/tmp/iundw.jpg Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga năm 2021


Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga năm 2021

Bài văn Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga gồm dàn ý chi tiết, 4 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)

Bài văn mẫu 1

    Nguyễn Đình Chiểu sinh thời vào lúc loạn lạc, dù sớm đỗ đạt nhưng đến năm 26 tuổi đã bị mù, ông trở về làm thầy thuốc, làm một nhà thơ. Bằng tài năng và đức độ hơn người, Nguyễn Đình Chiểu đã khiến biết bao người ngưỡng mộ. Các bài văn thơ của ông dùng để khích lệ tinh thần chiến đấu và mang tính giáo huấn cao. Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ của ông.

    Lục Vân Tiên được sáng tác vào những năm 50 của thế kỉ XIX, thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, ân tình. Nội dung chính của tác phẩm này là khi Lục Vân Tiên nghe tin triều đình mở khoa thi, chàng đã vội từ biệt thầy đi đua tài. Trên đường về, vô tình gặp cảnh Kiều Nguyệt Nga bị cướp chàng đã ra tay trượng nghĩa cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

    Hình tượng Lục Vân Tiên được xây dựng theo mô típ quen thuộc của truyện dân gian, trượng nghĩa, anh tài, ra tay cứu giúp người bị nạn. Đây là nhân vật lí tưởng của văn học trung đại, thể hiện những khao khát mơ ước của nhân dân ta. Chàng mang lí tưởng lớn, lập thân lập danh giúp đời. Và trên đường về gặp chuyện bất bình, Lục Vân Tiên không hề ngần ngại mà ngay lập tức rat ay trượng nghĩa:

    Vân Tiên ghé lại bên đàng,

    Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

    Dù chỉ có một mình, trên tay chỉ có cây gậy nhưng Vân Tiên dám đương đầu với lũ cướp vừa đông vừa rất hung hãn. Hành động đó cho thấy tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Trước sự dọa nạt của những tên cướp, Vân Tiên không hề nao núng: “Vân Tiên tả đột hữu xông/ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” . Hình ảnh chàng trong trận chiến hiện lên thật đẹp đẽ, như một dũng tướng phá tan kẻ thù. Hành động đó cũng cho thấy bản chất, tấm lòng cao thượng của chàng,vì nghĩa quên mình, một vẻ đẹp tiêu biểu của những người anh hùng.

    Không chỉ là một người có tinh thần trượng nghĩa, mà chàng còn là người hết sức khuôn phép, lịch sử với người khác giới. Sau khi đuổi hết lũ lâu la, Vân Tiên còn tiến lại hỏi han, an ủi những người bị nạn. Không chỉ vậy, khi nghe nói họ muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt ngay đi:

    Khoan khoan ngồi đó chớ ra

    Nàng là phận gái ta là phận trai

    Theo lễ giáo phong kiến giữa nam và nữ luôn phải giữ khoảng cách, “nam nữ thụ thụ bất thân”, câu nói của Lục Vân Tiên tuy có phần nặng nề lễ giáo phong kiến nhưng cho thấy chàng là người cư xử hết sức đúng mực. Đồng thời nó cũng xuất phát từ chính đức tính khiêm nhường của Vân Tiên “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” . Việc mà chàng làm như là một việc đương nhiên, mà bất cứ ai thấy cũng sẽ hành động như vậy, bởi vậy, Vân Tiên không muốn nhận cái lạy tạ của người con gái và từ chối lời đề nghị về nhà của Kiều Nguyệt Nga.

    Dường như với Lục Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. Bởi chàng quan niệm:

    Nhớ câu kiến ngãi bất vi

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

    Vân Tiên là mẫu anh hùng lí tưởng, mà qua nhân vật này nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm nhiều niềm tin, mơ ước, khát vọng của mình.

    Bên cạnh nhân vật Lục Vân Tiên ta còn thấy một nàng Kiều Nguyệt Nga hết sức chừng mực, nết na, hiếu thảo. Nàng xưng hô rất khiêm nhường “tiện thiếp”, cùng với đó là cách nói năng hết sức nhẹ nhàng, khuôn phép: “Làm con đâu dám cãi cha/ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành” . Lời nói của nàng hết rõ ràng, mạch lạc, vừa đẩy đủ thông tin vừa thể hiện niềm biết ơn chân thành với ân nhân đã giúp đỡ.

    Đồng thời nàng cũng là con người biết cách ứng xử, có trước có sau. Việc Vân tiên cứu nàng đâu chỉ là cứu mạng sống, mà còn cứu cả một đời trinh bạch của người conn gái, bởi vậy, nàng càng biết ơn Vân Tiên hơn. Cũng bởi thế nàng áy náy không biết lấy gì đền đáp công ơn to lớn đó:

    Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi

    Và cuối cùng nàng đã quyết lấy thân mình, tự nguyện gắn bó cả đời với chàng trai hiệp nghĩa đó. Hàng ngày nâng khăn sửa túi để báo đáp ơn lớn của Vân Tiên đối với nàng. Những nét đẹp trong phẩm chất, trong hành xử của Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân.

    Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tuy ngắn ngủi nhưng đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên trượng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga thì nết na thùy mị. Hai nhân vật đại diện cho lý tưởng của nhân dân ta. Đồng thời qua các nhân vật này cũng gửi gắm những thông điệp sâu sắc của nhà thơ.

Bài văn mẫu 2

   Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm này được đông đảo bà con yêu mến vì những đạo lý, những tư tưởng giáo huấn trong tác phẩm này. Ngay từ những câu mở đầu tác phẩm ngày Nguyễn Đình Chiều đã viết: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Và chỉ trong đoạn trích ngắn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ông đã thể hiện đầy đủ, rõ ràng quan điểm đó của mình.

    Trong tác phẩm gồm hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Hai nhân vật gặp nhau trong hoàn cảnh, Kiều Nguyệt Nga gặp phải bọn cướp giữa đường, Lục Vân Tiên thấy chuyện bất bình đã ra tay cứu giúp. Hoàn cảnh gặp gỡ đặc biệt này đã giúp các nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất của mình.

Xem thêm:  Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Lai Tân” là gì?

    Trước hết về nhân vật Lục Vân Tiên, anh là một người có tinh thần trượng nghĩa. Ngay khi gặp người bị nạn, anh không trần trừ, suy nghĩ mà lập tức, sẵn sàng xả thân đánh cướp: “Vân Tiên ghé lại bên đàng/ Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. Chàng chỉ có một mình, còn lũ cướp lại hết sức đông đảo, nhưng không vì thế mà Vân Tiên nhụt ý chí. Ở đoạn thơ này, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng hàng loạt từ Hán Việt, tạo không khí hào hùng áp đảo kẻ thù. Các từ ngữ rất giàu giá trị tạo hình “tả đột hữu xông” cho thấy dáng vẻ oai phong, động tác nhanh nhẹn, chính xác của Vân Tiên khi chiến đấu với bọn cướp. Bằng sức mạnh phi thường, lòng dũng cảm và võ nghệ cao cường Vân tiên đã phá tan bọn lâu la, làm cho chúng chạy toán loạn tứ phía.

    Sau khi phá tan lũ cướp, Vân Tiên rất cẩn thận và chu đáo, đến hỏi han người bị nạn bằng những lời lẽ khiêm nhường. Qua những lời hỏi han, hành động sau đó của Lục Vân Tiên còn thấy chàng là người biết trọng lễ nghĩa:

    Khoan khoan ngồi đó chớ ra

    Nàng là phận gái ta là phận trai

    Theo lễ giáo phong kiến con trai và con gái thường không được trực tiếp gặp nhau, hơn nữa đây là một người lạ, thì việc ấy càng phải thận trọng hơn. Thái độ đó của Vân Tiên cho thấy chàng là người hết sức giữ gìn lễ nghĩa, và cũng là vì nghĩ cho người con gái xa lạ. Đó là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của một đấng quân tử.

    Không chỉ vậy, Vân Tiên còn mang trong mình tinh thần hào hiệp của một bậc anh hùng. Nghe những lời giãi bày của Kiều Nguyệt Nga, mong muốn của nàng muốn báo đáp mình, Vân Tiên chỉ cười lớn, đó là tiếng cười vô tư, trong sáng. Sự vô tư, không tính toán ấy được thể hiện rõ nhất trong câu:

    Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

    Đó là quan niệm về người anh hùng, làm việc nghĩa cứu giúp mọi người không màng bổng lổng, nếu chỉ suy nghĩ về những lợi ích mình được hưởng thì không còn là một người anh hùng thực thụ nữa. Quan niệm này cũng trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm của ông như: Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn. Đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp, mà tác giả muốn truyền tải đến bạn đọc.

    Lục Vân Tiên là hình tượng hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của người anh dùng, vừa quả cảm, hào hiệp vừa nhân hậu. Đồng thời với nhân vật này, tác giả cũng thể hiện quan điểm về một người anh hùng phải là người có tài trí, sức mạnh và sẵn sàng hạnh động vì nghĩa lớn.

    Ngoài nhân vật Lục Vân Tiên ta cũng không thể không nhắc đến Kiều Nguyệt Nga. Nàng là một người con gái nề nếp, có học thức. Nguyệt Nga vốn là khuê môn, lệnh các, xuất thân từ con nhà quyền quý. Nhưng không vì thế mà nàng tỏ ra kiêu ngạo, hợm hĩnh. Đứng trước ân nhân của mình nàng hết sức khiêm nhường, cách nói năng kiêm xưng, gọi Vân Tiên là “quân tử”, tự gọi mình là “tiện thiếp”, hành động nhún mình “lạy, thưa”. Qua đó cho thấy nàng là người con gái có học thức, thông minh, mực thước trong lời ăn tiếng nói. Không chỉ vậy nàng con sống hết sức khuôn phép theo lễ nghĩa phong kiến. Theo lời cha mẹ, nàng đến tận miền Hà Khê để định bề nghi gia nghi thất không quản đường sá xa xôi, gặp biết bao hiểm nguy, vất vả. Nàng quả là người con có hiếu.

    Là một người có học, nên Nguyệt Nga hiểu những quy tắc lễ nghĩa phong kiến, nhưng nàng vẫn muốn ra khỏi xe để đa tạ ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên. Cho thấy tấm lòng biết ơn sâu sắc của nàng. Đáng quý hơn cả là nàng ý thức sâu sắc rằng không bạc vàng nào có thể xứng với ân nghĩa kia, qua đó cho nàng là người rất coi trọng tình nghĩa. Kiều Nguyệt Nga là kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ truyền thống. Nàng không chỉ gia giáo, nết na, có học thức mà còn rất đằm thắm, nghĩa tình.

    Tác giả sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc, với ngôn ngữ giản dị mộc mạc, dễ đi vào lòng người nhưng vẫn hết sức sâu sắc, truyền tải những thông điệp ý nghĩa. Xây dựng tuyến nhân vật thiện ác rõ ràng, qua đó cũng thể hiện quan niệm của ông về con người.

    Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga xây dựng thành công hai nhân vật đại diện cho những vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội. Tác phẩm còn thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của ông. Tất cả vẻ đẹp nhân vật, những khát vọng ông gửi gắm đều phù hợp với phong cách sống, với mơ ước giản dị mà đẹp đẽ của nhân dân ta.

Bài văn mẫu 3

    Từ biệt tôn sư về đi thi, giữa đường bất chợt gặp cảnh lũ cướp hoành, Lục Vân Tiên vụt dũng mãnh như chàng Thạch Sanh trong truyện cổ. Và thơm thảo đọng mãi trong lòng ngươi đọc là hình ảnh chàng trai họ Lục với những phẩm chất tốt đẹp.

    Vân Tiên ghé lại bên đàng

   Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

    Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ

   Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân …

    Có cảm giác là sự việc diễn ra quá bất ngờ, nhanh chóng. Bất ngờ cũng phải thôi, vì Vân Tiên “giữa đường gặp cảnh bất bình”, hoàn toàn ngẫu nhien, không kịp suy nghĩ, không kịp đắn đo, chàng bất chấp hiểm nguy rat ay cứu giúp. Chàng lài ai? Người được che chở không hề bieestl chỉ biết chàng đang quyết liệt sống chết với lũ cướp đường. Quả thật, theo mạch truyện, chính Vân Tiên đã bị cuốn vào cuộc đấu một cách không chủ động. Chàng có thể tránh xa nếu là một người hèn nhát, có thể dửng dung nếu là một kẻ ích kỉ … Vân Tiên đã không bàng quang, không để ngoài tai, ngoài mắt những điều trông thấy. Và sự bất ngờ “vào cuộc” của chàng tạo nên thế tự chủ vững vàng trong cái ngẫu nhiên ấy. Giá như Vân Tiên biết rằng người bị cướp tấn công là nàng Kiều Nguyệt Nga xinh đẹp, hiền thục, giá như chàng kịp dừng lại để suy nghĩ một chút thiệt hơn thì đoạn thơ sẽ mất đi cái hấp dãn của tư thế chủ động “tả xung hữu đột khác nào Triệu Tử mở vòng Tương Dương” – cái tư thế như luôn tiềm ẩn trong con người mạnh mẽ ấy. Ta gặp một chàng trai Nam bộ thực sự cương trực và … hơi liều lĩnh nữa; thấy cảnh bọn cướp “làm thói hồ đồ hại dân” là xông vào đánh hết mình, đánh bằng lòng ăm của một đấng nam nhi quả cảm, bằng tài võ nghệ điêu luyện. Hình ảnh Vân Tiên ngang tang xông pha giữa đám đầu trâu mặt ngựa như chính biểu hiện của chính nghãi đang trừng trị cái ác, cái xấu. Nhân nghĩa và can trường biết bao!

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023

    Không hiện lên trước mắt người đọc như một Từ hải “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, cũng không “Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” như Kim Trọng trong truyện Kiều của Nguyễn Du, nhưng qua lời nói, việc làm của Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã tạo được ấn tượng đậm nét về chàng. Làm ơn mà không màng được trả ơn là cách sống của người quân tử xưa này; nhưng thái độ của Lục Vân Tiên trước tình cảnh và sự hàm ơn của Nguyệt Nga lại có những nét riêng đáng yêu. Bạo liệt, xông sáo trong cuộc chiến với lũ cướp bao nhiêu chàng lại nhút nhát và e dè trước người con gái nhờ mình mà thoát nạn bấy nhiêu. Khi Nguyệt Nga định bước ra tạ ơn, Vân Tiên ngượng ngùng.

    Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

   Nàng là phận gái, ta là phận trai …

    Dẫu chưa nguôi sợ hãi, chắc rằng Nguyệt Nga khó mà giấu được nụ cười kín đáo trước chàng tai nhát gái này. Có lẽ người ta sẽ không buột miệng nói như thế nếu là một kẻ thạo đời, lọc lõi trong tiếp xúc với phụ nữ. Liệu hình ảnh Lục Vân Tiên có đẹp một cách trọn vẹn nếu như chàng tỏ ra vồ vập đối với Nguyệt Nga ? Thì ra tâm hồn bản chất chàng trai họ Lục thật trong sáng tươi trẻ. Càng đáng quý hơn nữa khi cái chất trong trẻo, lành hiền ấy ẩn chưa sau một tính cách khí khái. Sự cứng rắn của théo, nét non nớt, thư sinh của chàng trai vừa bước vào đời hào hoa trong con người Vân Tiên. Không chỉ qua hành động, cách giao tiếp ứng xử cũng bộc lộ rõ phẩm chất của chàng. Dám liều mình cứu người, lời lẽ đanh théo khi giao chiến với giặc cướp, để rồi trước một cô gái dịu dàng. Vân Tiên không tránh khỏi ngai ngùng bẽn lẽn – điều đó, tự nhiên đã biểu lộ một lối sống lành mạnh có giáo dục nền nếp. Lời nói, thái độ khiêm nhường, nhã nhặn “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. “Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm thế ấy cũng phi anh hùng” … Vừa cho ta cảm cái tâm nhân ái, vừa khâm phục trước quan niệm sống trọng nghĩa của Vân Tiên.

    Cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn bao giờ cũng lộ rõ trong tác phẩm, trong cách thể hiện hình tượng, chi tiết … Có ý kiến cho rằng, cuộc đời Lục Vân Tiên là hình bóng cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ qua vài chi tiết nhỏ – Vân Tiên “bẻ cay làm gậy” có thể thấy được cảm quan hiện thực của nhà thơ. Không rút gươm, rút kiếm một cách oai phong như các binh tướng hay văn nhân quý tộc cao đạo, hành động của chàng mang tính dân dã, bộc trực. Bất kì một người con trai bình dân nào cũng có thể bẻ cây gậy để làm việc nghĩa, không cầu kì, chẳng nề hà. Thực chất ở đây, Vân Tiên vẫn là một chàng trai có học, sống giữa những người lao động, chưa phải là một quan chức của Nhà nước phong kiến như ở đoạn sau. Chỉ một cử chỉ ấy thôi, người đọc đã thấy rõ sự gắn bó mật thiết giữa tâm hồn, tình cảm của nhà thơ với cuộc sống nhân daanm hồn hậu như hạt lúa củ khoai. Việc làm và cách nghĩ của Lục Vân Tiên như minh chứng cho quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về lẽ sống ở đời :

   Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

   Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

    Vẫn là những vần thơ mang đậm phong cách dân gian quen thuộc nhưng được tác giả gọt giũa và nâng cao, tạo sự hấp dẫn, thích thú đối với người đọc, nhất là trong những lời đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Lời thơ trau truốt, không còn là thứ ngôn ngữ mộc mạc thường ngày:

    Chút tôi liễu yếu đào tơ

   Giữa đường gặp phải bụi dơ đã phần

    Hà Khê qua đó cũng gần

   Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng …

    Đây đúng là lời lẽ của một tiểu thư con nhà khuê các, có giáo dục. Và diều đó cũng chứng tỏ nhà thơ đã có dụng công khi dùng câu chữ và có dụng ý khi thẻ hiện nhân vật.

    Lấp lánh sau những câu thơ giản dị, hồn hậu là nét đẹp của phẩm cách, tấm lòng đáng quý, đáng phục của Vân Tiên, Nguyệt Nga … Đoạn thơ ngời sáng như chính cái tâm nhân ái của cụ Đồ Chiểu.

Bài văn mẫu 4

    Nguyễn Đình Chiểu là một con người có nhân cách lớn, một tấm gương về sự học, tinh thần vươn lên và tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Người đời biết đến ông không chỉ là một bậc danh nho tinh thông y thuật mà ông còn nổi tiếng là một nhà thơ, nhà văn lớn, tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, nửa cuối thế kỉ XIX. Những áng văn chương của cụ đồ Chiểu luôn nhằm hướng tới truyền bá đạo lí làm người, tình yêu nước và ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Và một trong các tác phẩm gây được tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp cầm bút ấy của ông là “Truyện Lục Vân Tiên” – một tác phẩm truyện thơ Nôm rất độc đáo, rất điển hình hướng tới đạo lí làm người: hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy, hướng tới lẽ công bằng và tình yêu thương giữa con người với con người. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là đoạn trích hay, tập trung nổi bật được tư tưởng, đạo lí mà nhà thơ muốn gửi gắm.

    Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện. Tác phẩm được viết vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ, theo thể lục bát, kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, theo lối chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính. Đây là truyện thơ Nôm mang tính chất là truyện để kể hơn là để đọc, để xem. Vì thế, truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ, và “hát thơ”. Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Chàng thư sinh Lục Vân Tiên – người mang trong mình tràn đầy lí tưởng của tuổi trẻ nhiệt huyết, trọng nghĩa khinh tài, cán cân của công lí, sẵn sàng ra tay trừng trị cái xấu, cái ác, bênh vực cái đẹp, cái yếu đuối, bất hạnh; Còn Kiều Nguyệt Nga lại là một tiểu thư khuê các, dịu dàng, xinh đẹp, hiền hậu, nết na, ân tình.

    Trước hết là hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên – một nhân vật lí tưởng của cái đẹp: dũng cảm, tài ba, đầy khí phách. Trên đường trở về quê nhà, Vân Tiên thấy bọn cướp Phong Lai đang giở trò cướp bóc, làm hại dân lành, chàng liền ra tay tương trợ đánh tan cái xấu, cái ác. Hình ảnh Lục Vân Tiên hành hiệp trượng nghĩa được tái hiện rất cụ thể trong hành động và lời nói khi chiến đấu với bọn giặc:

Xem thêm:  Thể loại của văn bản Đô-xtôi-ép-xki

    Vân Tiên ghé lại bên đàng

    Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

    Kêu rằng: “bớ đảng hung hồ,

    Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

    Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. Một mình chàng, tay không tấc sắt dám đương đầu với cả một toán giặc cỏ với đầy đủ các loại vũ khí gươm giáo sáng quắc trong tay. Hành động “bẻ cây làm gậy” của chàng là một hành động dũng cảm, xuất phát từ cái đức của một con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa mà không tiếc thân mình). Tuy một mình nhưng chàng vẫn hiện lên vẫn rất uy dũng, mạnh mẽ, hào hiệp xông thẳng vào trận đánh, vừa tiến tới lại vừa thét lên những lời nói đầy giận dữ, quả quyết kết tội bọn giặc”bớ đảng hung đồ”, “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Kết quả, bọn cướp sợ hãi thất kinh mà “vỡ tan” như đàn ong vỡ tổ. Tên cướp cầm đầu là Phong Lai thì chẳng kịp trở tay, bị ăn ngay một gậy chí mạng sống không được, chết cũng không xong.

    Vân Tiên tả đột hữu xông

    Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

    Lâu la bốn phía vỡ tan

    Đều quang gươm giáo tìm đàng chạy ngay

    Phong Lai trở chẳng kịp tay

    Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

    Như vậy, với nghệ thuật so sánh tương phản, tác giả đã tái hiện không khí cuộc đấu tranh giữa Lục Vân Tiên với bọn cướp Phong Lai hết sức cam go, quyết liệt. Qua đó chúng ta thấy Lục Vân Tiên hiện lên là một người anh hùng dũng cảm, không sợ hiểm nguy và thấy việc nghĩa thì ra tay giúp đỡ. Phải chẳng đó là cái đức, cái tài và cái dũng của bậc anh hùng trong con người Lục Vân Tiên, đã chiến thẳng được thế lực bạo bạo, dù chúng rất hung bạo, dữ dằn. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo, nhân sinh sâu sắc mà cụ đồ Chiểu muốn gửi gắm nơi người đọc.

    Sau khi dẹp tan bọn giặc cỏ, thái độ cư xử của chàng trai họ Lục đối với Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ tư cách của con người: chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu và rất mực văn hóa.Ban đầu chàng bộc lộ sự quan tâm bằng cách hỏi han ân cần, chu đáo: “Hỏi: “ai than khóc ở trong xe này?” ; “Tiểu thơ con gái nhà ai/ Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?/ Chẳng hay tên họ là chi? Khuê môn phận gái việc gì tới đây?…”. Thấy hai cô gái còn chưa hết bàng hoàng, hoảng hốt, Vân Tiên “động lòng” an ủi, trấn an tinh thần Kiều Nguyệt Nga qua lời nói: “Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la”. Khi biết Kiều Nguyệt Nga định xuống xe lạy tạ, chàng nhất mực từ trối vì giữ lễ tiết:

    “Khoan khoan ngồi đó chớ ra

    Nàng là phận gái, ta là phận trai?”

    Đặc biệt chàng còn khiên tốn không chịu nhận vật trả ơn: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Cuối cùng, hai người cùng xướng họa với nhau một bài thơ rồi nhẹ nhàng từ biệt ra đi, không vấn vương, nuối tiếc. Đến đây, chúng ta thấy Lục Vân Tiên là con người rất mực tâm lí, có nghĩa khí, giữ đúng phép tắc của nho gia, coi thường tiền tài, vật chất. Phải chăng, đối với chàng làm việc nghĩa như là bổn phận, trách nhiệm và vốn lẽ tự nhiên phải làm. Vì thế, ở cuối đoạn trích, có hai câu thơ đã nêu bật được quan niệm về người anh hùng của tác giả:

    “Nhớ câu kiến ngãi bất vi

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

    Người anh hùng là người lấy việc nghĩa khí lên làm đầu. Nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng. Đây cũng chính là quan niệm về người anh hùng của tác giả. Qua đó, tác giả thay mặt nhân dân thể hiện niềm ước mong: trong thời buổi loạn lạc, nhiễu nhương, hỗn loạn, cái xấu cái ác hoành hoành những con người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời như Lục Vân Tiên thật đáng quí, đáng trân trọng biết bao.

    Tiếp đến là hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga, nàng cũng là nhân vật chính và là nhân vật lí tưởng trong tác phẩm. Với tư cách là một người chịu hàm ơn, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp của người con gái: Cách xưng hô của nàng với Lục Vân Tiên, gọi chàng là “quân tử”, tự xưng mình là “tiện thiếp”. Điều đó, bộc lộ cách ứng xử của một người phụ nữ thùy mị, nết na, khiêm nhường, đầy sự tôn trọng đối với người đang giao tiếp. Tiếp đến, nàng còn hiện lên là người phụ nữ khuôn phép, có học thức của một tiểu thư khuê các, gia giáo:

    “Làm con đâu dám cãi cha

    Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”

    Cuối cùng, với tư cách là người chịu ơn, nàng cư xử đúng mực, biết trước biết sau, biết ơn với người đã cứu giúp mình:

    Trước xe quân tử tạm ngồi

    Xin cho tiện thiếp lậy rồi sẽ thưa

    Với nàng, Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trinh bạch trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Vì thế nàng tìm mọi cách để thuyết phục Lục Vân Tiên nhận sự tạ ơn của mình: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Cuối cùng, nàng đã cảm mến Lục Vân Tiên mà họa vẽ bức chân dung của mình rồi đưa cho chàng, tự nguyện gắn bó cuộc đời của mình với Lục Vân Tiên, dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng. Đến đây, chúng ta nhận ra một mô típ quen thuộc ở truyện thơ Nôm truyền thống: chàng trai tài giỏi, cứu cô gái khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi đi từ ân nghĩa đến tình yêu…

    Xét về mặt nghệ thuật, thông qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy được nhân vật trong đoạn trích này chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc họa ngoại hình, càng ít đi sâu vào diễn tả nội tâm, rất gần với văn học dân gian; ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày và mang màu sắc Nam Bộ , phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện; lời thơ với giọng điệu kể chuyện linh hoạt, khéo léo, phù hợp với diễn biến tình tiết và tính cách nhân vật.

    Tóm lại, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một đoạn trích hay, độc đáo, có thể coi đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa và những đạo đức đáng quí, tốt đẹp ở đời. Thể hiện niềm ước mơ của tác giả, của nhân dân về khát vọng hành đạo, giúp đời, hướng tới lẽ công bằng, cái thiện, cái đẹp sẽ luôn chiến thắng cái xấu, cái ác…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu