/tmp/cxtps.jpg
Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.
Đề 1: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ thuộc phần bản kỉ. Khi viết về một nhân vật lịch sử, người viết sử thường kể lại công lao của nhân vật, đồng thời thể hiện thái độ của mình. Trần Thủ Độ là một nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với triều đại nhà Trần. Trong đoạn trích, người viết đã lựa chọn bốn câu chuyện tiêu biểu để ngợi ca nhân cách chính trực, chí công vô tư của Tướng quốc Trần Thủ Độ. Bốn sự kiện ấy phản ánh bốn khía cạnh trong nhân cách Trần Thủ Độ. Bài viết đã thể hiện tài năng của người viết: vừa kể chuyện lịch sử vừa thể hiện thái độ và tình cảm trân trọng đối với các anh hùng dân tộc.
(Trích Đọc hiểu Ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
* Gợi ý trả lời
– Phương thức biểu đạt chính của văn bản : thuyết minh.
b. Tướng quốc Trần Thủ Độ là người chí công vô tư. Vậy chí công vô tư là gì?
* Gợi ý trả lời
Chí công vô tư: là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải vì lợi ích chung của tập thể và toàn xã hội.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về phẩm chất chí công vô tư của tuổi trẻ trong cuộc sống.
* Gợi ý trả lời
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung :
+ Chí công vô tư là gì ?
+ Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư
++ Đối với cá nhân: Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
++ Đối với tập thể, xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
+ Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
++ Có thái độ đồng tình, ủng hộ cách cư xử, giải quyết công việc một cách công bằng, không thiên vị, theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
++Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc hàng ngày ở lớp, ở trường và ở ngoài xã hội.
Đề 3: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi
Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ, Trần Thủ Độ có vai trò hết sức quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng 1-1258), quân Mông Cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh. Quân Đại Việt bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ “Nhập Tống” ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống. Vua bèn rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ trả lời:
– Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!
Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy của ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu ngày 29-1-1258, buộc địch phải rút chạy về nước.
Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.
(Hà Ân – Trần Quốc Vượng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản?
* Gợi ý trả lời
– Phương thức biểu đạt chính của văn bản : tự sự.
b. Trong văn bản, chi tiết nào tiêu biểu thể hiện thái độ của nhân vật Thái úy Trần Nhật Hạo và Thái sư Trần Thủ Độ khi vua Thái Tông hỏi kế đánh giặc? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó?
* Gợi ý trả lời
Chi tiết tiêu biểu thể hiện thái độ của nhân vật Thái úy Trần Nhật Hạo khi vua Thái Tông hỏi kế đánh giặc: Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ “Nhập Tống” ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống.
Hiệu quả nghệ thuật: Qua hành động của Nhật Hạo, người đọc nhận ra sự bất lực, thiếu niềm tin và ý chí đánh giặc trước sức mạnh của kẻ thù.
Chi tiết tiêu biểu thể hiện thái độ của nhân vật Thái sư Trần Thủ Độ khi vua Thái Tông hỏi kế đánh giặc: đó là câu nói nổi tiếng : Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!
Hiệu quả nghệ thuật: Câu nói của Thái sư Trần Thủ Độ thể hiện tinh thần căm thù giặc cao độ, ý chí chiến đấu đến cùng, sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Đó cũng là biểu hiện của hào khí Đông A thời nhà Trần.
c. Nhân vật kiệt xuất là gì ?
* Gợi ý trả lời
– Nhân vật kiệt xuất là người vượt trội hẳn lên về giá trị, tài năng so với bình thường
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học dành cho tuổi trẻ được rút ra từ văn bản.
* Gợi ý trả lời
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Câu nói nổi tiếng : Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo! của Thái Sư Trần Thủ Độ trở thành niềm tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc ta.
Đề 1: Phân tích bài Thái sư Trần Thủ Độ
* Gợi ý trả lời.
1. Mở bài:
– Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là một nhân vật lịch sử có công rất lớn trong việc lập nên triều đình nhà Trần; giúp hai vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông ổn định, chính trị, kinh tế đất nước.
– Qua bài viết về Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả Ngô Sĩ Liên đề cao đức tinh chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông.
2. Thân bài:
* Giới thiệu sơ lược về Trần Thủ Độ:
– Cách viết của tác giả ngược với binh thường là nêu năm mất và chức tước của Trần Thủ độ trước, nhằm gây sự chú ý của người đọc: Giáp Tí, năm thứ 7. Mùa xuân, thắng giêng, Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương.
– Đây là chủ ý của tác giả nhằm nhấn mạnh thái độ trân trọng và biết ơn của các vua Trần đối với Trần Thủ Độ, qua đó gián tiếp giới thiệu vai trò quan trọng và công lao của ông.
* Nhân cách cao quý của Trần Thủ Độ:
+ Được tác giả phản ánh qua bốn tình huống đặc biệt giàu kịch tính:
– Tinh huống thứ nhất: Người hặc (kết tội) ấm ức tâu lên nhà vua rằng Thái sư lấn át quyền vua : Bệ hạ trẻ thơ mà Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc thì sẽ ra sao? Đây là tình huống gây ra mâu thuẫn giữa vua và Thái sư. Mâu thuẫn được tác giả đẩy lên tới điểm đỉnh với chi tiết nhà vua đem theo người hặc tội đến gặp Trần Thủ Độ để đối chất. Điểu bất ngờ là Trần Thủ Độ không những không chối mà còn ban thưởng cho người dám hặc tội mình. Chứng tỏ ông rất thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân. Hành động của ông có ý nghĩa động viên, khuyến khích cấp dưới mạnh dạn góp ý, tố cáo sai lầm của cấp trên nhưng phải với mục đích trong sáng là vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc.
– Tinh huống thứ hai: Không liên quan tới sơn hà xã tắc mà là chuyện riêng trong gia đình. Phu nhân của Trần Thủ Độ ngồi kiệu vào cung, qua chỗ thềm cấm không xuống kiệu. Một người lính quân hiệu bắt bà phải xuống khiến bà bất bình, cho là người linh kia có ý khinh nhờn nên về mách Thái Sư. Trần Thủ Độ cho gọi người lính tới hỏi đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, ông nói: Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa ? Điều đó cho thấy ông không thiên vị người thân và tôn trọng phép nước.
– Tinh huống thứ ba: Phu nhân của Trần Thủ Độ xin ông ban cho một người họ hàng của bà chức câu đương (một chức địch nhỏ chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân). Tình huống này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với yêu cầu của phu nhân. Tác giả đánh lạc hướng bằng chị tiết: Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đô khiến người đọc tưởng rằng ông dễ dàng đổng ý. Bất ngờ, ông ra điều kiện người đó phải chặt một ngón chân để làm dấu phân biệt với các câu đương khác. Kẻ kia sợ hãi van lạy xin tha. Như vậy chứng tỏ Trần Thủ Độ không chấp nhận thói xấu chạy chọt, nhờ vả để tiến thân.
– Tinh huống thứ tư: Vua muốn phong tướng cho anh trai Trần Thủ Độ nên hỏi ý kiến ông. Ông thẳng thắn tâu rằng: An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thi việc trong triều đình sẽ ra sao ? Rõ ràng, Trần Thủ Độ luôn nghĩ tới quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Với tầm nhìn xa rộng, ông lường trước những phiền toái sẽ xảy ra trong triều đình nếu cả hai anh em ông cùng nắm giữ trọng trách. Điều này hoàn toàn trái ngược với tâm lí thông thường trong xã hội: Một người làm quan, cả họ được nhờ.
3. Kết bài:
– Những tinh huống đầy kịch tinh nêu trên góp phần khắc hoạ nổi bật bản tĩnh cứng cỏi và nhân cách cao thượng của Thái sư Trần Thù Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên hàng đầu.
– Sử gia Ngô Sĩ Liên viết về Trần Thủ Độ bằng thái độ trân trọng, yêu mến và cảm phục. Tên tuổi của Thái sư Trần Thủ Độ xứng đáng được lưu đanh muôn thuở.