/tmp/jiuap.jpg Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023


Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023

Bài văn Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu gồm dàn ý chi tiết, 5 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

A/ Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

– Thạch Lam là một nét riêng, một nét khác biệt không trộn lẫn của văn học lãng mạn.

– Thạch Lam hướng ngòi bút của mình đến người lao động nghèo để trân trọng nâng niu những mơ ước khát khao đẹp đẽ của họ.

– Tình cảm nhân văn ấy được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ qua tâm trạng Liên đang chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

II. Thân bài

1. Khái quát về truyện ngắn Hai đứa trẻ

– Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” là một trong những sáng tác hay nhất của Thạch Lam. Truyện không có cốt truyện, tác phẩm giống như một “bài thơ trữ tình đầy xót thương”. Truyện khắc họa thành công tâm trạng Liên – tâm trạng chờ tàu.

2. Diễn biến tâm trạng chờ tàu của nhân vật Liên

a) Trước khi tàu đến

– Liên cảm nhận phố huyện xung quanh: bóng tối tràn ngập, bủa vây, ánh sáng yếu ớt, tàn lụi.

– Những phận người trong mênh mông đêm tối của cuộc đời hiện ra với dáng vẻ lam lũ, cơ cực: chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn cái hàng nước; gánh phở của bác Siêu trở thành thức quà xa xỉ; gia đình bác xẩm với manh chiếu rách…

– Đêm nào, Liên và An cũng thao thức, hồi hộp đợi tàu.

– Liên đợi chuyến tàu đêm đi qua không phải để bán được thêm phong diêm hay điếu thuốc mà để thoát khỏi thực tại nhàm chán buồn tẻ, đơn điệu dù chỉ trong khoảnh khắc.

-> Trong hành động tưởng như vô thức ấy lại chứa đựng những ước mơ, những khao khát cao đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.

– Dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng Liên và An vẫn cố thức để đợi chuyến tàu.

– Cậu bé An buồn ngủ, mí mắt sắp sửa rơi mà vẫn còn dặn chị: “Tàu đến, chị gọi em thức dậy nhé!”.

– Khi An đã ngủ, Liên ngồi yên lặng, cảm nhận đêm của quê, cảm nhận bầu trời ngàn sao lấp lánh, ánh sáng đom đóm, hay hoa bàng rụng xuống vai.

b) Khi tàu đến và đi qua

– Nghe tiếng bác Siêu nói như reo lên: “Đèn ghi đã ra kia rồi”. Liên lắng tai nghe, lắng lòng mình để nắm bắt trọn vẹn khoảnh khắc con tàu đi qua.

– Những làn khói trắng sáng từ đằng xa rồi tiếp đến những tiếng hành khách ồn ã vọng tới, Liên ngay lập tức gọi em dậy để có thể nhìn thấy đoàn tàu rõ hơn.

– “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường”

– Liên thoáng trông thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. -> Một không gian rực rỡ, huyên náo, sang trọng hiện ra, đó là hình ảnh của cuộc sống sung túc, đẹp đẽ, của một Hà Nội rực sáng mà cô đã từng được sống.

– Đoàn tàu rầm rộ, ồn ào khi tới, rồi cũng rầm rộ lao vào đêm tối. Liên cố nhìn theo đóm lửa xanh cho đến khi nó xa dần và khuất vào bóng đêm, đoàn tàu đi để lại niềm tiếc nuối trong lòng.

=>Trong tâm trạng cô bé có sự tương phản rõ rệt giữa hai cuộc sống: cuộc sống đẹp đẽ của ước mơ và cuộc sống nơi phố huyện. Qua đó ta mới thấy được khao khát thay đổi cuộc sống, khát khao đổi đời trong cô mãnh liệt đến thế nào.

c) Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu

– Hình ảnh đoàn tàu là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà Liên, An cũng như người dân phố huyện đang khao khát hướng đến.

– Ánh sáng của đoàn tàu soi rọi những phận đời, đánh thức họ, đánh thức cả những khao khát trong họ.

– Thông qua hình ảnh đoàn tàu để thể hiện niềm xót thương cho số phận những đứa trẻ và người dân phố huyện.

– Với Liên, con tàu còn đưa Liên trở về tuổi thơ êm đềm, thời quá khứ ngọt ngào của tuổi thần tiên, đồng thời thức dậy trong cô bé, niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

=> Từ cuộc sống của con người nơi phố huyện, trang văn của Thạch Lam còn rung lên tiếng nói tha thiết có sức lay tỉnh xâu xa trong tâm hồn người đọc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ! Hãy thay đổi cuộc sống bế tắc này.

3. Nghệ thuật:

– Bút pháp miêu tả: miêu tả đoàn tàu khi qua lồng vào đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; miêu tả tâm trạng nhân vật Liên với những nắm bắt tinh tế, nhanh nhạy khi đoàn tàu đi qua phố huyện và mơ ước đổi đời của em cũng như biết bao người.

– Hình ảnh giàu tính biểu tượng (đoàn tàu) chứa đựng nhiều thông điệp giàu ý nghĩa.

III. Kết bài:

– Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu

– Cảm nhận về nhân vật Liên, người duy nhất trong tác phẩm ý thức được đầy đủ và sâu sắc nhất cuộc sống tù đọng của mình.

B/ Sơ đồ tư duy

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam năm 2021

C/ Bài văn mẫu

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu – mẫu 1

“Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên trong của cái “tôi”, với sự phân tích cảm giác tinh tế”. Thạch Lam – nhà văn thành công với nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Liên – cô gái mới lớn mang tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống khi buồn man mác trong cảnh chiều tà, buồn sâu thăm thẳm lúc về đêm đặc biệt là điểm nhấn tâm trạng “mơ hồ khó hiểu” và háo hức, hồi hộp, vui mừng lúc chờ tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã minh chứng cho tài năng của ông.

“Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam được in trong tập “Nắng trong vườn”_tập truyện ngắn viết về hiện thực cảm động với văn phong lãng mạn, nội dung sâu sắc và đầy tính nhân văn của ông được nhiều độc giả đón nhận.

Truyện không có chuyện – đặc trưng cho thể loại truyện ngắn của Thạch Lam kể về cuộc sống của những kiếp người lay lắt nơi phố huyện, đặc tả đi sâu vào thế giới nội tâm của Liên. Nếu như ở khỏang thời gian lúc chiều tà và đêm tối bóng đen bao phủ lên cảnh vật với những kiếp người nghèo khổ khiến cho Liên – một cô bé có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm luôn mnag trong mình cảm giác buồn man mác thì khi về khuya khoảnh khắc đoàn tàu từ Hà Nội về sắp chạy qua khiến cho tâm trạng cô thay đổi hẳn đó là sự cộng hưởng của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Liên mang trong mình cảm giác mơ hồ khó hiểu khi nào? Đó là lúc chờ tàu đến Cô thả hồn mình quan sát cảnh vật thiên nhiên trên trời những ngôi sao sáng lấp lánh, dưới mặt đất là con đom đóm bám dưới mặt lá sang nhấp nháy, cô lắng mình cảm nhận từng đợt hoa bàng rơi trên vai thật nhẹ nhàng, dịu êm. Rồi cô quan sát tất cả những con người nơi đây. An buồn ngủ mí mắt sắp rơi xuống vấn cố nhắc chị “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”, mẹ con chị Tí vẫn “phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng”, vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng khúc đàn bầu, thằng con thì bò cả ra đất, bác Siêu vẫn với gánh phở mong có người mua hàng… họ vẫn cố thức đợi tàu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Những con người ấy họ sống vất vả cực nhọc trong tăm tối được Liên thu vào trong tầm mắt của mình. Liên thương cảm cho số phận của họ, cô cũng thương cho chính mình. Sự lãng mạn của cảnh vật và cái hiện thực của cuộc sống con người đan xen vào nhau không chỉ khiến cho Liên mơ hồ khó hiểu mà còn làm cho người đọc người nghe cảm thấy băn khoăn, trăn trở về cuộc sống của những kiếp người nghèo khó.

Tâm trạng thứ hai của Liên khi chờ tàu là sự háo hức mong đợi. Liên dù buồn ngủ ríu cả mắt lại nhưng vẫn cố thức để chờ chuyến tàu đi qua ngày nào cũng vậy, không phải như lời mẹ dặn là để bán được ít hàng mà tại vì lí do khác. Đó là chuyến tàu của khát vọng tương lai. Chuyến tàu đem đến một thế giới khác với ánh sáng trưng của các toa đèn, ánh sáng lấp lánh của đồng và kền, đốm than đỏ rực bay lung lung xé toạc bầu trời tăm tối. Âm thanh của đoàn tàu ồn ào, náo nhiệt với tiếng còi vọng, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng huyên náo của hành khách phá tan sự tĩnh lặng, u sầu của không gian. Liên háo hức, mong chờ nhìn thấy sự đổi thay mà đoàn tàu mang đến. Chuyến tàu còn đưa Liên trở về với kí ức xưa với “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”_nơi mà gia đình cô còn khá giả, hai chị em còn được vui chơi. Đoàn tàu vừa là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ vừa là hy vọng ở ngày mai. Thạch Lam thật là tinh tế và sâu sắc khi phát hiện ra khao khát vừa đáng thương vừa đáng trân trọng ấy để cho nhân vật của ông dù sống trong nghèo khó nhưng không tuyệt vọng mà vẫn không ngừng hy vọng, ước mơ. Dù chỉ xuất hiện trong thoáng chốc nhưng có còn hơn không, nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đúng như Xuân Diệu đã từng viết “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.

Xem thêm:  Qua bài thơ “Thương vợ”, em có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Liên cùng biết bao người dân huyện nghèo háo hức, mong chờ đoàn tàu là bởi lí do ấy. Nhà văn Thạch Lam phải là một con người có lòng thương cảm đối với những số phận nghèo mới có thể viết nên những câu chuyện, khắc họa những mảnh đời và lột tả được nội tâm sâu thẳm của nhân vật với những câu văn trữ tình đặc sắc. Tâm trạng của liên khi chờ tàu khiến cho người đọc có nhiều sự cảm thông, thương xót mà cũng rất đáng trân trọng với bài học nhân sinh sâu sắc.

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu – mẫu 2

Thạch Lam là một ngòi bút truyện ngắn được nhiều người yêu thích Không phải vì cốt truyện đặc biệt, vì tình tiết li kì, mà chủ yếu là do ông đã sáng tạo ra một lối truyện ngắn: loại truyện tâm tình. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Thạch Lam là ở tâm trạng nhân vật. Có thể thấy điều đó qua tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của ông.

Vì sao đêm nào cũng vậy, Liên (và em) đều cố thức để đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện? Tâm trạng thức đợi tàu của Liên như thế nào? Muốn hiểu được điều đó phải bắt đầu từ cuộc sống của em ở cái phố huyện này.

Đó là cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, tàn lụi và đáng thương nơi phố huyện trong thời khắc của một ngày tàn. Phiên chợ chiều đã vãn, phô bày tất cả cái nghèo nàn, cái tiêu điều xơ xác trong hình ảnh những đứa trẻ lom khom tìm kiếm, nhặt nhạnh trong rác rưởi, và tiếng trống thu không dội xuống phố huyện, từng tiếng, từng tiếng mòn mỏi, rời rạc, buồn thấm thìa… Rồi đêm tối bao phủ kín mít phố huyện, bủa vây những kiếp người sống lầm lũi tội nghiệp như những cái bóng: mẹ con chị Tí hàng nước, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm với manh chiếu, chiếc chậu thau sắt và đứa bé bò lê la trên rác bẩn, một bà lão điên mua rượu uống cười sằng sặc… Đến mức cái ánh lửa từ thùng phở bác Siêu chỉ hắt ra một vầng sáng con con và ngọn đèn leo lét trên chõng hàng nước chị Tí cũng “chỉ chiếu sáng một vùng leo lét trên chõng hàng nước chị Tí cũng “chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” – biểu tượng về những kiếp sống nhỏ nhoi leo lét, vô nghĩa giữa đêm tối mênh mông của cuộc đời. Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí cứ trở đi trở lại đến bảy lần trong mấy trang truyện ngắn như một ám ảnh không thôi về cuộc sống héo hắt, tội nghiệp nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối.

Chính giữa cảnh điêu tàn như vậy của phố huyện, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng khắc khoải chờ đợi chuyến tàu của Liên. Đó là cô bé đã từng có những ngày sống ở một nơi không đến nỗi nghèo khổ và tối tăm như thế. Với Liên, nơi ấy, Hà Nội luôn đọng lại một kỉ niệm xa xôi và mơ hồ nhưng bao giờ cũng êm đềm, đẹp đẽ rực rỡ ánh sáng và niềm vui. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, cuộc sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, tẻ ngắt: sáng dậy mở cửa dọn hàng, bán hàng; chiều tối lại kiếm tiền, thu hàng – và đó là những món hàng nhỏ nhoi không hề thay đổi: một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng… Chi tiết chiếc chõng tre cũ, sắp gãy được Thạch Lam đưa vào đây thật đầy ý nghĩa: cuộc sống của hai đứa trẻ lớn lên sao mà đã sớm già nua tàn tạ! Cái thế giới mà Liên và em gái đang sống, đang tiếp cận ngày này qua ngày khác chỉ có thế. Đâu là niềm vui biết lấy gì mà kì vọng?

Tâm trạng buồn chán của Liên đã dẫn đến khát vọng muốn thoát ra khỏi cuộc sống mà cô đang phải sống, dù chỉ để hi vọng vu vơ về một cái gì ở bên ngoài khác với cái thế giới ngưng đọng và tàn lụi này. Cô phải tìm đến một cuộc sống khác, dù cuộc sống ấy chỉ đi qua trong khoảnh khắc. Và cô đã tìm thấy nó trong hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện mỗi đêm. Dù buồn ngủ ríu cả mắt, cô vẫn thức đợi tàu. Để được, trong chốc lát, thoát ra khỏi cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hiện nay. Đoàn tàu là một nhu cầu bức thiết về tinh thần của cô, vì chuyến tàu là hình ảnh một thế giới khác đi qua cuộc đời cô, một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, huyên náo và đầy ánh sáng. Trong cả một ngày dài buồn tẻ, đây là những giây phút bừng sáng và hạnh phúc của cô, dù là chỉ sống trong mơ ước tưởng tượng.

Bởi vậy, khi tàu đến thì tâm hồn Liên bị cuốn hút ngay vào đoàn tàu – đoạn này được Thạch Lam miêu tả sinh động và đẹp: “Liên phắt đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Đoàn tàu đã đi qua nhưng tâm hồn Liên thi vẫn gửi hút theo nó mãi cho đến khi chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đến lúc ấy, cô như sống trong mơ tưởng, trong sự tiếc nuối một cái gì đã qua nhưng dư vang của nó thì vẫn còn đọng lại rõ rệt trong tâm hồn mình: “Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”. Trong tâm trạng cô bé có sự tương phản rõ rệt giữa hai cuộc sống: cuộc sống đẹp đẽ của ước mơ và cuộc sống nơi phố huyện.

Khắc họa thành công tâm trạng đợi tàu của bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Thạch Lam muốn nói với người đọc nhiều điều sâu sắc. Đó là cuộc sống buồn tẻ đáng thương của những đứa trẻ trong chế độ cũ, và suy rộng ra, là cuộc sống của những kiếp người nhỏ bé, vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện, và rộng ra, trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ đói nghèo. Những cuộc đời mới đáng thương sao, nhưng lại có những ước mơ bé nhỏ, tội nghiệp mà chân thành tha thiết và cảm động rất đáng trân trọng như ước mơ đợi tàu đêm đêm của cô bé Liên. Ước mơ đó đã lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống trong cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi họ.

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu – mẫu 3

Thạch Lam là một nét chấm phá khác biệt của văn học lãng mạn. Giữa thời điểm người ta tìm cái lãng mạn ở cuộc sống thị thành thì Thạch Lam lại hướng ngòi bút của mình để trân trọng nâng niu những mơ ước khát khao đẹp đẽ của những con người nghèo khổ. Tình cảm nhân văn ấy được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ khi Liên đang chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Liên và An vốn là những đứa trẻ từng được sống ở Hà Nội, nơi thị thành ngập tràn ánh sáng và mơ ước. Nhưng gia đình sa sút, nên các em phải chuyển về nơi phố huyện nghèo nàn sinh sống. Xung quanh họ là những kiếp người nhỏ bé đáng thương, sống trong bóng tối: chị Tí ngày mò cua bắt ốc, đêm bán nước; bác Siêu với gánh phở luôn ế hàng, bà cụ Thi điên với tiếng cười khanh khách đầy ám ảnh,… “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Và mong ước ấy được thể hiện rõ nhất trong cảnh Liên chờ đoàn tàu cuối cùng đi qua phố huyện.

Liên đã từng sống cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, được sống ở nơi tràn đầy ánh sáng, bởi vậy khi chuyển về đầy mặc dù đã quen với cái bóng tối ngập đầy khắp ngõ làng nhưng ở trong Liên vẫn dấy lên khát khao, hi vọng được hướng về Hà Nội xa xăm mà rực sáng. Liên đợi đoàn tàu đi qua không phải chỉ để bán được thêm phong diêm hay điếu thuốc mà để thoát khỏi thực tại nhàm chán buồn tẻ, đơn điệu dù chỉ trong khoảnh khắc. Trong hành động tưởng như vô thức ấy lại chứa đựng những ước mơ, những khao khát cao đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế đang trong tuổi mới lớn.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Những đứa con trong gia đình

Nghe tiếng bác Siêu: “Đèn ghi đã ra kia rồi” cùng lúc đó Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc như ma trơi xuất hiện. Liên lắng tai nghe, lắng lòng mình để nắm bắt trọn vẹn khoảnh khắc con tàu đi qua. Những làn khói trắng sáng từ đằng xa rồi tiếp đến những tiếng hành khách ồn ã vọng tới, Liên ngay lập tức gọi em dậy để có thể nhìn thấy đoàn tàu rõ hơn. Vẫn như mọi khi cô nhận ngay ra “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền vàng lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Một không gian rực rỡ, sang trọng hiện ra trước mắt cô bé, đó là hình ảnh của cuộc sống sung túc, đẹp đẽ, của một Hà Nội rực sáng mà cô đã từng được sống. Nhưng nhanh chóng Liên cũng nhận ra những thay đổi của chuyến tàu đêm nay: “Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”. Cô cố nhìn theo đóm lửa xanh cho đến khi nó xa dần và khuất vào bóng đêm, đoàn tàu đi để lại niềm tiếc nuối trong lòng. Liên đợi tàu đây không phải lần đầu tiên, có lẽ từ ngày sống ở phố huyện đêm nào Liên cũng lặng lẽ chờ tàu đi qua, và có lẽ đêm nào trong cô cũng dâng lên những tiếc nuối như vậy. Qua đó ta mới thấy được khao khát thay đổi cuộc sống, khát khao đổi đời trong cô mãnh liệt đến thế nào. Khi đoàn tàu qua đến cả không gian bừng lên rực rỡ bao nhiêu thì lúc nó đi khỏi phố huyện đen tối, lắng lẽ bấy nhiều, cả không gian bị bao bọc bởi bóng tối, và những âm thanh ảm đạm: “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.

Hình ảnh đoàn tàu mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Đó là hình ảnh của quá khứ đẹp đẽ, của thế giới thần tiên mà Liên đã từng được chung sống. Nó còn là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà Liên, An cũng như người dân phố huyện đang khao khát hướng đến. Thông qua hình ảnh đoàn tàu Thạch Lam đã thể hiện niềm xót thương cho số phận những đứa trẻ và người dân phố huyện. Đồng thời ông cũng trân trọng những mơ ước đổi đời tha thiết của họ.

Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp miêu tả: miêu tả đoàn tàu khi qua lồng vào đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; miêu tả tâm trạng nhân vật Liên với những nắm bắt tinh tế, nhanh nhạy khi đoàn tàu đi qua phố huyện và mơ ước đổi đời của em cũng như biết bao người. Hình ảnh giàu tính biểu tượng (đoàn tàu) chứa đựng nhiều thông điệp giàu ý nghĩa.

Qua tâm trạng của nhân vật Liên khi chờ tàu, Thạch Lam đã gửi để thông điệp sâu sắc và ý nghĩa đến với người đọc: phải vượt thoát cuộc sống nghèo nàn, tù túng đơn điệu để vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây mới là cuộc sống thực sự của con người. Đồng thời qua đoạn trích cũng thể hiện tài năng bậc thầy của tác giả trong năm bắt và miêu tả tâm lí nhân vật.

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu – mẫu 4

Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của Thạch Lam. Đó là một truyện ngắn trữ tình. Truyện không có truyện. Nhân vật là nhân vật trữ tình. Tất cả nội dung của chuyện đều xoay quanh tâm trạng cửa chị em một cô gái tên Liên, nhân vật chủ yếu của tác phẩm. Nhân vật của Thạch Lam nói chung là thế; không có suy nghĩ sâu sắc, thường chỉ thể hiện những cảm giác, những vui buồn nào đấy. Họ thường ngồi yên lặng lắng nghe tiếng nối thầm kín của lòng mình, ít phân tích lí giải đề xuất những khái quát triết lí như thường thấy ở nhân vật Nam Cao.

Nhưng đằng sau thế giới nhân vật với những tâm trạng như thế, người ta thấy thấp thoáng nhân vật tác giả, người kể chuyện. Nhân vật này thì giàu suy tư, thường phát biểu bằng một giọng nói dịu dàng nhỏ nhẹ những tư tưởng có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Tác phẩm tự nó chia làm ba đoạn:

Đoạn một: Tâm trạng Liên trước cảnh chiều muộn nơi phố huyện.

Đoạn hai: Tâm trạng Liên trước cảnh đêm tối nơi phố huyện.

Đoạn ba: Tâm trạng chị em Liên khao khát được thấy chuyến tàu đi qua phố huyện. Chính ở đoạn ba này, chủ đề của tác phẩm đã được phát biểu một cách sâu sắc và thấm thía. Chủ đề đấy chính là lời giải đáp cho câu hỏi: “Tại sao chị em Liên đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu qua?”.

Nhưng tác phẩm văn học là một chỉnh thể. Vậy muốn giải đáp câu hỏi trên, nhất thiết phải gắn đoạn ba với đoạn một, đoạn hai của thiên truyện. Ba đoạn gắn bó với nhau theo logic tâm trạng của nhân vật Liên để cuối cùng tô đậm tư tưởng của truyện ở đoạn kết thúc. Đoạn một thể hiện tâm trạng buồn của Liên trước quan cảnh tàn lụi của cảnh thiên nhiên và những cảnh đời nơi phố huyện lúc chiều muộn.

Tâm trạng này tác giả đà ghi rõ trong đoạn văn: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Ngày tàn trước hết báo hiệu bằng tiếng trống thu không như gọi buổi chiều về. Phương tây tuy đỏ rực như lửa cháy nhưng cũng chỉ là ánh hồng của “hòn than sắp tán”. Bóng tối lấn dần, lấn dần… Nhìn xuống mặt đất là cảnh chợ tàn, không có gi vui bằng lúc chợ đông, nhưng cũng không có gì buồn hơn cảnh chợ tàn.

Đâu tiếng làng xa vắng chợ chiểu.

Câu thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận thật buồn.

Buồn vì người ta về hết cả, tiếng ồn náo nhiệt cũng tắt. Sự sống như tàn lụi Cái nghèo phô bày không che đậy ở những rác rưởi bỏ lại, ò mấy đứa trẻ nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những cái vặt vãnh còn có thể dùng được cửa những người bán hàng để lại…

Những con người quen thuộc với chị em Liên nơi phố huyện cũng vậy, đều là những cuộc đời tàn lụi: cái hàng nước lèo tèo của chị Tí thì ế khách (“Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì”), cửa hàng của chị em Liên cũng vậy (“Hôm nay ngày phiên mà bán ĩung chẳng ăn thua gì”). Hình ảnh cụ Thi điên lảo đảo bước đi càng tô đậm một cảnh ngộ bế tắc: “Cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dẩn vè phía làng”.

Đoạn hai thể hiện tâm trạng buồn và chán nản của Liên trước những cuộc đời tối tăm quẩn quanh đơn điệu của những cư dân nơi phố huyện.

Tất cả đều diễn ra như đúng đêm trước, như hàng trăm đêm trước. Đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, chi hé một khe ánh sáng. Sau cửa hàng nước chị Tí là gánh hàng bác phở Siêu mà chị em Liên đã biết chắc chắn ngay khi còn ở xa như một chấm lừa nhỏ và vàng “lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện rõ. Rồi đến gia đình bác Xẩm với cái thau sắt trắng chỏng trơ và thằng con bò ra đất nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát. Đúng là những kiếp người không bao giờ biết đến hạnh phúc. Hiện tại thì cực khổ, tương lai thì mù mịt. Sự tồn tại của họ dường như chỉ là để chờ đợi vu vơ một cái gì may mắn không bao giờ xảy đến: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày.

Được tô đậm nhất ở đoạn này là hình ảnh những kiếp sống tối tăm. Điều đáng chú ý ở đây là cái tối tăm lại được diễn tả bằng ánh sáng, thứ ánh sáng leo lét của ngọn đèn con nơi chõng hàng nước của chị Tí, đối chọi một cách yếu ớt đến thảm hại trước “vũ trụ thăm thẳm bao la” trùm lên cái phố huyện nghèo; không phải ngầu nhiên mà thiên truyện ngắn vẻn vẹn chỉ có mấy trang mà hình ảnh ngọn đèn hàng nước chị Tý được nhắc đi nhắc lại tới bảy lần. Nó trở thành một biểu tượng về những kiếp sống mù tối, lắt lay của những cư dân nghèo khổ tường chừng bị chôn vùi đến cùng đời màn kiếp trong bóng tối của phố huyện tiêu điều bị cuộc sống bỏ quên này.

Hai đoạn trên chuẩn bị cho đoạn ba. Buồn chán trước cảnh đời phố huyện, chị em Liên cuối cùng cũng tìm ra được một lối thoát: trông đợi để thấy được một chuyến tàu đi qua phố huyện.

Một lối thoát không phải trong thực tế mà trong tưởng tượng. Bởi vì con tàu đi qua đem theo nó một thế giới khác hẳn với cái thế giới của cái phố huyện: “Một thể giới sáng rực, huyên náo, vui vẻ và sang trọng. Đó là thế giới họ hằng mơ tường” Bỗng chốc họ sống với thế giới ấy nghĩa là được thoát ra khỏi cuộc sống tối tăm, vắng lặng xơ xác, nhàm chán và bế tắc của cái phố huyện nghèo. Nhưng cuộc thoát li, dù chỉ bằng tưởng tượng cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Đêm tối và sự im lặng mênh mông lại bao bọc lấy tất cả. Nỗi buồn chán lại trở về cùng với ngọn đèn con của chị Tí leo lét giữa đêm đen. “Liên đến bên em nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhăm mắt lại (…) Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xối không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”

Xem thêm:  Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ngắn nhất

Qua diễn biến tâm trạng của Liên, tác giả muốn nói gì với người đọc? Lời phát biểu của Thạch Lam, như đã nói, bao giờ cùng thầm kín, dịu dàng nhưng cứ thấm thía mãi trong lòng người mà ám ảnh mãi tâm trí người đọc: ấy là tiếng nói đầy xót thương với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không hạnh phúc, không tương lai, những con người như bị chốn vùi trong kiếp sống vô danh, vô nghĩa trong xã hội cũ. Trong xã hội ý có biết bao người đã phải sống như thế: không bao giờ biết ánh sáng và hạnh phúc. Đến trong giấc mơ cũng không biết ước mơ gì hơn một chuyến tàu đêm vụt đi qua một phố huyện tiêu điều xơ xác của cuộc đời mình.

Đây là một khía cạnh mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam từ khoảng 1930 – 1945, khi xuất hiện những nhà văn thức tỉnh về ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Họ hết sức nhạy cảm đối với thân phận những con người, không biết sống là vui, những kiếp sống tù mù, dật dờ trong bóng tối.

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu – mẫu 5

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” là một trong những sáng tác hay nhất của Thạch Lam. Truyện không có cốt truyện, tác phẩm giống như một “bài thơ trữ tình đầy xót thương”. Truyện khắc họa thành công tâm trạng Liên trong lúc chờ đoàn tàu chạy qua phố huyện.

Liên cảm nhận phố huyện xung quanh: bóng tối tràn ngập, bủa vây, ánh sáng yếu ớt, tàn lụi. Những phận người trong mênh mông đêm tối của cuộc đời hiện ra với dáng vẻ lam lũ, cơ cực: chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn cái hàng nước; gánh phở của bác Siêu trở thành thức quà xa xỉ; gia đình bác xẩm với manh chiếu rách… Đó là những kiếp người bé nhỏ đáng thương. Và “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Chính giữa cảnh điêu tàn như vậy của phố huyện, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng khắc khoải chờ đợi chuyến tàu của Liên.

Đêm nào, Liên và An cũng thao thức, hồi hộp đợi tàu. Trong con mắt của không ít người, đó là việc lẩn thẩn, vô nghĩa. Thế nhưng với trái tim giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam đã phát hiện ra những tâm sự sâu kín, những khát khao mãnh liệt của hai chị em. Đợi tàu trở thành một nếp sống, một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Đợi tàu để được thấy ánh sáng từ Hà Nội về và cũng là được trở về với vùng sáng ký ức lấp lánh, dịu êm, ngọt ngào của tuổi thơ. Đợi tàu để được cháy lên khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ, táo bạo: khát vọng đổi đời. Bởi vậy, Liên đợi chuyến tàu đêm đi qua không phải để bán được thêm phong diêm hay điếu thuốc mà để thoát khỏi thực tại nhàm chán buồn tẻ, đơn điệu dù chỉ trong khoảnh khắc.

Như vậy, trong hành động tưởng như vô thức ấy lại chứa đựng những ước mơ, những khao khát cao đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng Liên và An vẫn cố thức để đợi chuyến tàu. Vì con tàu như đem một thế giới khác đi qua, chị em Liên lặng lẽ đón đợi tàu với bao xúc cảm vừa bâng khuâng, mơ hồ, vừa hồi hộp, háo hức. Chị em Liên đón đợi chuyến tàu như đón đợi phút giây giao thừa thiêng liêng mỗi khi Tết đến, xuân về. Cậu bé An buồn ngủ, mí mắt sắp sửa rơi mà vẫn còn dặn chị: “Tàu đến, chị gọi em thức dậy nhé!”.

Liên là cô gái nhạy cảm, tâm hồn dễ xao động. Khi An đã ngủ, chị ngồi yên lặng, cảm nhận đêm của quê, cảm nhận bầu trời ngàn sao lấp lánh, ánh sáng đom đóm, hay hoa bàng rụng xuống vai. Chị thấy tâm hồn mình yên tĩnh, có những cảm giác mơ hồ, không hiểu. Dường như cô bé đã hoàn toàn bứt mình ra khỏi cuộc sống mưu sinh cơ cực để đắm vào thế giới thần tiên, mộng mơ.

Nghe tiếng bác Siêu nói như reo lên: “Đèn ghi đã ra kia rồi”. Liên lắng tai nghe, lắng lòng mình để nắm bắt trọn vẹn khoảnh khắc con tàu đi qua. Những làn khói trắng sáng từ đằng xa rồi tiếp đến những tiếng hành khách ồn ã vọng tới, Liên ngay lập tức gọi em dậy để có thể nhìn thấy đoàn tàu rõ hơn. Vẫn như mọi khi cô nhận ngay ra “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Một không gian rực rỡ, huyên náo, sang trọng hiện ra, đó là hình ảnh của cuộc sống sung túc, đẹp đẽ, của một Hà Nội rực sáng mà cô đã từng được sống.

Đoàn tàu rầm rộ, ồn ào khi tới, rồi cũng rầm rộ lao vào đêm tối. Liên cố nhìn theo đóm lửa xanh cho đến khi nó xa dần và khuất vào bóng đêm, đoàn tàu đi để lại niềm tiếc nuối trong lòng. Ở đây, Liên đợi tàu không phải lần đầu tiên, có lẽ từ ngày sống ở phố huyện đêm nào Liên cũng lặng lẽ chờ tàu đi qua, và có lẽ đêm nào trong cô cũng dâng lên những tiếc nuối như vậy. Trong tâm trạng cô bé có sự tương phản rõ rệt giữa hai cuộc sống: cuộc sống đẹp đẽ của ước mơ và cuộc sống nơi phố huyện. Qua đó ta mới thấy được khao khát thay đổi cuộc sống, khát khao đổi đời trong cô mãnh liệt đến thế nào.

Hình ảnh đoàn tàu mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Nó là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà Liên, An cũng như người dân phố huyện đang khao khát hướng đến. Ánh sáng của đoàn tàu khác xa ánh sáng chỉ chiếu sáng “một quầng đất nhỏ” của chị Tý. Nó là ánh sáng của tia chớp rạch lên giữa đêm đen, như ánh sáng chói lòa của ngôi sao chổi vút qua bầu trời rồi mất hút vào đêm tối. Nhưng ánh sáng của đoàn tàu đủ sức soi rọi những phận đời, đánh thức họ, đánh thức cả những khao khát trong họ.

Thông qua hình ảnh đoàn tàu, Thạch Lam đã thể hiện niềm xót thương cho số phận những đứa trẻ và người dân phố huyện. Đồng thời ông cũng trân trọng, đồng tình với những mơ ước đổi đời tha thiết của họ. Liên và An cũng như bao người dân phố huyện khao khát đổi đời, khao khát được lên những chuyến tàu để thoát khỏi thực tại tăm tối, ê chề, lên tàu để đến với thế giới văn minh, thế giới của sung túc, no đủ. Ở đó sẽ không còn bóng tối, thế giới nơi đó sẽ ngập tràn ánh sáng và cuộc sống sẽ đáng sống hơn. Với Liên, con tàu còn đưa Liên trở về tuổi thơ êm đềm, thời quá khứ ngọt ngào của tuổi thần tiên, đồng thời thức dậy trong cô bé, niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

Từ cuộc sống của con người nơi phố huyện, trang văn của Thạch Lam còn rung lên tiếng nói tha thiết có sức lay tỉnh xâu xa trong tâm hồn người đọc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ! Hãy thay đổi cuộc sống bế tắc này. Qua tâm trạng của nhân vật Liên khi chờ tàu, Thạch Lam đã gửi để thông điệp sâu sắc và ý nghĩa đến với người đọc: Vì vậy phải vượt thoát cuộc sống nghèo nàn, tù túng đơn điệu để vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây mới là cuộc sống thực sự của con người. Đồng thời qua đoạn trích cũng thể hiện tài năng bậc thầy của tác giả trong năm bắt và miêu tả tâm lí nhân vật.

Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp miêu tả: miêu tả đoàn tàu khi qua lồng vào đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; miêu tả tâm trạng nhân vật Liên với những nắm bắt tinh tế, nhanh nhạy khi đoàn tàu đi qua phố huyện và mơ ước đổi đời của em cũng như biết bao người. Hình ảnh giàu tính biểu tượng (đoàn tàu) chứa đựng nhiều thông điệp giàu ý nghĩa.

Thạch Lam là một nét riêng, một nét khác biệt không trộn lẫn của văn học lãng mạn. Giữa xã hội Tây Tàu lố lăng, kệch cỡm, văn chương chỉ là mua vui cho tầng lớp thị thành với những câu chuyện ngôn tình thống thiết, bi ai thì Thạch Lam lại hướng ngòi bút của mình đến người lao động nghèo để trân trọng nâng niu những mơ ước khát khao đẹp đẽ của họ. Tình cảm nhân văn ấy được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ qua tâm trạng Liên đang chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn

jun88

Liên hệ telegram @hanievu