/tmp/hhgle.jpg
Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.
Câu 1: Đọc những câu văn sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.”
(…)Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy ông Trời.
Đăm Săn : Ối chao,chết mất thôi ông ơi ! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn !”.
Ông Trời : “Thế ư, cháu ? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.
Đăm Săn bừng tỉnh,chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch.
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
a .Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?
* Gợi ý trả lời
– Miếng trầu mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho người anh hùng. Người anh hùng trong xã hội cổ đại không thể sống tách rời thị tộc.
b. Vai trò của ông trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
* Gợi ý trả lời
– Ông Trời là vị thần bảo trợ cho thị tộc. Ông Trời giúp đỡ và chỉ giúp đỡ cho những ai chiến đấu vì quyền lợi của thị tộc. Cần nói thêm là cả Đăm Săn và Hơ Nhí đều có nguồn gốc thần linh. Đó chính là ngọn nguồn tài năng, sức mạnh kì vĩ mà nhân vật có được. Trong thời đại sử thi, con người không thể chiến thắng nếu không dựa vào sự giúp sức của thần linh. Mối quan hệ giữa con người và thần linh gần gũi, mật thiết thậm chí bình đẳng thân tình. Điều đó phản ánh dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ, dấu vết của xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.
– Thần linh có tham gia vào việc con người nhưng chỉ đóng vai trò gợi ý, cố vấn, không quyết định kết quả cuộc chiến. Kết quả đó hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của người anh hùng. Điều đó biểu hiện của ý thức dân chủ công xã thời thị tộc cổ xưa.
c. Sáng tạo chi tiết miếng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ và tình cảm gì đối với nhân vật chính của tác phẩm?
* Gợi ý trả lời
– Qua cách kể lại cuộc chiến, chúng ta thấy được thái độ yêu mến, tự hào của tập thể cộng đồng (dân làng Êđê) đối với chiến thắng của cá nhân anh hùng (tù trưởng Đăm Săn)
Câu 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi xác định biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phép đối, phóng đại được sử dụng trong những câu văn trên? Tác dụng của biện pháp đó?
(…)“Đăm Sănrung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây ” ;
(…)“Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc” ; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
* Gợi ý trả lời
Biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phóng đại
– Biện pháp tu từ so sánh : gió như bão ; gió như lốc
– Phép điệp : điệp từ múa ,vun vút ; điệp cú pháp: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô…;
– Phép đối: cao-thấp
– Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ …
Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.
Đề 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
…“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
a. Nêu nội dung chính của văn bản?
* Gợi ý trả lời
Nội dung chính của văn bản: miêu tả hình dáng và sức mạnh của Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.
b. Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản.
* Gợi ý trả lời
Đăm Săn được miêu tả :
-Trang phục : Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ.
-Hình thể: tràn đầy sức trai ; Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang ; Bắp đùi chàng to bằng ống bễ
– Khí chất, thể tạng : dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước,chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
Đề 1: Đóng vai Đăm Săn kể lại trận đánh Mtao Mxây hay nhất
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài:
– Giới thiệu mình là Đăm Săn
– Nguyên nhân trận đánh diễn ra do tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có, hắn cho tay sai lén cướp Hơ Nhị – vợ của tôi mang về nhà.
2. Thân bài:
• Diễn biến trận đánh
– Nghe tin, tôi giắt dao vào lưng, đến nhà Mtao Mxây.
– Tự mình thách đấu, Mtao Mxây không dám xuống. Tôi ép hắn phải ra mặt.
– Hai người giao đấu. Tôi dồn kẻ thù vào thế bị động chống đỡ, đuổi hắn chạy khắp núi rừng nhưng không thế nào đâm chết hắn.
– Được ông Trời mách cho cách ném chày vào vành tai Mtao Mxây. Hắn đã bị Đăm Săn hạ gục và cắt đầu bêu ngoài đường.
– Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây quyết đi theo tôi
3. Kết bài:
– Tôi mở tiệc ăn mừng linh đình.
– Trở thành tù trưởng giàu có, danh tiếng lẫy lừng.
Đề 2: Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong “Chiến thắng Mtao Mxây”
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài
– Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây
– Khái quát về hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Dũng mãnh, cao thượng, đẹp như một vị thần.
2. Thân bài
2.1. Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây
– Trong cảnh khiêu chiến:
Đăm Săn gọi, khiêu khích để Mtao Mxây xuống chiến đấu.
Không thèm đánh lén, đâm khi Mtao Mxây xuống.
⇒ Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt. Đối lập với sự hèn nhát của Mtao Mxây.
– Trong trận đấu:
Đăm Săn múa khiên, một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô.
Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây.
Ăn được miếng trầu của Hơ Nhị, múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt… Nhưng đâm không thủng Mtao Mxây.
Chi tiết miếng trầu biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho thấy Đăm Săn chiến đấu có sử ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.
Được ông trời chỉ giúp, đâm chết được kẻ thù, cắt đầu đem bêu ngoài đường. Ông trời đại diện cho thần linh chỗ dựa tinh thần của cộng đồng thị tộc cũng giúp đỡ và đứng về phía Đăm Săn.
⇒ Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.
⇒ Chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc,
2.2. Đăm Săn trong cảnh trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng
– Đăm Săn trong cảnh trở về:
Đăm Săn với dân làng có ba cuộc đối đáp, là lời thuyết phục của Đăm Săn và lời chấp thuận đi theo của dân làng.
Ba cuộc đối đáp gặp nhau ở tiếng nói đồng lòng “không đi sao được” và có sự tăng tiến.
=> Đăm Săn trở thành người anh hùng giàu có, chiến đấu để thỏa khát vọng của cộng đồng.
=> Sự yêu mến, ngưỡng mộ, thán phục của dân làng về tài năng và phẩm chất của Đăm Săn, quyết tâm một lòng đi theo.
– Cảnh ăn mừng chiến thắng:
Ngoại hình: Nằm trên võng, tóc thả trên sàn, Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang nhiều gươm giáo, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang
Sức mạnh: Sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, nằm sấp thì gãy gầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc,…
Phẩm chất: Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”
=> Đăm Săn hiện lên như một một vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng.
=> Thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, sùng kính của nhân dân đối với người anh hùng của cộng đồng
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Cách kể và tả hấp dẫn
– Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại.
– Sử dụng các phép liệt kê, so sánh, tăng tiến, đối lập.
– Giọng điệu trang trọng toát ra từ cái nhìn sử thi đầy chiêm bái, ngưỡng vọng.
3. Kết bài
– Khái quát về các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Mở rộng: Bên cạnh anh hùng Đăm Săn còn có rất nhiều hình tượng người anh hùng đại diện cho cộng đồng được khắc họa như Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),..
Đề 3: Phân tích tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài
Giới thiệu về nội dung và giá trị của sử thi Đăm săn và vị trí đoạn trích chiến thắng Mtao-Mxây: Là sử bộ sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê Đê kể về câu chuyện cuộc đời của tù trưởng Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc trong buổi đầu lịch sử. Đoạn trích thuộc phần giữa tác phẩm.
Khái quát chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Kể chuyện Đăm Săn đánh tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ và đem lại vinh quang cho cộng đồng.
2. Thân bài
a. Nguyên nhân của cuộc chiến
Cuộc chiến xảy ra do Mtao – Mxay cướp vợ của Đăm Săn đó là Hơ Nhị.
Người Ê-Đê lại tôn thờ chế độ mẫu hệ, cho nên việc bị cướp vợ không còn là nỗi đau của cá nhân, của gia đình mà nó trở thành nỗi sỉ nhục lớn của cộng đồng. Vì thế cuộc chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây không chỉ là cuộc chiến là cuộc chiến để giành lại vợ mà còn là cuộc quyết đấu để bảo vệ danh dự cộng đồng .
b. Diễn biến cuộc chiến giữa hai tù trưởng
– Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao-Mxây
+ Lời khiêu chiến của Đăm Săn: “Ta thách nhà ngươi”, ta sẽ “bổ đôi” sàn hiên, “chẻ ra kéo lửa” cầu thang, “hun” nhà, ví Mtao Mxây như lợn nái, trâu
⇒ Thái độ quyết liệt, tự tin
+ Thái độ của Mtao- Mxây: “Không xuống vì bận ôm vợ hai chúng ta”, sợ bị đâm khi đang đi, không dám múa khiên trước
⇒ Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự
– Vào cuộc chiến
* Hiệp đấu thứ nhất:
• Mtao-Mxây:
+ Múa khiên “kêu lạch xạch như quả mướp
+ Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trạm trận, quen xéo nát thiên hạ.
⇒ Mtao- Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, ngạo mạn
• Đăm Săn
+ Không nhúc nhích, châm biếm mỉa mai Mtao Mxây
+ Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây
⇒ Đăm Săn là người bình tĩnh, tự tin, với sức mạnh và tài năng phi thường
* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,…, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.
⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.
* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.
Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.
⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.
a. Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:
Ba cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng vừa có sự trùng lặp vừa có sự tăng tiến.
Qua những lời đối thoại ấy cho thấy thái độ yêu mến ngưỡng mộ, thán phục, một lòng đi theo Đăm Săn của dân làng.
Cho thấy mối quan hệ thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng, đề cao vai trò của người anh hùng trong sự hợp nhất, mở rộng thị tộc, bộ lạc đem lại sự phồn vinh cho cộng đồng.
b. Cảnh ăn mừng chiến thắng
– Âm thanh: Tiếng cồng chiêng nhộn nhịp đó là nét đẹp truyền thông, bản sắc văn hóa của người Ê-đê. Âm thanh ấy thể hiện sự sung túc, giàu sang, là sức mạnh, vẻ đẹp của vật chất, tinh thần của cộng đồng.
– Con người
+ Người tới ăn mừng: Các tù trưởng từ phương xa đến, khác “đông nghịt”, tôi tớ “chật ních cả nhà”
⇒ Cho thấy niềm vui, sự đồng tâm, thống nhất trong cộng đồng
+ Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn: Nằm trên võng, tóc thả trên, uống không biết say, ăn không biết lo, chuyện trò không biết chán, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng xà ngang…
⇒ Đó là vẻ đẹp sức mạnh mộc mạc, giản dị nhưng rất gần gũi với rừng núi, oai phong, dũng mãnh khác thường. Qua đó cho thấy cái nhìn đầy ngưỡng mộ sùng kính, tự hào của nhân dân với người anh hùng của cộng đồng.
– Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.
– Nghệ thuật kể xem lẫn tả
– Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
3. Kết bài
– Khái quát, nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật đoạn trích
– Mở rộng vấn đề: Khái quát về giá trị của sử thi Đăm Săn và các sử thi khác trong đời sống văn học.
Đề 4: Phân tích đoạn cuối (cảnh ăn mừng chiến thắng) trong Chiến thắng Mtao Mxây
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về sử thi “Đăm Săn” và vị trí đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
– Giới thiệu về nội dung chính của đoạn cuối trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
2. Thân bài
– Tóm tắt lại nội dung đoạn trước đó: cuộc chiến đấu của Đăm Săn và Mtao Mxây.
– Khung cảnh ăn mừng chiến thắng.
– Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn trong cuộc ăn mừng.
– Ý nghĩa của khung cảnh ăn mừng chiến thắng.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của đoạn cuối của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”