/tmp/sixis.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Buổi học cuối cùng Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Buổi học cuối cùng trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện: Câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An – dát qua lời kể của cậu bé Phrăng. Sáng hôm ấy, Phrăng định trốn học trước một ngày rất đẹp và trong. Nhưng cậu vẫn quyết định đến trường và trên đường cậu thấy rất nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu càng ngạc nhiên hơn thì thấy lớp rất yên tĩnh, thầy Ha – men thì đang đi đi lại lại với cây thước sắt. Thầy giáo nhẹ nhàng mời phrăng vào học. Cậu choáng váng khi nghe thầy Ha – men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu bắt đầu thấy tiếc nuối và ân hận vì không chăm chỉ học tiếng , hay trốn học đi chơi. Trong buổi học, Phrăng còn được thầy gọi lên đọc bài. Thầy Ha – men đã nói những nhiều sât sắc về việc học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ. Buổi học hôm đó, Phrăng thấy ngạc nhiên sao mình hiểu đến thế, hiểu tất cả những điều thầy nói. Khi đồng hồ chỉ mười hai giờ, kết thúc buổi học thầy Ha – men xúc động cầm một hòn phấn, dằn manh hết sức thầy viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” rồi ra hiệu cho học trò “ đi đi thôi”.
1. Tác giả : An – phông – xơ Đô đê ( 1840 – 1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh của truyện: Truyện “ Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An – dát và Lo- ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An – dát.
b) Thể loại: truyện ngắn
c) Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “mà vắng mặt con”: Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường, qua sự quan sát của Phrăng.
– Phần 2: Tiếp theo đến “ Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!”: Diễn biến buổi học cuối cùng.
– Phần 3: Phần còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
d) Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
e) Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
f) Giá trị nội dung
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha -men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
g) Giá trị nghệ thuật.
Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha – men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
1. Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
– Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: Phrăng đang vui vẻ và có ý định trốn học để đi chơi vì đã trễ giờ học và cậu thì sợ thầy hỏi bài khó mà chưa thuộc. Nhưng cậu đã cưỡng lại được ý định ấy và vội vã chạy đến trường.
– Quang cảnh trên đường đến trường:
+ Trời ấm, trong trẻo.
+ Tiếng sáo hót ven rừng và trên cánh đồng cỏ Ríp -pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập
+ Thấy nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
– Quang cảnh ở trường
+ Thấy quang cảnh trường bình lặng y như buổi sáng ngày chủ nhật.
+ Không khí lớp học trang nghiêm, thầy Ha – men thì đi đi lại lại với cây thước sắt.
+ Thầy Ha -men mặc bộ trang phục mà thường mặc khi có thanh tra hoặc phát phần thưởng
+ Trong lớp còn có cụ già Hô – de, bác phát thư và nhiều người khác nữa.
=> Đây có lẽ là một buổi học kì lạ và đặc biệt đối với tất cả mọi người.
2. Diễn biến buổi học cuối cùng
– Khi thầy Ha – men nói cho biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và cậu đã hiểu nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay ở lớp học, ở trụ sở xã và trong trang phục của thầy giáo.
– Cậu thấy tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
– Sự ân hận của Phrăng còn lớn hơn khi đến lượt mình đọc bài mà cậu không thuộc được chút nào về quy tắc phân từ. Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận mình.
– Chính trong tâm trạng ấy mà khi nghe thầy Ha – men giảng ngữ pháp, cậu đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: “ Tôi kinh ngạc thấy sao mình dễ hiểu đến thế”
– Cậu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và thiết tha muốn được trau dồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội được tiếp tục học tiếp Pháp ở trường nữa,
– Nhân vật thầy giáo Ha – men
+ Trang phục của thầy giáo trong buổi học cuối cùng: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn – những thứ trang phục chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng như phát phần thưởng..
+ Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến lớp muộn và cả khi câu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
+ Điều tâm niệm tha thiết nhất của thầy Ha – men muốn nói với học sinh và mọi người dân An – dát: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước, vì ngôn ngữ là tài sản quý báu của một dân tộc.
=> Những lời nói của thầy Ha – men vừa sâu sắc vừa biểu lộ tình cảm yêu nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc mình.
– Những nhân vật khác: Cụ Hô – de đã đeo kính lên, nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng run run vì xúc động
3. Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng
– Âm thanh tiếng chuông nhà thờ điểm mười hai giờ, tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa, tiếng kèn của bọn lính Phổ tập về.
– Thầy Ha – men người tái nhợt, thầy nghẹn ngào không nói hết câu
– Dùng viết phấn dằn mạnh hết sức viết dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”
=> Thầy là một người yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.