/tmp/wiitl.jpg Câu hỏi ôn tập bài Đập đá ở Côn Lôn chọn lọc - Giáo dục trung học Đồng Nai

Câu hỏi ôn tập bài Đập đá ở Côn Lôn chọn lọc


Câu hỏi ôn tập bài Đập đá ở Côn Lôn chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đập đá ở Côn Lôn này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Câu hỏi: Công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là được thể hiện như thế nào? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)

Trả lời:

– Không gian: Côn Lôn, cái tên đảo ấy từ lâu đã gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng: nơi lưu đày ấy là nơi một đi khó có ngày trở lại, ở đó là lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…

– Điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt

– Đặc điểm công việc: công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, khiến nhiều người kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.

Câu hỏi: Bốn câu thơ đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” gợi lên những lớp ý nghĩa nào?

Trả lời:

Bốn câu thơ có 2 tầng nghĩa:

– Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.

Xem thêm:  Hai đứa trẻ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

– Tầng nghĩa thứ hai (Lớp nghĩa tưởng tượng): quan trọng hơn, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.

Câu hỏi: Phân tích giọng điệu, hình ảnh trong bốn câu đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” để thấy được tâm tư, khí phách của tác giả.

Trả lời:

– Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.

– Nghệ thuật: Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mền “bạch diện thư sinh” ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.

– Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống.

– Qua những câu thơ trên, dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời.

Câu hỏi: Bốn câu thơ cuối bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” bộc lộ cảm xúc suy nghĩ gì?

Trả lời:

Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.

– Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man có đến độ biến thân phận người tù như mảnh sành hòn sỏi đi chăng nữa, thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí.

Xem thêm:  Tóm tắt: Thánh Gióng ngắn nhất

– Hai câu thơ kết thể hiện ý chí sắt đá của người chí sĩ. “Gian nan chi kể việc cỏn con” ngầm ví sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra để làm cho người chí sĩ sờn lòng nản chí chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là những việc tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt.

– Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

Câu hỏi: Phương thức biếu đạt được sử dụng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là gì?

Trả lời:

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự

Câu hỏi: Nội dung chính của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” thể hiện là gì?

Trả lời:

– “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh kể về việc đập đá- công việc khổ sai người tù phải làm- làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy . Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta.

Câu hỏi: Khi đọc bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” ta cần chú ý tới những giọng điệu như thế nào?

Trả lời:

– Đọc với giọng hùng hồn, dõng dạc, rõ ràng.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”.

Trả lời:

– Nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh. Dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí

Xem thêm:  Tả cái trống trường em năm 2021

– Nghệ thuật

+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá

+ Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.

+ Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.

Câu hỏi: Qua cả hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

– Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.

– Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.

– Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không

– Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

– Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu