/tmp/jwxmu.jpg
Tổng hợp các dạng đề văn lớp 11 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 11.
Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.
* Gợi ý trả lời
“Hạnh phúc của một tang gia”- Cái nhan đề chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa. Một tang gia nhưng lại hạnh phúc, đúng là một lẽ ngược đời. Ấy vậy mà, cái lẽ ngược đời ấy lại đang tồn tại, đằng sau cái chết của ông cụ cố hơn 80 tuổi kia lại là hạnh phúc cho những đứa con đứa cháu. Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã làm bật lên cái lố lăng của xã hội lúc bấy giờ ngay ở cái nhan đề đoạn trích.
Câu 2:Anh chị có nhận xét gì về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời qua “Hạnh phúc của một tang gia”?
* Gợi ý trả lời
Cái xã hội thối nát, cái xã hội Âu hóa rởm, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi. Con người hành xử với nhau xảo trá, gian dối, thực dụng vô nhân, vô nghĩa. Chẳng đâu nữa còn chỗ cho nhân tính, những con người ấy không nhận ra cái chết của xã hội chó đểu. Ai cũng có những niềm vui riêng của mình từ cái chết của cụ cố tổ và họ phải diễn, diễn sao cho thật giống với cảnh một đám ma với nét buồn lãng mạn.
Câu 3:Chủ đề của tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” là gì?
* Gợi ý trả lời
Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
Câu 4:Đám ma cụ cố tổ trong truyện “Hạnh phúc của một tang gia” được coi là một đám ma gương mẫu cho điều gì?
* Gợi ý trả lời
Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch nói lên sự lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thượng lưu trước Cách mạng. Quả thực đó là một đám ma gương mẫu cho sự giả dối, hợm hĩnh, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa.
Câu 5: Nêu nhận xét về nghệ thuật trào phúng của tác giả trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.
* Gợi ý trả lời
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình. Nhà có đám nhưng lại hạnh phúc, hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu, không có nhân tính. Rồi cái chết của cụ cố tổ lại đem đến niềm vui cho mọi thành viên trong gia đình, ai cũng có những dự định riêng của mình cần làm trong cái dịp này.
Việc vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng đã đem lại hiệu quả lớn, nó lột tả đến trần trụi cái bộ mặt của xã hội “thượng lưu” đương thời.
Đề 1: Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng.
* Gợi ý trả lời
I. Mở bài:
– Giới thiệu Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Ví dụ:
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nổi tiếng, xuất sắc trong nền văn học của Việt Nam. Đa số các tác phẩm của ông nói về các mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống hay phê phán những lối sống lệch lạc của con người. một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông đó là Số đỏ, trong chương trình học phổ thông chúng ta được học một đoạn trích mang tên Hạnh phúc một tang gia. Đoạn trích phê phán lối sống lệch lạc và đua đòi của một gia đình, chúng ta cùng đi tìm hiểu đoạn trích.
II. Thân bài:
– Phân tích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
1. Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
– Một nhan đề lạ lùng, mang đến sự chú ý cho người đọc
– Hạnh phúc, tang gia là chết mà sao hạnh phúc
– Một tình huống trào phúng chủ yếu của tác giả
2. Niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình khi cụ cố tổ chết
– Niềm vui chung là được chia tài sản của những người trong gia đình
– Đối với mỗi người thì có niềm vui riêng như: diễn trò già yếu, được chia thêm tiền, diện váy đẹp,..
– Đối với người ngoài: được xem đám tang, được nhìn cô Tuyết,…
3. Cảnh đám tang:
– Đám tang diễn ra nhố nhăng, lố bịch
– Có sự mâu thuẫn giữa bên ngoài và sự thật bên trong
– Phê phán thói khoe khoang, lối sống bất cần, ô nhục của một gia đình
III. Kết bài:
– Nêu cảm nhận của em về Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Ví dụ
Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm lột trần sự thật giả dối tại một gia đình phong kiến xưa.
Đề 2: Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.
* Gợi ý trả lời
I. Mở bài
– Đôi nét về tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: Một cây bút hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu của văn học nước ta trước Cách mạng tháng 8. Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết hiện thực thành công của ông
– Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã được xây dựng thành công bởi nghệ thuật trào phúng đặc sắc
II. Thân bài
1. Nghệ thuật trào phúng là gì?
– Trào phúng : nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội.
– Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn đó
2. Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
a. Mâu thuẫn trào phúng được xây dựng thành công
– Thể hiện ngay trong tựa đề:
+ “Tang gia”: nhà có đám, đáng ra với hoàn cảnh đó, không khí phải tràn ngập nhiều buồn tiếc
+ “Hạnh phúc”: Cảm xúc khi gặp chuyện nhiều niềm vui, đây là cảm xúc đối lập hẳn với hoàn cảnh “tang gia”
=> nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc:
– Thể hiện trong niềm vui của những người trong gia đình và ngoài gia đình:
+ Nhà chuyện buồn nhưng mỗi nhân vật trong gia đình đều không giấu nổi niềm vui bởi mình sẽ đạt được mục đích khác nhau
+ Những người ngoài gia đình: Mừng vui vì được khoe mẽ, chim chuột, được xem đám ma to…
– Mâu thuẫn trào phúng xuyên suốt cảnh đám ma: một đám ma rất to, rất đông, được tiến hành rất trọng thể, đúng là một đám ma gương mẫu. Nhưng kỳ thực lại giống một đám hội, đám rước.
b. Nhân vật trào phúng
– Cố Hồng: vui vì được diễn trò già yếu trước mọi người, mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo =>con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình
– Ông Văn Minh: thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa.
– Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
– Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết, cô cũng buồn nhưng là “buồn lãng mạn” vì không thấy người tình của mình
– Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
– Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.
– Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.
– Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:“giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
– Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
– Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang…
=> Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước, nhân vật trào phúng thể hiện rõ nét, ai cũng tìm thấy niềm vui trong đám tang đáng lẽ ra nên buồn thương
c. Cảnh tượng trào phúng
– Cảnh đưa đám:
+ Chậm chạp và nhốn nháo
+ Các loại kèn ta, Tây , Tàu lố lăng
+ Người đi đám nói chuyện bàn tán
+ Điệp khúc “Đám cứ đi”
– Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú bắt mọi người tạo dáng chụp ảnh
+ Cụ cố Hồng: tỏ ra chí hiếu nhưng lại lộ sự giả dối
+ Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại giúi vào tay Xuân tờ 5 đồng rồi lại khóc oặt người đi
=> Càng thể hiện rõ sự “trào phúng” của đoạn trích
III. Kết bài
– Khẳng định nghệ thuật trào phúng đã được thể hiện thành công trong đoạn trích
– Nghệ thuật trào phúng góp phần phơi bày những hợm hĩnh, lố lăng, bịp bợm của xã hội thượng lưu.
Đề 3: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”/ Vũ Trọng Phụng.
* Gợi ý trả lời
I. Mở bài:
– Giới thiệu những nét tiêu biểu nhất về cây bút hiện thực Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
– Trong đoạn trích, tâm trạng các nhân vật trước cái chết của cụ cố Tổ là một khía cạnh làm nên chất trào phúng cho đoạn trích
II. Thân bài:
Trước cái chết của một con người, đáng lẽ những người xung quanh phải có thái độ đau buồn nhưng tâm trạng của các nhân vật (kể cả trong gia đình hay ngoài gia đình) đều làm cho người đọc cảm giác phẫn nộ
1. Tâm trạng của những người trong gia đình
– Cụ cố Hồng:
+ Đặc biệt háo danh: mới năm mươi tuổi, cụ cố Hồng mong được gọi là “cố”
+ Sung sướng đến ngây ngất vì nhờ có cái chết thật của cha mình mà được mọi người chú ý, vui vì được diễn trò già yếu trước mọi người
+ Mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo để người ta nghĩ “ úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”
⇒Con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình
– Cụ bà: sung sướng vì ông Đốc tờ Xuân đã không giận mà còn giúp đáp, phúng viếng đến thế, và đám ma như thế kể là đã danh giá nhất
– Ông Văn Minh:
+ Vui vì chúc thư đã đi vào thời kì thực hiện chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa
+ Vò đầu bứt tóc hợp thời trang hợp với một nhà có đám, kì thực, ông ta đang lo gột rửa bằng xà phòng thơm cho quá khứ của Xuân.
⇒ Bất hiếu, đầy dã tâm
– Bà Văn Minh vợ:
+ sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen…
+ mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
→ Người cháu thực dụng, thiếu tình người
– Cậu Tú Tân: Điên người lên vì bây giờ mới có dịp dùng đến mấy cái máy ảnh mà cậu đã chuẩn bị từ lâu ⇒ thiếu suy nghĩ, thiếu tình cảm ruột thịt
– Tuyết:
+ Vui vì có dịp mặc bộ y phục “Ngây thơ” để thiên hạ thấy rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.
+ khuôn mặt buồn, nhưng không phải cái buồn đau thương mà là buồn lãng mạn “đúng mốt” vì chờ mãi chưa thấy bạn trai đâu cả
→ Người con gái hư hỏng, lẳng lơ.
– Phán mọc sừng:
+ Là kẻ trơ trẽn nhất, y vô cùng hãnh diện vì không ngờ “đôi sừng hươu vô hình ai cắm trên đầu mình lại có giá trị như vậy”.
→ Chỉ coi trọng và vui mừng vì mình được thêm một khoản, không có nhân cách, vô liêm sĩ
– Đám cháu con: Một bầy cháu con chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ.
2. Tâm trạng của những người ngoài gia đình
– Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
– Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
– Nhà sư: Sư cụ Tăng Phú sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng, trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo
– Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang…
⇒ Không một ai thực sự tiếc thương cho sự ra đi của người đã mất, đây là những con người không một chút hiếu nghĩa, mất hết tình người
III. Kết bài:
– Khẳng định những nét nghệ thuật tiêu biểu thể hiện thành công tâm trạng của các nhân vật trong đoạn trích: bút pháp hiện thực, nghệ thuật trào phúng…
– Bài học đạo đức rút ra cho bản thân
Đề 4: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
* Gợi ý trả lời
I. Mở bài:
– Những nét chủ yếu nhất về nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết hiện thực Số đỏ
– Khẳng định Hạnh phúc của một tang gia là một đoạn trích tiêu biểu mang giá trị hiện thực và tố cáo xã hội sâu sắc
II. Thân bài:
1. Thế nào là giá trị hiện thực và giá trị tố cáo?
– Hiện thực: Sự thật đời sống
– Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học: sự phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực, rõ nét, tạo nên ý nghĩa cho tác phẩm
⇒ Giá trị tố cáo: Từ việc phản ánh hiện thực, nhà văn tố cáo những mặt/ điểm hạn chế của hiện thực ⇒ hướng con người tới những giá trị tốt hơn
⇒ Giá trị hiện thực và giá trị tố cáo trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: Từ việc dựng lên hiện thực về một xã hội thượng lưu đánh mất tình người thông qua đám tang cụ cố Tổ ⇒ Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội thượng lưu đương thời
2. Giá trị hiện thực
– Vũ Trọng Phụng dựng lên bức tranh về gia đình và xã hội thượng lưu thông qua đám tang cụ cố Tổ
a. Bức tranh gia đình thượng lưu (gia đình cụ cố Tổ)
– Bức tranh hiện thực về một gia đình thượng lưu mất hết tình thân
– Trước cái chết của một người thân trong gia đình, thay vì đau buồn, những người trong gia đình luôn tìm được lí do để mong chờ đám tang diễn ra:
+ Cụ ông: vui vì được mặc áo xô gai, được người ta khen con trai đã lớn thế kia
+ Cụ bà: sung sướng đám ma như thế kể là đã danh giá nhất
+ Ông Văn Minh chồng: vui vì chúc thư đã đi vào thời kì thực hiện
+ Bà Văn Minh vợ: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
+ Cậu Tú Tân: Điên người lên vì bây giờ mới có dịp dùng đến mấy cái máy ảnh
+ Tuyết: Vui vì có dịp mặc bộ y phục “Ngây thơ” để thiên hạ thấy rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.
+ Phán mọc sừng: vui mừng vì mình được thêm một khoản
+ Đám cháu con: Một bầy cháu con chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ
⇒ Không một nét buồn thương cho người đã khuất ⇒ hiện thực đau xót
b. Bức tranh xã hội thượng lưu
– Bức tranh hiện thực về một xã hội thượng lưu mất hết tình người
– Những con người đến với đám tang không phải để tiếc thương đưa tiễn mà:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: sung sướng vì có việc
+ Bạn bè cụ cố Hồng: có dịp để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
+ Sư cụ Tăng Phú: sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe vì thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo
+ Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang…
⇒ Không một ai thực sự tiếc thương cho sự ra đi của người đã mất, đây là những con người không một chút hiếu nghĩa, mất hết tình người
– Cảnh đám tang được thực hiện đủ loại ta Tây, Tàu như một đám rước ⇒ hiện thực về sự tiếp thu văn hóa một cách nhố nhăng
⇒ Vũ Trọng Phụng phơi bày hiện thực của xã hội lúc bấy giờ là mất đi trật tự tôn ti, xã hội bị đảo lộn bởi những con người tham lam, bỉ ổi, họ bì bần cùng hóa về mặt đạo đức và trong cách sống
3. Giá trị tố cáo
– Dựng lên bức tranh về gia đình thượng lưu ⇒ Vũ Trọng Phụng tố cáo sự thờ ơ của tình người, những con người vì đồng tiền mà mất hết tình thân
– Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình mát hết tình thân ⇒ xã hội thượng lưu không có tình người ⇒ sự phê phán, châm biếm mạnh mẽ, gay gắt
– Cảnh đám ma được thực hiện như một đám hội, đám rước với sự pha trộn Ta, Tây, Tàu lố lăng ⇒ tố cáo xã hội tiếp thu một cách thiếu suy nghĩ những giá trị văn hóa ⇒ xã hội suy đồi về mặt đạo đức và văn hóa
– Giá trị tố cáo được thể hiện thông qua ngòi bút trào phúng vừa sâu cáy, vừa thấm thía
III. Kết bài:
– Nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên giá trị hiện thực và tố cáo trong tác phẩm: nghệ thuật trào phúng, bút pháp hiện thực,…
– Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị tố cáo là một trong những yếu tố tiêu biểu làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung
Đề 5: Cách đặt nhan đề tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” Vũ Trọng Phụng.
* Gợi ý trả lời
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là đoạn trích tiêu biểu trong tiểu thuyết số đỏ, tài năng của Vũ Trọng Phụng thể hiện ngay trong cách đặt nhan đề có một không hai này.
II. Thân bài:
– Tựa đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” do chính tác giả đặt, thông qua nhan đề độc đáo, lạ tai này đã phần nào thể hiện được tư tưởng chủ đề của cả đoạn trích.
– Tình huống nghịch lí của truyện được thể hiện thông qua những cụm từ mang ý nghĩa trái ngược nhưng lại được đặt cạnh nhau.
+ “Hạnh phúc” là trạng thái vui mừng, thăng hoa về cảm xúc khi thỏa mãn được nhu cầu, mục đích nào đó của con người. Hạnh phúc thường gắn liền với những sự kiện hân hoan, đáng mừng.
+ “Tang gia” là gia đình có tang, gia đình có sự mất mát về người và tình cảm.
– “Hạnh phúc của một tang gia” là một nhan đề đầy lạ lùng, những mệnh đề đối lập ngỡ không liên quan lại được đặt cạnh nhau.
– Nhan đề chỉ có 6 chữ ngắn gọn nhưng lại thể hiện trọn vẹn tư tưởng chủ đề của tác phẩm, toát lên ý vị trào phúng sâu cay đối với những con người tự xưng thượng lưu của gia đình cố Hồng.
–> Cái chết của cụ cố hoàn toàn đi ngược với những logic thông thường, đó là cái chết không có lấy một chút thương xót mà ngược lại còn có thể mang đến hạnh phúc, sự thỏa mãn cho con cháu và những người xung quanh.
– Vũ Trọng Phụng đã phê phán sâu sắc đối với tình trạng băng hoại, suy đồi về đạo đức của giới thượng lưu, trí thức, văn minh.
–> Những con người hào nhoáng, cao quý bên ngoài nhưng lại ẩn chứa bên trong sự giả dối, lố lăng kệch cỡm đến tận cùng.
– Hạnh phúc của một tang gia đã thể hiện sự đau xót, bất bình của nhà văn trước hiện thực đen tối của xã hội, của sự suy đồi những giá trị đạo đức truyền thống.
III. Kết bài:
– Đánh giá về nhan đề: Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” đã kết tinh những tư tưởng chủ đề sâu sắc của tác phẩm, dẫn dắt, hấp dẫn người đọc tìm hiểu, khám phá đồng thời thể hiện được tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng.
Đề 6: Phân tích cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biếm của Vũ Trọng Phụng
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: Cảnh “đám ma gương mẫu” trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia không chỉ mang đến tiếng cười hài hước, hóm hỉnh mà tiếng khóc than của những giá trị đạo đức bị băng hoại.
2. Thân bài
– Nghịch lí của đoạn trích được thể hiện ngay trong nhan đề của chương “Hạnh phúc của một tang gia”.
–> Từ bao giờ mà một đám tang lại có thể mang đến niềm hạnh phúc cho con người?
– Đám tang của cụ cố Tổ lại thật đặc biệt với những nghi thức lạ lùng, không khí náo nhiệt như trong đám hội.
+ Nghi lễ đám ma có sự xuất hiện theo lối Tây, Ta, Tàu.
+ Tiếng khóc của người thân trong gia đình thì chìm nghỉm trong tiếng nói chuyện, cười đùa đầy lố lăng của đám thanh niên nam nữ, của những người tham dự đám ma.
–> Đám ma dường như mất đi không khí thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn, nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo.
– Cảnh hạ huyệt là đỉnh cao của bút pháp trào phúng, nơi những nhân vật trong đoạn trích tự bóc trần mặt nạ giả dối của mình.
+ Cậu Tú Tân vì muốn thể hiện tài năng chụp ảnh mà nhảy hết lên ngôi mộ này đến ngôi mộ khác để tự đạo diễn cho cuốn phim của mình.
+ Cụ cố Hồng vui mừng, hạnh phúc vì được mặc áo xô gai, chống gậy nhưng đến khi hạ huyết cũng đã dốc hết sức để diễn vai của một người con có hiếu, cố Hồng khóc đến lả người đi.
+ Trong không khí huyên náo ấy còn xuất hiện một tiếng khóc đặc biệt khiến người đọc cười ra nước mắt, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng
3. Kết bài
Có thể nói, đám ma của cụ cố Tổ là “đám ma gương mẫu”, đám ma có một không hai nơi phơi bày đến tận cùng những cái xấu xa, giả tạo của những con người thuộc tầng lớp trên của xã hội
Đề 7: Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ trong ‘Hạnh phúc của một tang gia”/ Vũ Trọng Phụng.
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài
Giới thiệu nhân vật: Xuân Tóc Đỏ là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết “Số đỏ”, đồng thời cũng là nhân vật điển hình bậc nhất của nền văn học Việt Nam đương thời. Tập trung xây dựng Xuân Tóc Đỏ với bút pháp trào phúng quen thuộc kết hợp với lối viết phóng đại kích thước đã mang đến chân dung một Xuân Tóc Đỏ đầy hài hòa, tổng hợp được những bóng dáng, đường nét của nhiều kiểu người trong xã hội xưa.
2. Thân bài
– Xuân Tóc Đỏ là một người tinh quái, thạo đời, một con người vô giáo dục do môi trường sống bụi đời tạo nên.
– Xuân bắt đầu cuộc sống lang thang, vật vờ ở các phố, đầu hè xó cửa để kiếm ăn.
-> Môi trường sống đen tối của cuộc sống bụi đời đã làm cho Xuân bị tác động tiêu cực, từ một đứa vô giáo dục Xuân trở nên lưu manh hóa.
-> Xuân Tóc Đỏ là sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời đen tối, nhiều tệ nạn.
– Xuân Tóc Đỏ lại là gặp được nhiều vận may mà “phất” lên mà thuận lợi bước vào thế giới của những người thượng lưu.
– Bằng sự khôn khéo, nhiều thủ đoạn mà Xuân tóc đỏ đã tạo được chỗ đứng trong gia đình của ông bà Văn Minh, lọt vào mắt xanh của cô Tuyết.
– Xuân có chút kiến thức về y lí, được cụ cố khen và được Văn Minh “đánh bóng” cho nguồn gốc xuất thân cao quý, từ kẻ lưu manh bán thuốc dạo Xuân nghiễm nhiên trở thành sinh viên trường thuốc, sau trở thành quản Đốc.
– Mồm mép nhanh nhạy với khả năng ứng xử khôn khéo nên Xuân đã được bà Phó Đoan suy tôn là nhà hùng biện, người biết chơi quần vợt và được đăng kí là danh thủ.
– Xuân đã trở thành cái tên sáng giá để thi đấu với danh thủ quần vợt của Xiêm La. Trong trận đánh, Xuân đã để thua đối thủ nhưng lại được ca tụng là vì nghĩa lớn, là anh hùng cứu quốc.
– Bản chất là kẻ lưu manh, dâm đãng lại hoạt ngôn, khéo léo trong việc lấy lòng người khác nên Xuân Tóc Đỏ đã “chinh phục” được cô Tuyết, một cô gái hám danh vọng nhưng cả tin và dễ dãi trong chuyện tình cảm.
– Xuân Tóc Đỏ là một người nhạy cảm, thức thời, luôn khôn khéo tìm ra cách để ứng phó với hoàn cảnh.
3. Kết bài
Xuân Tóc Đỏ là nhân vật điển hình, nhân vật tập trung những tính cách tiêu biểu của nhiều loại người trong xã hội cũ, không ngại dùng thủ đoạn, giả dối để đạt được mục đích tiến thân.
Đề 8: Cảm nhận nghệ thuật trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia”/ Vũ Trọng Phụng.
* Gợi ý trả lời
I. Mở bài
– Đôi nét về tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: Một cây bút hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu của văn học nước ta trước Cách mạng tháng 8. Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết hiện thực thành công của ông
– Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã được xây dựng thành công bởi nghệ thuật trào phúng đặc sắc
II. Thân bài
1. Nghệ thuật trào phúng là gì?
– Trào phúng : nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội.
– Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn đó
2. Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
a. Mâu thuẫn trào phúng được xây dựng thành công
– Thể hiện ngay trong tựa đề:
+ “Tang gia”: nhà có đám, đáng ra với hoàn cảnh đó, không khí phải tràn ngập nhiều buồn tiếc
+ “Hạnh phúc”: Cảm xúc khi gặp chuyện nhiều niềm vui, đây là cảm xúc đối lập hẳn với hoàn cảnh “tang gia”
⇒ nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc:
– Thể hiện trong niềm vui của những người trong gia đình và ngoài gia đình:
+ Nhà chuyện buồn nhưng mỗi nhân vật trong gia đình đều không giấu nổi niềm vui bởi mình sẽ đạt được mục đích khác nhau
+ Những người ngoài gia đình: Mừng vui vì được khoe mẽ, chim chuột, được xem đám ma to…
– Mâu thuẫn trào phúng xuyên suốt cảnh đám ma: một đám ma rất to, rất đông, được tiến hành rất trọng thể, đúng là một đám ma gương mẫu. Nhưng kỳ thực lại giống một đám hội, đám rước.
b. Nhân vật trào phúng
– Cố Hồng: vui vì được diễn trò già yếu trước mọi người, mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo ⇒ con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình
– Ông Văn Minh: thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa.
– Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
– Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết, cô cũng buồn nhưng là “buồn lãng mạn” vì không thấy người tình của mình
– Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
– Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.
– Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.
– Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:“giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
– Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
– Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang…
⇒ Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước, nhân vật trào phúng thể hiện rõ nét, ai cũng tìm thấy niềm vui trong đám tang đáng lẽ ra nên buồn thương
c. Cảnh tượng trào phúng
– Cảnh đưa đám:
+ Chậm chạp và nhốn nháo
+ Các loại kèn ta, Tây , Tàu lố lăng
+ Người đi đám nói chuyện bàn tán
+ Điệp khúc “Đám cứ đi”
– Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú bắt mọi người tạo dáng chụp ảnh
+ Cụ cố Hồng: tỏ ra chí hiếu nhưng lại lộ sự giả dối
+ Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại dúi vào tay Xuân tờ 5 đồng rồi lại khóc oặt người đi
⇒ Càng thể hiện rõ sự “trào phúng” của đoạn trích
III. Kết bài
– Khẳng định nghệ thuật trào phúng đã được thể hiện thành công trong đoạn trích
– Nghệ thuật trào phúng góp phần phơi bày những hợm hĩnh, lố lăng, bịp bợm của xã hội thượng lưu.