/tmp/seuxk.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
– Tình cảm gia đình là một chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu ca dao thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dung các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
1. Khái niệm
– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
– Hiện nay người ta có phân biệt khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc (diễn xướng). Ca dao là lời thơ của dân ca.
2. Giá trị nội dung
– Đề cao giá trị của tình cảm gia đình
– Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, coi trọng gia đình
3. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, đối xứng…
– Giọng điệu dân ca ngọt ngào
– Thể thơ lục bát và lục bát biến thể gợi tâm tình, nhắn nhủ
Bài 1:
– “Cù lao chín chữ”: Chín chữ nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả gồm sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: theo dõi tính tình mà uốn nắn, phúc: che chở
– Bài ca dao lời ru của mẹ “con ơi!”
– So sánh ví von “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “biển Đông”
– Núi và biển là những cái to lớn của thiên nhiên, đất trời mênh mông, vĩnh hằng, bất diện từ đó cho thấy tầm quan trọng của công ơn cha mẹ với sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi người.
– Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi
– Mẹ dịu dàng, bao dung như dòng nước biển
=> Thể lục bát dân gian ngọt ngào làm bài ca dao như lời thủ thỉ sâu lắng của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con
Bài 2:
– “Chiều chiều” : từ láy, sự lặp đi lặp lại của thời gian
– “Trông” trong tư thế “đứng” : khắc khoải, mong chờ
– “Ngõ sau” chứ không phải ngõ trước gợi sự vắng lặng, đồng rộng mênh mông khuất bóng.
– “Ruột đau chín chiều” không chỉ là nỗi nhớ mẹ mà còn là nỗi nhớ quê và cả niềm cay đắng về thân phận mình, về nỗi lo cha mẹ già yếu không ai chăm sóc và sự lẻ bóng ở nhà chồng.
=> Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa qua quê với nỗi nhớ gia đình tha thiết ở nơi đất khách quê người.
Bài 3:
– Nỗi niềm thành kính tôn trọng “Ngó lên”
– “Nuộc lạt mái nhà” hình ảnh bình thường thân thuộc
– “Bao nhiêu… bấy nhiêu” cụ thể hóa nỗi nhớ vô hình
=> Gợi nhắc công lao của ông bà ngày xưa gây dựng lên ngôi nhà với từng nuộc lạt. Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà được diễn tả sâu sắc qua hình ảnh gần gũi, giản dị
=> Ca ngợi đạo lí cội nguồn tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bài 4:
– “Nào phải người xa” cách diễn tả nhẹ nhàng nhắc nhở
– Điệp từ “cùng” thể hiện tầm quan trọng của huyết thống anh em
– So sánh: “Yêu nhau như thể tay chân”, chân và tay là những bộ phận gắn bó với nhau trên cơ thể, cùng kết hợp để cơ thể hoạt động linh hoạt
=> Nhắc nhở anh em cần đoàn kết thương yêu nhau, đùm bọc, che chở nhau cùng chung sống hòa thuận để cha mẹ được yên lòng