/tmp/rxbug.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của nhà thơ khi căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ còn bộc lộ niềm khao khát của nhà thơ mong muốn có một ngôi nhà vững chắc để che chở cho tất cả người nghèo trong thiên hạ.
1. Tác giả
– Đỗ Phủ (712 – 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường.
– Ông làm quan trong một thời gian rất ngắn nhưng gần như sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật cả đời
– Nhà thơ vĩ đại có ảnh hưởng trong lịch sử Trung Quốc.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh Cán Hoa ở phía Tây Thành Đô.
– Ông vừa ở chẳng được bao lâu thì căn nhà bị gió phá nát. Chính vì vậy, ông đã sáng tác bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” để thuật lại sự kiện này.
b, Bố cục
– Gồm 4 phần:
Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
Phần 2. Khổ thơ thứ 2: Cảnh lũ trẻ trong thôn đến ăn cắp tranh.
Phần 3. Khổ thơ thứ 3: Cuộc sống của gia đình trong đêm nhà tranh bị phá.
Phần 4. Khổ thơ thứ 4: Mong muốn của nhà thơ về tương lai.
c, Phương thức biểu đạt
– Miêu tả, tự sự kết hợp biểu cảm
d, Giá trị nội dung
– Hiện thực nghèo khó cay đắng
– Ước vọng về một tương lai tươi sáng
e, Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt linh hoạt
– Sử dụng thể thơ cổ
1. Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
– Thời gian: Tháng tám, mùa thu
– Cảnh trời: gió thét già
– Cảnh nhà: bị cuộn mất ba lớp mái, tranh bay rải khắp. Mảnh treo cao, mảnh thấp quay lộn
=> Cảnh tượng tiêu điều, hiu hắt, tan tác
2. Cảnh lũ trẻ trong thôn đến ăn cắp tranh.
– Trẻ con nhè trước mặt cướp tranh đi mất do khinh người già không có sức.
– Tác giả đau khổ, ấm ức, bất lực cho số phận bất hạnh
=> Đau đớn cảnh xã hội loạn lạc, vô đạo
3. Cuộc sống của gia đình trong đêm nhà tranh bị phá.
– Ngoài trời gió nổi, đêm đen, mưa đổ “nhà dột chẳng chừa đâu”, mưa nặng hạt
– Trong nhà ướt lạnh, con quấy khóc cùng nỗi lo thời đại loạn lạc
– Ngủ trong mưa lạnh, buồn rầu
=> Hoàn cảnh nghèo đói và khổ đau tột cùng của nhà thơ
4. Mong muốn của nhà thơ về tương lai
– Mơ có ngôi nhà rộng muôn ngàn gian và vững chắc cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều được hân hoan dù mình phải chịu khó nhọc
– Hi sinh tình riêng vì nghĩa lớn làm ngời sáng tấm lòng nhân đạo cao cả
=> Tấm lòng của một người yêu nước thương dân, xả thân vì người khác