/tmp/odzer.jpg Dàn ý Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng năm 2021


Dàn ý Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng năm 2021

Bài văn Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.

Đề bài: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Giới thiệu những nét tiêu biểu về Nguyễn Công Trứ: một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, thơ văn ông phản ánh nhân sinh và thế sự sâu sắc

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bài ca ngất ngưởng là một trong số những bài hát nói tiêu biểu thể hiện tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ – đó chính là nhân cách nhà nho chân chính

II. Thân bài

1. Làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”

Xem thêm:  Tóm tắt bài Sọ Dừa ngắn nhất

– Nhân cách: phẩm cách, phẩm đức, phẩm hạnh con người

– Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực, của bản thân, không làm trái với lương tâm, dám khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình

2. Nhà nho chân chính là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường

– Sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh và cá tính phóng khoáng

    + “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: thái độ tự tin khẳng định mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ.

    + “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng của nhà nho chân chính

– Tác giả điểm lại việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình ⇒ Những việc làm mà nhà nho chân chính nên làm, cần làm

    + Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược) ⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng

    + Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

⇒ khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng của một nhà nho với tài năng xuất chúng

3. Nhà nho chân chính còn là người có phong cách lối sống tự nhiên, ung dung tự tại

Xem thêm:  Các dạng đề bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

– Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ có cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân

    + Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

    + Đi chùa có gót tiên theo sau.

    + Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường (lưu ý nhân cách nhà nho chân chính ở đây được chứng minh theo quan điểm nhà nho của Nguyễn Công Trứ)

⇒ Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng

– Nhà nho với triết lí tự nhiên , ung dung tự tại, lấy tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tại

    + “ Được mất … ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian

    + “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .

    + “ Không …tục”: Khẳng định lối sống riêng độc nhất của bản thân mình

⇒ Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ là con người thoát mình khỏi những tư tưởng phong kiến siêu hình, bảo thủ

4. Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lí trung quân

    + “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố , ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…

Xem thêm:  Tóm tắt: Tôi đi học ngắn nhất

⇒ khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.

    + “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

⇒ Nhà nho chân chính không phải là người khuôn mình vào những quy tắc, nguyên tắc bảo thủ lạc hậu mà là sống chân chính với tài năng và quan niệm của mình

III. Kết bài

– Khái lược một số nét đặc sắc trên phương diện nghệ thuật thể hiện thành công nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

– Suy nghĩ bản thân về nhân cách nhà nho chân chính

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu