/tmp/vvclk.jpg Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân năm 2021


Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân năm 2021

Bài văn Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân gồm dàn ý chi tiết, 3 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 7.

Bài văn mẫu 1

   Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề trồng cây. Với tầm nhìn xa trông rộng Bác nhìn nhận đúng đắn vai trò của cây cối đối với cuộc sống của con người. Chính vì thế mùa xuân năm 1960 Bác Hồ đã phát động nhân dân ngày lễ trồng cây để đẩy mạnh phong trào giữ gìn và phát triển màu xanh của đất nước:

   “Mùa xuân là tết trồng cây

   Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

   Lời dạy này của Bác cho đến ngày nay vẫn ngời sáng. Không biết tự khi nào nó đã trở thành nếp sống, là nét đẹp văn hóa truyền thống hằng năm của nhân dân ta khắp mọi miền tổ quốc.

   Để thấm nhuần lời dạy của Bác, trước hết ta cần hiểu nội dung của câu nói ấy. Mùa xuân là mùa khởi đầu trong một năm, hơi xuân ấm áp với những cơn mưa phùn phảng phất đem đến sự sống và sinh sôi cho muôn loài. Vì thế, Bác xem đây là thời điểm thích hợp nhất để phát động phong trào trồng cây. Không chỉ vậy Bác còn gọi đó là những ngày tết của dân tộc để thấy không khí vui tươi, sôi động, náo nức của hoạt động trồng cây trong dịp xuân về. Đến câu thứ hai, Người trực tiếp khẳng định vai trò của việc trồng cây đối với đất nước. Hình ảnh ẩn dụ “càng ngày càng xuân” để nói về sức sống, sự tươi trẻ, phát triển lâu bền của dân tộc. Dưới con mắt của một vị lãnh tụ, Hồ Chủ Tịch đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của việc trồng cây trong việc làm nên mùa xuân của đất nước.

   Tầm nhìn của Bác có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, phục vụ đắc lực cho cuộc sống của chúng ta. Hệ thống cây xanh giúp làm sạch không khí, ngăn chặn hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Cơ sở hạ tầng, giao thông đường phố nhờ có cây xanh cũng trở nên dịu mát hơn, giảm thiểu đáng kể lượng khí độc hại từ các phương tiện xe cộ phát tán ra môi trường. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng lớn trong việc đối phó với thiên tai, những diễn biến thất thường của thời tiết, bảo vệ đất và nguồn nước ngầm. Không chỉ vậy cây xanh còn có tác dụng làm giảm căng thẳng cuộc sống, giúp con người thư thái sau những phút giây làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó cây cối còn có giá trị về mặt kinh tế, cung cấp cho con người nguồn lợi to lớn về gỗ trong sản xuất và tiêu dùng. Với những vai trò của mình, có thể khẳng định việc trồng cây có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người và xã hội. Mùa xuân của đất nước được tạo nên chính bởi màu xanh của môi trường do cây cối mang lại. Lời khuyên của Bác luôn đúng đắn và sâu sắc cả cho hôm nay và cả muôn đời sau.

   Thực hiện lời dạy của Người, mùa xuân hằng năm nhân dân trên khắp mọi miền tổ quốc đều nô nức phấn khởi tham gia tết trồng cây. Từ những thành phố đông đúc phồn tạp cây xanh cũng được trồng rộng khắp. Hình ảnh của những hệ thống giao thông môi trường với bao hàng cây trên các tuyến phố không còn xa lạ trong mắt chúng ta, nó vừa tạo nên cảnh quan đẹp mắt vừa có thể thanh lọc môi trường. Đến vùng đồng bằng nông thôn, cây xanh cũng phủ bóng ở khắp các xóm giềng. Đặc biệt ở miền núi người dân ra sức trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Màu xanh cây lá từ lâu đã trở thành sắc màu quen thuộc mà thiêng liêng của mỗi tấc đất nơi đây.

Xem thêm:  Cảm nhận đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi năm 2021

   Thử hình dung một ngày không có cây xanh, con người sẽ trở nên héo úa, khô cằn, không khí bụi bặm, khí hậu nóng bức thiên tai thường xuyên xảy ra. Rồi đất nước này, xã hội này sẽ đi về đâu nếu giả thiết đáng buồn ấy trở thành sự thật. Nhận thức được điều ấy, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng yêu thương và bảo vệ màu xanh của thiên nhiên. Lên án phê phán gay gắt những hành động vì trục lợi cá nhân mà đi ngược lại lợi ích cộng đồng phá hoại cây cối, hủy diệt môi trường. Bằng hành động thiết thực, mỗi người hãy chung tay để làm xanh sạch môi trường sống, bắt đầu từ việc làm đơn giản nhất đó là trồng cây. Ở những cơ quan, trường học như một hoạt động thường niên, mỗi dịp khai xuân đều không thể thiếu hoạt động trồng cây. Phong trào ấy được phổ biến rộng rãi vừa là cách giáo dục tuyên truyền cho mọi người về ý nghĩa của tết trồng cây, vừa là dịp để mỗi chúng ta tự tay thắp lên màu xanh cho tổ quốc.

   Trong suốt cuộc đời của mình, chưa bao giờ Bác thôi trăn trở việc giữ gìn màu xanh cho tổ quốc. Lời khuyên cũng là lời dạy bảo của Bác trong việc tích cực trồng cây để làm đẹp và làm giàu cho tổ quốc sẽ mãi được con cháu đời sau tiếp thu và thực hiện.

Bài văn mẫu 2

   Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mở đầu cho năm mới với bao điều tốt lành. Thời tiết ấm áp khiến cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, tỏa hương. Đâu đâu cũng ríu rít tiếng chim, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ tràn đầy sức sống. Vì thế, mùa xuân được coi là mùa sinh sôi phát triển nhất trong năm.

   Sinh thời, Bác Hồ phát động nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Năm 1960, Bác viết hai câu thơ:

   Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

   Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân.

   Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trông cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết… (Vui như Tết). Bác đem lại cho phong trào không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.

   Ở câu thơ thứ hai, Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây là Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân ở câu thơ này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu. Nó không còn là tên của một mùa trong năm (danh từ) mà đã chuyển thành tính từ chỉ sự tươi trẻ và sức sống tràn đầy của đất nước đang trên đường phát triển.

   Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ tới màu xanh mơn mởn của cỏ cây, hoa lá. Màu xanh ấy mang đến vẻ đẹp tươi mát, trù phú cho đường phố, làng quê. Nếu nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ được bao phủ trong một màu xanh bất tận.

   Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường thì có thể ví cây xanh là lá phổi thiên nhiên kì diệu làm nhiệm vụ hút lọc khí thải, cung cấp khí oxi để duy trì sự sống cho muôn loài, làm trong sạch môi trường quanh ta.

   Khí hậu Việt Nam cũng có lúc thất thường. Vào mùa mưa lũ nếu không có những cánh rừng như những bức tường thành vững chắc ngăn gió bão, lụt lội thì biết bao nhà cửa, ruộng vườn sẽ bị cuốn trôi, bao thành quả lao động bị phá hủy… Lũ lụt sẽ gây ra những thảm họa ghê gơm khôn lường.

Xem thêm:  Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước

   Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên. Đất nước xanh tươi, con người khỏe mạnh… là cơ sở vững chắc để chúng ta học tập, lao động và sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường sống là vấn đề cấp thiết được nhân loại đặt lên hàng đầu. Hơn bốn chục năm trước, Bác Hồ đã quan tâm đến điều này bằng việc hô hào toàn dân tham gia Tết trồng cây . Bác quả là vị lãnh tụ cách mạng sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

   Mùa xuân này cũng như bao mùa xuân trước, ở khắp mọi miền đất nước, nhân dân ta nô nức tham gia phong trào Tết trồng cây. Mấy năm trở lại đây, nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân đã động viên mọi người nỗ lực chăm sóc, bảo vệ rừng và trông thêm cây mới, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở các vùng ven thành phố, phong trào lập trang trại trồng hoa, trồng rau, trồng cây ăn quả ngày càng phát triển. Cây xanh ở thủ đô Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minhvà các tỉnh thành khác luôn được chăm sóc chu đáo bởi bàn tay của các cô chú công nhân và ý thức bảo vệ của người dân.

   Việc gìn giữ khu vườn nguyên sinh, rừng đầu nguồn và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc chặt phá cây rừng bừa bãi đã trở thành mối quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ.

   Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nhân dân ta đã trồng được thêm nhiều rừng cây mới ở miền núi, trung du; tạo ra nhiều công viên xanh trong lòng đô thị. Nếu mỗi người tự giác đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc phủ xanh đất nước thì chúng ta sẽ được sống trong môi trường xanh-sạch-đẹp. Năm nào trường em cũng tổ chức Tết trồng cây xanh nên cây xanh tỏa bóng mát khắp sân trường. Dưới bóng cây râm mát, chúng em thỏa thích vui chơi. Những mệt mỏi và căng thẳng trong giờ học hầu như tan biến hết, tâm hồn trẻ thơ lại lâng lâng, thanh thản.

   Hiện nay, điều đáng buồn là vẫn còn có một số người đi ngược lại lợi ích chung. Họ chỉ biết cái lợi của cá nhân mà không cần biết đến cái thiệt hại của cộng đồng cho nên môi trường bị hủy hoại nghiên trọng vì khí thải công nghiệp, vì rừng phòng hộ bị chặt phá và đốt cháy quá nhiều. Vì thế lời Bác Hồ dạy hơn bốn mươi năm trước giờ đây lại càng tỏ rõ ý nghĩa thiết thực và quý báu.

Bài văn mẫu 3

   Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình, Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy ngày càng được nhân rộng.

   Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm Canh Tý), Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng cây hai bên đường và trên các bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và hỏi: “Các chú có thấy khó chịu không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có khoảng cách để sống và phát triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”.

   Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”.

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học ngắn nhất

   Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam, Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

   Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.

   Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.

   Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.

   Ngoài ra: Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là sự nghiệp trồng cây, trồng người: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.

    “Muốn làm nhà cửa tốt

    Phải ra sức trồng cây

    Chúng ta chuẩn bị từ nay

    Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha”

   Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trào Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.

    “Mùa xuân là Tết trồng cây

    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

   Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự mình trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.

   Xã hội hiện đại là xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn… ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành… đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: “Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây” thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu