/tmp/mczlz.jpg
Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Đến như thơ văn thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Đấy là lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.”
(Hoàng Đức Lương – Tựa “Trích diễm thi tập”)
a. Xác định biện pháp tu từ ( về từ) trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
* Gợi ý trả lời
Biện pháp tu từ ( về từ) trong văn bản : so sánh : Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc
b. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản ?
* Gợi ý trả lời
Thao tác lập luận chính của văn bản: giải thích
c. Xác định nội dung chính của văn bản?
* Gợi ý trả lời
– Nội dung chính của văn bản: Tác giả trình bày lí do thứ nhất vì sao biên soạn Trích diễm thi tập.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.
* Gợi ý trả lời
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ việc xác định tác giả trình bày lí do thứ nhất vì sao biên soạn Trích diễm thi tập, thí sinh liên hệ đến trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn di sản văn học dân tộc . Cụ thể :
+ Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Đó là những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác với niềm tự hào của dân tộc.
+ Thế hệ trẻ cần chủ động tìm kiếm và học hỏi về các giá trị nghệ thuật lâu đời của dân tộc.
+ Cần tuyên truyền cho người dân hiểu biết về từng giá trị của các di sản văn hóa, giúp họ hiểu được ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa dân tộc sâu sắc của từng di sản. Qua đó, họ ý thức được trách nhiệm và quyền lợi đóng góp vật chất và tinh thần trong sự nghiệp bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, những giá trị lịch sử này cũng cần được bổ sung trong các bài học về văn hóa của dân tộc ta.
Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
(Trích Học tốt Ngữ văn 10, Tập 2 Nâng cao, Phạm An Miên)
* Gợi ý trả lời
– Phương thức biểu đạt của văn bản : thuyết minh
Đề 1: Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
* Gợi ý trả lời.
1. Mở bài:
– Bải Tựa Trích diễm thi tập do tác giả Hoàng Đức Lương tự viết cho cồng trinh sưu tầm những bài thơ có giá trị từ thời Trán tới thời Lô của minh. Tuyển tập này được in thành sách dưới thời Hổng Đức của vua Lô Thánh Tông.
– Qua bài Tựa, tác giả nói rõ lí do tuyển chọn và quá trinh tuyển chọn; đổng thời thể hiện niềm tự hào và sự trân trọng cùng ý thức bảo tổn di sản văn học dân tộc của bản thân.
2. Thân bài:
* Bố cục bài viết gồm hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu… đến không rách nát tan tành: Những nguyên nhản khiến cho thơ ca không được lưu truyển rộng rãi.
+ Đoạn 2. Phẩn còn lại: Tác giả trinh bày lí do và lược thuật quá trinh biên soạn cuốn sách; giới thiệu tóm tắt nội dung Trích diễm thi tập.
* Thế nào là một bài Tựa ?
– Tựa lả bài viết thường được đặt ở đẩu cuốn sách nhằm mục đích giới thiệu mục đích, nội dung, quá trinh hình thành và kết cấu của cuốn sách. Bài Tựa có thể do tác giả tự viết mà cũng có thể do một người nào đó có uy tín hoặc mến mộ tác giả, tác phẩm mà viết.
– Bài Tựa Trích diễm thi tập ngoài những yếu tổ trên còn cung cấp cho người đọc đôi nét về thời đại và quan niệm văn chương của tác giả.
* Những nguyên nhân khiến cho thơ ca không được lưu truyền rộng rãi:
Tác giả chỉ ra bốn nguyên nhân:
– Nguyên nhân thứ nhất: Chỉ thi nhân mới nhận thấy và hiểu được cái hay cái đẹp của thơ ca. Mà trong xã hội thi thi nhân rất ít.
– Nguyên nhân thứ hai: Nhiều người có học nhưng ít người để ý tới thơ ca.
– Nguyên nhân thứ ba: Người quan tâm tới thơ ca thi lại khỏng đù năng lực vá tính kiên trì để sưu tầm và giới thiệu.
– Nguyên nhân thứ tư: Chính sách quản lí in ấn của triều đinh quá nghiêm ngặt.
– Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan là thời gian và chiến tranh huỷ hoại và làm thất lạc khá nhiều sách vở.
Tác giả trình bày lí do biên soạn sách; thuật lại quá trinh hoàn thành cuốn Trích diễm thi tập; giới thiệu nội dung về kết cấu của tác phẩm.
+ Cuốn sách ra đời không phải do ỷ muốn chù quan của tác giả mả là do yêu cáu của thời đại.
– Tác giả trinh bày thực trạng của di sản thơ ca tiếng Việt lúc bấy giờ là rất đáng buồn
– Tác giả bộc lộ tâm trạng đau xót của mình trước thực trạng đáng buồn ấy. Tử đố dành tâm huyết vào việc sưu tầm thơ ca, tuyển chọn thành cuốn Trích diễm thi tập.
– Tác giả thuật lại quá trinh làm cuốn sách này: Việc sưu tầm hết sức khó khăn vì thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát, tim tòi thu lượm khắp nơi… Ngoài ra, tác giả còn sưu tầm thêm thơ ca của các vị quan đương triều rổ! phân loại ra làm sáu quyển, gồm hai phẩn: phẩn chính là thơ ca từ thời Trần đến đẩu thời Lê; phẩn phụ lục là một số bài thơ do chính tác giả sáng tác với mục đích dùng dể làm sách dạy trong gia đinh. Thái độ của tác giả là chân thành và khiêm tốn.
– Mục đích của tác giả rất đúng đần. ông mong rằng sau khi cuốn Trích diễm thơ tập ra đời: Rổi những người thích bình phẩm thơ ca sẽ đem truyền rộng, may ra tránh được lời chê trách của người đời sau, chẳng khác gì hiện nay ta chê trách người xưa vậy.
3. Kết bài:
– Bài Tựa Trích diễm thi tập được tác giả trinh bày một cách rõ ràng, lôgíc và dễ hiểu.
– Cái tâm và cái tài của Hoàng Đức Lương đã đóng góp thiết thực vào việc bảo tổn di sản thơ ca dân tộc. Cuốn Trích diễm thi tập xứng đáng là một cống trình văn học- có giá trị, tôn vinh nền văn hoá lâu đời của quốc gia Đại Việt.