/tmp/ooxje.jpg
Đề 1:
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng.
2. Thân bài:
– Hiện trạng vấn đề: Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt cuộc sống.
– Ý nghĩa vấn đề: Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa to lớn đối với toàn xã hội.
– Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan:
• thiếu hiểu biết về luật giao thông
• ý thức kém khi tham gia giao thông: không đội mũ bảo hiểm, lượn lách, lấn làn đường…
• làm chủ phương tiện giao thông khi say xỉn, không tinh táo
+ Nguyên nhân khách quan:
• Đường xá giao thông còn nhiều bất cập
• Luật giao thông đối với xử lí người vi phạm còn nhẹ
– Giải pháp:
+ Cá nhân: Học luật giao thông, chủ động tham gia giao thông an toàn
+ Nhà trường:
• Tổ chức những buổi học luật
• Thực hành giao thông; xử lí những vi phạm khi học sinh vi phạm
• Liên kết với gia đình, xã hội để quản lí vấn đề tham gia giao thông của học sinh.
+ Xã hội:
• Xử lí nghiêm với những trường hợp vi phạm
• Bộ luật giao thông cụ thể, phổ biến tới toàn dân.
• Đừng xá, phương tiện giao thông được nâng cấp.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức: Chấp hành luật an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông.
+ Hành động: Tích cực tham gia các hoạt động an toàn giao thông do Đoàn trường tổ chức, chấp hành nghiêm luật giao thông…
3. Kết bài: Khẳng định, mở rộng vấn đề.
Đề 2:
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng.
2. Thân bài:
– Hiện trạng: Hiện nay, những ” mái ấm tình thương” đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
– Nguyên nhân trẻ em lang thang, cơ nhỡ:
• Do cha mẹ bỏ rơi, mồ côi, nghè…
• Không họ hàng thân thích, phải tự kiếm sống.
• Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con.
• Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
– Ý nghĩa cao đẹp:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách… biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
– Các tổ chức tiêu biểu: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)…
– Hậu quả:
• Không được dạy dỗ, học hành, kém hiểu biết nên: cướp giật, hút chích, nghiện ngập…
• Một số sống bằng các nghề: bán báo, đánh giày, rửa chén, ăn xin…
– Giải pháp:
• Thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào mái ấm tình thương để nuôi dạy và giúp đỡ các em nên người là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng vàng, đầy vị tha, kiên nhẫn, giàu đức hy sinh (họ giúp các em học nghề, học chữ và nhân phẩm cần thiết của mỗi con người) học sinh lấy dẫn chứng minh hoạ.
• Kêu gọi những nhà thiện nguyện giúp đỡ những trẻ em cơ nhỡ.
• Phê phán những hành vi ngược đãi trẻ em, thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm (dẫn chứng).
• Bản thân học sinh: Quyên góp sách vỡ, quần áo, quà bánh, tiền… cho trẻ em tàn tật, lang thang, kêu gọi những nghĩa cử cao đẹp, nhà hảo tâm hãy đóng góp hơn nữa về vật chất lẫn tinh thần để giúp đỡ các em.
3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của hiện tượng.
Đề 3:
1. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng
2. Thân bài:
– Hiện trạng: Những tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đang là vấn đề nhức nhối.
– Phân tích:
+ Nói “không” với tiêu cực trong thi cử:
• Phía học sinh: quay cóp, sao chép,..
• Phía giáo viên: cho biết trước đề, chữa đề trước
+ Nói “không” với bệnh thành tích trong giáo dục:
• Phía học sinh: học không ra gì mà có điểm tổng kết cao, giấy khen..
• Phía phụ huynh: chỉ mong con có thành tích học tập nổi bật chứ không quan tâm tới thực chất việc học của con
• Phía giáo viên: áp lực về thành tích, cho điểm số lỏng lẻo, không đánh giá thực chất quá trình học của các em.
– Nguyên nhân:
+ Do xã hội chỉ nhìn vào tấm bằng, giấy khen chưa thực sự quan tâm đến năng lực làm việc thực sự.
+ Do áp lực nhiều phía: phụ huynh áp lực lên giáo viên, nhà trường áp lực lên giáo viên, giáo viên áp lực lên học sinh.. khiến cho quá trình học tập chỉ mang nặng điểm số.
– Giải pháp:
+ Từ phía học sinh: xác định mục tiêu rõ ràng khi đến trường.
+ Phía phụ huynh: không nên đặt áp lực điểm số đến con cái, hiểu và tôn trọng những năng lực của con, không phải chỉ là học giỏi là trở thành con người tốt.
+ Phía giáo viên: đánh giá đúng năng lực học sinh, khuyến khích những cá tính, sáng tạo khác biệt ở học sinh.
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.