/tmp/msrfe.jpg
Nội dung bài viết
Dàn ý:
MB:
– Giới thiệu vài nét về tác phẩm Truyện Kiều: kiệt tác nổi tiếng
– Tuy vậy, bên cạnh đánh giá tích cực, các nhà Nho xưa cũng đã từng nhận định: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” – đây là đánh giá man tính tiêu cực về truyện
– Ý kiến bản thân: Không đồng ý
TB:
1. Giải thích nhận định
– Nhận định ý chỉ, đã là đàn bà trong thiên hạ thì không được học theo hành động của Thúy Kiều
2. Lí do có nhận định trên
– Quan điểm đạo đức Nho giáo cho rằng:
+ Người phụ nữ phải luôn luôn giữ gìn chuẩn mực, tuân theo tam cương ngũ thường, công dung ngôn hạnh
+ Không được làm những hành động đi ngược lại quan điểm đạo Nho
– Các nhà Nho cho rằng Thúy Kiều đã có những hành động không phù hợp chuẩn mực:
+ Tự do yêu đương
+ Chủ động thề nguyền, một mình băng qua đêm tối
+ Là phụ nữ chốn “thanh lâu, thanh y”
+ Không giữ gìn được trinh tiết
+ Trải qua nhiều đời chồng
3. Phân tích điểm không thỏa đáng từ nhận định
– Quan điểm trên phiến diện, sai lầm vì:
+ Ngay trong quan điểm của đạo Nho đã đề cao người quân tử hơn người phụ nữ, đó là một hạn chế
+ Thúy Kiều có hành đông như vậy là bất đắc dĩ, do hoàn cảnh xô đẩy
+ Bản thân nàng là một người con gái tài sắc: lòng hiếu thảo, lòng thủy chung trong tình yêu, ý thức sâu sắc về danh dự, nhân phẩm của mình
+ Hoàn cảnh nàng phải chịu chính do xã hội phong kiến bất công chà đạp người phụ nữ
– Có thể liên hệ phụ nữ hiện đại
KB:
– Khẳng định nhận định trên là phiến diện, sai lầm
– Thúy Kiều chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh và thục chất nàng cũng có rất nhiều điểm đáng quý, đáng trọng
– Khằng định lòng nhân đạo của tác giả
MB
– Giới thiệu hình tượng những con người khổ đau, cô độc trong văn học: Xuất hiện không ít trong lịch sử văn chương Việt Nam: Chị Dậu, lão Hạc, …
– Nhưng có thể, Chí Phèo trong một tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, ta ngỡ ngàng nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người
TB
1. Chí Phèo bản chất là một người nông dân lương thiện
– Chí Phèo vốn là một người nông dân với nhiều phẩm chất tốt đẹp:
+ Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống ⇒ làm ăn chân chính
+ Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn… ⇒ Chí Phèo là một người lương thiện.
+ Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục ⇒ Là người có ý thức về nhân phẩm.
⇒ Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu
– Sau này, khi gặp Thị Nở, sự lương thiện lại một lần nữa quay lại trong Chí:
+ Nhận biết được âm thanh cuộc sống: Tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ
+ Mong muốn được làm hòa với xã hội, mong muốn có một mai ấm gia đình với Thị Nở ⇒ ước muốn giản dị năm xưa quay trở lại với Chí Phèo
⇒ Bản chất con người Chi luôn là một người lương thiện
2. Chí Phèo là một người cô độc
– Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có
– Chí Phèo xuất hiện ngay đầu tác phẩm vơi hành động đã khiến người ta kho chịu: “Hắn vừa đi vừa chửi…” nhưng đằng sau tiếng chửi đó, Chi Phèo hiện lên là người cô độc
– Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên:
+ Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi
+ Đằng sau đó thấy Chí Phèo la nạn nhân ra sức cựa quậy, mong muốn được coi là người bình thường
– Khi thức tỉnh sau khi bị ốm, Chi Phèo cảm nhận và hình dung ra tuổi già của mình với ốm đau và cô độc và nhấn mạnh cô độc là điều đáng sợ hơn cả ⇒ Bản thân Chí Phèo luôn là người cô độc nên mới ợ cô độc đến thế
3. Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch
• Bi kịch bị tha hóa: Sau khi bị Bá Kiến đẩy vào tù, sau khi ra tù:
– Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm” ⇒ Chí Phèo đánh mất nhân hình.
– Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến ⇒ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
– Quá trình tha hóa của Chi Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Ba Kiến
⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực
• Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
– Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo ⇒ định kiến của xã hội .
– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.
– Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người
⇒ Chí Phèo là tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội cũ bị chèn ép, đẩy vào bươc đường cùng
KB
– Khái quát những nét tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo
– Khẳng định dù thời gian có trôi qua, hình tượng nhân vật Chí Phèo và tác phẩm cùng tên sẽ vẫn luôn sống mãi trong lòng độc giả: “Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách, vẫn ngày ngày vật lộn giữa trần ai” (Nguyễn Đức Mậu)
MB:
– Khái quát chung về tác phẩm Chữ người tử tù: Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân, được in trong tập Vang bóng một thời (1940)
– Trong tác phẩm, thái độ của nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục là minh chứng cho thiên lương và tấm lòng cao cả của Huấn Cao
TB:
1. Khái quát chung về hoàn cảnh, tình huống truyện
+ Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.
⇒ Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
– Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :
⇒ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, tại đây diễn ra sự chuyển biến tâm lí nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục
2. Sự chuyển biến tâm lí của nhân vật Huấn Cao đối vói viên quản ngục
– Sự chuyển biến tâm lí của nhân vật Huấn Cao được thể hiện rõ nét thông qua hai giai đoạn
– Thời điểm ban đầu: Viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao, nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh bạc
+ Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
+ Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
+ Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”
⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
+ Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.
⇒ Không khuất phục trước cường quyền.
⇒ khí phách của một người anh hùng.
– Thời điểm sau: Huấn Cao cảm “tấm lòng biệt nhõn liên tài”, viết chữ tặng quản ngục và nói lời tâm huyết
+ Khi nhận ra tấm lòng quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ ⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
– Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”
⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
⇒ Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
– Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương
KB:
– Khẳng định hai thái độ tuy khác nhau nhưng đều hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh và nhân cách nhân vật Huấn Cao
– Đây là nhân vật trung tâm để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc