu từ trượng phu và cụm từ động lòng bốn phương như thế nào? Từ thoắt nói lên điều gì trong tính cách của Từ ở văn bản (1)?

* Gợi ý trả lời 

– Trượng phu (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

– Động lòng bốn phương là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây…) tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời trung đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.

– Từ thoắt là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Với từ thoắt, ta thấy cách nghĩ, cách xử sự của Từ Hải cũng khác thường và dứt khoát. Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say lửa nồng hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, đã thấy cuộc sống hạnh phúc gia đình sao mà chật hẹp, tù túng.

Xem thêm:  https://haylamdo.com/soan-van-lop-7/on-tap-phan-tieng-viet-ki-2.jsp

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp người anh hùng Từ Hải qua văn bản (1)

* Gợi ý trả lời 

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung:

+Từ Hải không phải là con người đam mê tửu sắc mà là con người sống có lí tưởng. Lí tưởng đó là được tự do, vẫy vùng giữa trời cao đất rộng, không chịu một sự trói buộc nào.

+ Vẻ đẹp của Từ Hải được đặt trong hình ảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt, không gian biển rộng trời cao. Không gian đó không chỉ nâng tầm vóc người anh hùng ngang hàng với vũ trụ mà còn như chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng lớn lao, phi thường của người tráng sĩ ấy ;

+ Từ Hải là giấc mơ lớn của Nguyễn Du về tự do và công lí.

Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi hãy chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn bản?

Nàng rằng:Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi

Từ rằng “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

( Trích Chí khí anh hùng, Trang 113, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

* Gợi ý trả lời 

  • Phép liệt kê : mười vạn tinh binh, chiêng dậy đất, tinh rợp đường
  • Phép điệp cú pháp : Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
  • Nói quá : chiêng dậy đất, tinh rợp đường
  • Hoán dụ : mặt phi thường ( anh hùng)
  • Hiệu quả nghệ thuật: thông qua hàng loạt biện pháp tu từ về từ và tu từ cú pháp, tác giả thể hiện niềm tin, lí tưởng cao cả của anh hùng. Đó là một lí tưởng đẹp. Lí tưởng gắn liền với một quan điểm sống tích cực, một cách sống vượt ra mọi khuôn khổ trói buộc của đời thường để đạt tới mục tiêu cao cả.

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh nàng Kiều khi chia tay Từ Hải với cuộc chia tay với Thúc Sinh trước đó :

“Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”

* Gợi ý trả lời 

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Cảnh khuya chọn lọc

-Nội dung:

+Trong cảnh Kiều chia tay Thúc Sinh, nhà thơ Nguyễn Du không dùng ngôn ngữ đối thoại mà chủ yếu tập trung tả cảnh để thể hiện tâm trạng của người về-kẻ đi. Nhà thơ dự cảm cuộc chia tay này đồng nghĩa với vĩnh biệt qua hình ảnh vầng trăng ai xẻ.  Nhưng dẫu sao, Thúc Sinh cũng là cái phao cứu sinh trong cuộc đời Kiều. Vì thế, trong cảnh chia tay này, Kiều hiện ra là một người sống có tình có nghĩa với anh chàng họ Thúc nhát gan, sợ vợ.

+Trong cảnh Kiều chia tay Từ Hải, nhà thơ Nguyễn Du dùng ngôn ngữ đối thoại. Dù mới nửa năm sống với Từ Hải vô cùng hạnh phúc nhưng giữa họ chưa hề có lễ nghi gia ( lễ cưới chính thức) nhưng nàng nói với Từ như lời người vợ dành cho chồng. Nàng xin đi theo để làm tròn chữ tòng theo quan niệm xưa. Nguyễn Du để Từ Hải đáp lại lời nàng với lời hứa danh dự của một người anh hùng, sẽ đem lại hạnh phúc cho nàng. Qua đó, người đọc cảm nhận vẻ đẹp của lòng chung thuỷ, trọn nghĩa phu thê của nàng Kiều.

2. Dạng viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1:Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài:

  • Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam.
  • Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.

2. Thân bài:

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:

– Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn

– “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi

-“ trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

– “thoắt”sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.

– “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.

-“trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

-Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

– Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

  • Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.
  • Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

* Sự dứt khoát của Từ Hải:

  • Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.
  • “ Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.
Xem thêm:  Người trong bao - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

* Nghệ thuật:

– Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.

3. Kết bài:

Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.

Đề 2: Phân tích hình ảnh Từ Hải qua đoạn trích “Chí khí anh hùng

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài:

– Giới thiệu nhân vật Từ Hải.

2. Thân bài:

* Bối cảnh cuộc gặp gỡ của Từ Hải – Thúy Kiều: (Tự tìm hiểu)

* Chí khí anh hùng của Từ Hải:

– “Nửa năm hương lửa đương nồng/Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”: Không cam chịu cuộc sống ấm êm, giản dị mà quyết tâm để lại sau lưng tình riêng ra đi làm nghiệp lớn.

– Hành động ra đi mạnh mẽ, quyết liệt của Từ Hải lại được thể hiện rất rõ ở những câu thơ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và “Quyết lời dứt áo ra đi”. Tác giả lựa chọn sử dụng một loạt những từ ngữ “thẳng rong” tức là đi liền một mạch, “quyết lời”, “dứt áo” thể hiện hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, dứt khoát, không chút lưu luyến, bịn rịn. Từ đó thấy được khí phách mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.

– “Từ rằng: Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”: Lời trách, nhưng đồng thời cũng là lời động viên Thúy Kiều rằng hãy cố gắng vượt ra khỏi cái suy nghĩ của bậc nữ nhi thường tình để trở thành phu nhân của một bậc anh hùng cái thế, có công danh sự nghiệp hiển hách, thể hiện ý thức của Từ Hải về sự hơn đời, hơn người của bản thân mình.

– “Bao giờ… nghi gia”: Lời động viên ngầm của Từ Hải là lời ước hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều.

– “Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu”: An ủi, lo lắng, giải thích cho Thúy Kiều để nàng an lòng ở lại. Đồng thời ở hai câu thơ này ta còn lờ mờ nhận ra đằng sau nó là sự cô đơn, lạc lõng của Từ Hải trong giây phút bắt đầu gây dựng công danh sự nghiệp.

– Các hình ảnh “bốn phương”, “trời bể mênh mang”, “bốn bể”, “gió mây”, “dặm khơi”, hình ảnh cánh chim “bằng”. Đây đều là những hình ảnh gợi ra bối cảnh không gian khoáng đạt rộng lớn, góp phần nâng tầm vóc của người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải lên sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ. Bên cạnh đó còn thể hiện chí lớn của người anh hùng khao khát được vẫy vùng, tùng hoành trong bốn bể.

3. Kết bài:

– Nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu