/tmp/kmdxa.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện: Hùng Vương thứ sáu có mười hai người con trai, về già muốn truyền ngôi cho người xứng đáng. Vua không biết chọn ai nên đã làm một cuộc thi vào ngày lễ Tiên vương ai làm vừa ý nhà vua sẽ được truyền ngôi cho. Các lang đều đua nhau tìm những của ngon vật lạ, độc nhất đem đến lễ Tiên vương. Chỉ có Lang Liêu là người buồn nhất. Chàng là con trai thứ mười tám, mẹ chàng bị vua ghẻ lạnh, ốm và chết. Các anh đều sai người tìm những của quý ở trên rừng, dưới biển. Còn Lang Liêu gắn bó với đồng áng, ruộng lúa, trồng khoai bây giờ không biết lễ Tiên vương thứ gì. Một đêm, trong giấc mộng Lang Liêu được thần lấy lúa gạo làm bánh mà lễ. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm hai thứ bánh, một thứ bánh tròn tượng trưng cho trời, một bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, riêng Lang Liêu mang hai thứ hai đó ra. Nhà vua nhìn thấy bèn hỏi và Lang Liêu kể chuyện giấc mộng, vua rất vừa ý bèn đặt tên hai thứ bánh là bánh chưng và bánh giầy. Từ đó, vào ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể thiếu hai thứ bánh để lễ bàn thờ tổ tiên.
1. Thể loại: Truyền thuyết.
2. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “chứng giám”: Nhà vua ra cuộc thi để chọn ra người truyền ngôi.
– Phần 2: Tiếp theo đến “hình tròn”: Các Lang và Lang Liêu tìm các lễ vật
– Phần 3: Phần còn lại: Ý nghĩa và tục lễ làm bánh chưng, bánh giầy.
3. Giá trị nội dung:
– Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
– Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
4. Giá trị nghệ thuật
– Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua…)
– Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo
– Lối kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian.
1. Nhà vua ra cuộc thi để tìm người truyền ngôi
– Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, nhà vua có thể tập trung chăm lo cho nhân dân được no ấm; nhà vua đã già muốn truyền ngôi
– Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng. Nhà vua có mười hai người con trai không biết chọn ai xứng đáng
– Cách thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố thử tài ( nhân ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi)
=> Nhà vua thật anh minh, lỗi lạc , muốn truyền ngôi cho người phải có chí, có đức.
2. Các Lang và Lang Liêu tìm và làm lễ vật
– Các Lang đua nhau tìm những củ ngon vật lạ, lên rừng xuống biển để tìm những lễ vật độc nhất
– Lang Liêu là chàng hoàng tử buồn nhất. Chàng là người thiệt thòi nhất. Từ khi lớn, chỉ chăm lo đến việc đồng áng, gắn bó với lúa gạo, khoai.
– Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần “Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo”; “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Thần ở đây chính là nhân dân. Bởi nhân dân rất quý trọng hạt gạo làm ra để nuôi sống mình.
– Lang Liêu làm theo lời thần chỉ:
+ Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhan, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm.
+ Cũng thứ bánh ấy, chàng đổi kiểu đồ lên, giã nhuyễn nặn thành hình tròn.
3. Ý nghĩa của tục lệ bánh chưng, bánh giầy
– Lang Liêu mang hai thứ bánh lên lễ Tiên vương.
– Nhà vua ngạc nhiên khi nhìn hai thứ bánh ấy, hỏi Lang Liêu và chàng kể chuyện giấc mộng.
– Bánh Lang Liêu được chọn làm tế Trời, Đất, và Tiên vương.
– Sau đó, ai ăn xong cũng tấm tắc khen. Nhà vua bèn đặt tên cho hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy.
– Tục lệ của nước ta được hình thành từ đó: Vào ngày lễ Tết cổ truyền, không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy để lễ ông bà, tổ tiên.