/tmp/kiyla.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Con hổ có nghĩa
– Phần 1 (từ đầu đến “qua được”): nội dung câu chuyện liên quan đến con hổ thứ nhất.
– Phần 2 (còn lại): nội dung câu chuyện liên quan đến câu chuyện thứ hai.
Câu 1 (trang 144 sgk Văn 6 Tập 1):
– Văn bản này thuộc thể loại văn tự sự trung đại.
– Truyện gồm 2 đoạn:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến “qua được”): nội dung câu chuyện liên quan đến con hổ thứ nhất.
+ Đoạn 2 (còn lại): nội dung câu chuyện liên quan đến con hổ thứ 2.
Câu 2 (trang 144 sgk Văn 6 Tập 1):
– Biện pháp cơ bản của văn bản này là:
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa. Như vậy, con hổ xuất hiện trong truyện không chỉ là một nhân vật mang những phẩm chất tình nghĩa như những con người thực thụ.
– Câu chuyện có nhan đề là “Con hổ có nghĩa” vì:
+ Tác giả muốn gửi gắm quan niệm, thông điệp ý nghĩa và đầy nhân văn đến độc giả.
+ Con hổ là một loại vật được xem là chúa sơn lâm của rừng, được biết đến là con vật hung dữ nhưng trong câu chuyện này thì con hổ lại trái ngược hoàn toàn với những điều này.
+ Ngoài ra, với nhan đề này, tác giả mong muốn nhấn mạnh đến tình nghĩa ở những con vật tưởng chừng như luôn hung dữ, sống bằng bản năng. Từ đó, mong muốn con người sống với nhau tình cảm, có tình nghĩa hơn.
Câu 3 (trang 144 sgk Văn 6 Tập 1):
– Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần:
+ Đến cõng bà đỡ Trần đi vào một khu rừng rậm.
+ Nhờ bà đỡ đẻ cho con hổ cái.
+ Hổ trả ơn bà một cục bạc.
– Con hổ thứ hai với bác Tiều:
+ Con hổ bị hóc xương.
+ Bác Tiều thò tay vào miệng hổ để móc xương ra.
+ Con hổ đã đem nai đến khi bác còn sống.
+ Đem dê, lợn đến khi bác mất trong những dịp giỗ bác.
– Chi tiết mà em cảm thấy thú vị nhất chính là cả hai con hổ đều biết trả ơn những người đã giúp đỡ mình.
– Chuyện con hổ với bác Tiều so với chuyện con hổ với bà Trần đã có thêm một ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó là: đền ơn một cách thường xuyên. Điều đó thể hiện tấm lòng chung thủy, bền vững.
Câu 4 (trang 144 sgk Văn 6 Tập 1):
– Câu chuyện đề cao giá trị đạo đức làm người. Mỗi người sống cần phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
Câu chuyện về chú chó trung thành ở Nhật Bản
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con vì thế ông coi Hachiko như con ruột. Ngày ngày, cứ mỗi sáng là Hachiko đưa ông đến nhà ga để ông lên tàu đi làm. Hachiko không được phép theo giáo sư đến đại học Tokyo. Khi chiều đến, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang giảng bài trên giảng đường và mãi mãi không trở về nữa. Còn Hachiko, như mọi ngày nó vẫn đến bến tàu để đợi ông. Đợi mãi không thấy chủ về, nhưng chú vẫn không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi đầy kiên nhẫn. Và chú đã linh cảm rằng có chuyện đã xảy ra, nhưng nó vẫn kiên nhẫn đợi chủ nhân của mình vào lúc ba giờ chiều. Một thời gian sau, những người xung quang bắt đầu để ý đến sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân của mình. Lần lượt, từng người ở xung quanh nhà ga đã đem cơm đền cho Hachiko ăn. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan tỏa khắp nơi. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, có một sinh viên của giáo sư đã viết một bài báo kể về chuyện cảm động này. Cùng từ Hachiko mà người Nhật mới có thêm từ mới là Chuken – chú chó nhỏ trung thành.
Từ câu chuyện này và những câu chuyện liên quan đến những loài vật có nghĩa đã mang lại cho em nhiều suy nghĩ. Bởi lẽ, trước đây tôi luôn nghĩ chúng chỉ là những loài vật sống theo bản năng. Nhưng không hề, khi chúng được con người chăm sóc thì giữa chúng và con người sẽ nảy sinh tình cảm hết sức cao đẹp.