Bài ca dao số 4 tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả


Bài ca dao số 4 tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi: Trong bài ca dao số 4 tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:

   – Ẩn dụ và hoán dụ

       + Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái

       + Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.

   – Phép điệp (lặp từ ngữ)

       + “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.

       + Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.

   – Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt? / Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?”

Xem thêm:  Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh năm 2021

   Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.

   – Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.

   – Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu