/tmp/ihlcu.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Giới thiệu chung về tác giả Chế Lan Viên và thi phẩm Con cò
+ Chế Lan Viên là nhà thơ người Quảng Trị, ông nổi tiếng với phong trào Thơ mới bởi tập thơ để lại dấu ấn: Điêu tàn (1937)
+ Con cò là bài thơ được sáng tác 1962, được in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão ( 1962)
+ Khai thác hình tượng con cò trong ca dao, dân ca, lời hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời con người
1. Phân tích ý nghĩa biểu tượng con cò
* Hình tượng con cò qua lời ru từ tuổi thơ
– Hình ảnh con cò ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ nông dân vất vả giàu đức hi sinh
+ Hình ảnh con cò được gợi trực tiếp từ những câu ca dao được dùng làm lời hát ru:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
+ Hình ảnh con cò gợi lên cuộc sống xưa cũ từ làng quê đến phố xá, bình dị, ít biến động
– Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ: hình ảnh con cò vất vả, lam lũ trong ca dao
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Hay:
Cái cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
→ Hình ảnh của người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả nuôi chồng con, con cò trở thành biểu tượng của những người nông dân cực khổ, vất vả. Hình ảnh con cò đi vào thế giới tâm hồn của đứa con
* Con cò gần gũi, thân thiết với đứa con qua lời ru dịu dàng, ngọt ngào
– Từ rời ru của mẹ, con cò bước ra làm quen với đứa con thơ, rồi cò trở thành người bạn thân thiết
– Cò gắn bó với con từ lúc thơ ấu khi ở trong nôi,khi tới trường tới lúc trưởng thành:
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
→ Cò trở thành người bạn đồng hành thân thiết, cánh cò không ngừng nghỉ bay qua không gian và thời gian, bay theo từng ước mơ – khao khát của con
* Hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng nhân hậu bao la của mẹ dành cho cuộc đời con
– Từ sự thấu hiểu tấm lòng của người mẹ, nhà thơ tự đúc kết và khái quát nội dung tình cảm
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
– Câu thơ chứa đầy tình yêu thương, triết lý, khẳng định tình mẫu tử bền chặt son sắc (thông qua điệp từ “dù” và “vẫn”)
– Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng và lời ru đúc kết trong hình tượng
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Chỉ với hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ mà vẫn chứa bao bài học về cuộc đời cũng như tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con sâu lắng qua âm điệu thiết tha của những lời ru.
2. Nghệ thuật của bài thơ
– Thể thơ tự do nhưng mang dáng dấp của thơ lục bát giàu cảm xúc, nhịp điệu
– Bài thơ mang âm điệu dân ca, sâu lắng, ngọt ngào như một điệu ru ấm áp
– Sự sáng tạo hình ảnh, biểu tượng gần gũi thân thuộc vẫn có khả năng hàm chứa ý nghĩa mới
Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên gợi nhắc điệu hát ru ấm áp, thân thương vận dụng sáng tạo nhịp điệu, lời ca của dân ca
– Bài thơ là sự khẳng định, ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người từ trung tâm hình tượng con cò được gợi ra trong những câu ca dao quen thuộc.