/tmp/jmeaa.jpg Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân năm 2021


Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân năm 2021

Bài văn Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài: Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Bài văn mẫu

   Mặc dù “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cách xa chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng những câu thơ trong “Truyện Kiều” vẫn cứ réo rắc, ngân nga, lặng lẽ chảy vào trong chiều sâu văn hóa, tâm hồn của mỗi người dân Việt. Ta không khó để có thể bắt gặp những con người yêu Kiều như bói Kiều, vịnh Kiều và ngâm Kiều… Vậy, đâu là điều làm nên sức ảnh hưởng và sực sống lâu bền ấy của tác phẩm? Đó không chỉ nhờ có phương diện nội dung mà còn có cả những đóng góp về yếu tố nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Một trong các thủ pháp nghệ thuật đạt tới đỉnh cao hiếm có trong “Truyện Kiều” là thủ pháp “tả cảnh, tả tình” (hay còn gọi là tả cảnh ngụ tình). Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một minh chứng tiêu biểu cho sự thành công về mặt nghệ thuật ấy.

Xem thêm:  Phò giá về kinh - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Nếu như ở những câu thơ trước, khung cảnh thiên nhiên và bức tranh lễ hội mùa xuân hiện lên thật sống động, tươi vui, chan chứa sức sống với lòng người rộn rã, náo nức, đông vui vào lúc sáng sớm dưới ánh sáng bình minh ấm áp, thì đến sáu câu thơ cuối, nhịp thơ như chùng xuống, chậm lại nhẹ nhàng trong bức tranh của buổi chiều hoàng hôn, thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đó là khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Từ láy “tà tà” rất giàu tính tạo hình, lại vừa giàu tính biểu cảm, vừa có tác dụng diễn tả sự chuyển động về mặt không gian, lại vừa diễn tả sự vận động về mặt thời gian. Ánh nắng xuân ấm áp mươn man đã phải nhường chỗ cho ánh nắng chiều sắp tắt. Cảnh vật trở nên hư ảo, bao phủ một màu sắc của bóng tối. Vì thế tâm hồn con người cũng bắt đầu “chuyển điệu” cùng với cảnh vật. “Thơ thẩn” nghĩa là vẩn vơ, mơ mang, lan man trong suy nghĩ. Chị em Kiều dắt tay nhau trở về trong một trạng thái bịn rịn, lưu luyến ngập ngừng, chậm rãi như đang tiếc nuối trước bước đi quá vội vã của thời gian ngày xuân.

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Ngắm trăng chọn lọc

   Khung cảnh náo nức, tưng bừng của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những xúc cảm bâng khuâng xao xuyến. Cảnh vật không gian đã được co gọn lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ:

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Khác với bốn câu thơ mở đầu, cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, mênh mông trong sắc cỏ xanh non tít tắp, trong cánh én bay lượn trên vòm trời bao la thì đến đây, cảnh vật lại trở nên nhỏ nhắn, mềm mại, rất vừa vặn trong khung cảnh buổi chiều tà. Chả lại cho thiên nhiên sự vắng lặng, yên ả đến lạ thường. Những từ láy: “nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh” không chỉ có tác dụng miêu tả trạng thái của cảnh vật mà còn biểu lộ tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng hoàn toàn đối lập với không khí với ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm.

   Nhà thơ thật tinh tế trong việc quan sát cảnh vật và phát hiện ra cái “nao nao” của dòng nước đang chảy. Tác giả như đang nhập vào hồn nhật vật trữ tình trong thơ mà cảm nhận thấm thía cái nỗi buồn bịn rịn. Thông thường, khi miêu tả nước chảy, người ta thường gắn với âm thanh “róc rách”, “rì rầm” nhưng ở đây, Nguyễn Du lại gắn dòng nước với cái “nao nao”. Nghệ thuật lấy “động để tả tĩnh” đã có tác dụng gợi lên một không gian tĩnh mịch, thanh thoát. Từ “nao nao” không chỉ cho thấy cái lưu tốc chảy thực chậm, nhẹ nhàng, dường như không chảy của dòng nước mà còn diễn tả cái tâm trạng buồn buồn vô cớ của con người. Phải chăng lòng người đang mang nỗi tâm tư nên cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng:

Xem thêm:  Soạn bài Lao xao (Duy Khán) ngắn nhất

   Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

   Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

   Cảnh vật thực ra thì không buồn, nhưng thời gian thì lại đượm buồn; sắc xuân vẫn tươi thắm nhưng cảnh vật yên ắng khiến lòng người thổn thức, nao nao. Từ đó, gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

   Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả cảnh, tả tình của đại thi hào Nguyễn Du.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu