/tmp/mcfms.jpg Nghị luận Học đi đôi với hành năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Nghị luận Học đi đôi với hành năm 2021


Nghị luận Học đi đôi với hành năm 2021

Bài văn Nghị luận Học đi đôi với hành gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.

Đề bài: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Bài văn mẫu

   Trải qua quá trình sống không ngừng phần đấu từ xưa cho đến nay, nhân dân ta đã luôn rút ra được những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Những kinh nghiệm này phần lớn đều được nhân dân ta đúc kết lại qua những mối quan hệ tương quan của hai khía cạnh, hai vấn đề cụ thể từ lao động sản xuất: đó là mối quan hệ giữa học và hành được thể hiện qua phương châm sau: “Học đi đôi với hành”.

   Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem “học” là gì. “Học” là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè, tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình góp phần hưu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung. Người xưa nói: “ngọc không mài, không thành đồ vật tốt; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Muốn thế thì “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tú thư, Ngũ kinh, chư sử”.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi năm 2022

   Còn “hành” là gì? “Hành” là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc hàng ngày. Ví dụ những người thầy thuốc đem những hiểu biết tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên … phục vụ con người. Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lý thuyết để cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật và đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu … Đó là “hành”. Theo Nguyễn Thiếp, muốn học để có thành tựu thì phải biết “học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người, xin chớ bỏ qua”.

   “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”

   Vậy tại sao học phải đi đôi với hành? “Học để hành” có nghĩa là “học” để “làm” cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói “làm” cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: “Nhân bất học, bất tri lí” (Không học thì không biết đâu là phải). Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho quá trình làm việc hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Nếu được học lý thuyết dù cao siêu đến đâu mà không đem ra vận dụng thì việc học ấy chỉ tốn thời gian vô ích. Bao công sức, tiền bạc bỏ ra mà kết quả chẳng có gì đáng kể. Một bác sĩ chỉ học lý thuyết, không thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người. Một kỹ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố, căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào.

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Tục ngữ về con người và xã hội chọn lọc

   “Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân. Có mắt có chân mới tiến được. Có biết mới làm, có làm mới biết. Nhưng cái biết trong làm mới là cái biết sâu sắc nhất, thiết thực nhất”.

   Ngược lại, “hành mà không học” thì hành không trôi chảy. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lý thuyết soi sáng thì sẽ tiến triển chậm chạp và chất lượng không cao. Cách làm việc như trên chỉ thích hợp với các công việc thủ công đơn giản, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kỹ thuật như hiện nay thì cung cách ấy đã quá lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong công việc, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên nghành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng bằng mọi cách. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

   Do đó, chúng ta phải đánh giá đúng mức mối liên quan giữa “học” và “hành”. “Học” và “hành” phải đi đôi, có tác động hai chiều với nhau. “Học” hướng dẫn “hành”, “hành” bổ sung, nâng cao và làm cho việc “học” thêm hoàn thiện. Có “học” mà không có “hành” thì chỉ là mớ lý thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng “hành” mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cũng khó khăn. “Học” và “hành” là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác. Theo Nguyễn Thiếp, nếu “người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” thì “nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

Xem thêm:  Thay mặt nhân vật En-ri-cô viết thư xin lỗi bố năm 2021

   Tóm lại, học phải đi đôi với hành: giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành. Hành giúp con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lý thuyết đã được học vào thực tế cuộc sống. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

   “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu